Kết cấu đề tài

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing mix của dịch vụ Ăn uống tại phúc long coffee and tea (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETINNG MIX CỦA DỊCH

6. Kết cấu đề tài

Đề tài gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Giới thiệu tổng quan sản phẩm và dịch vụ của Công ty TNHH sản xuất thương mại Phúc Long

Chương 3: Phân tích chiến lược Marketing Mix của dịch vụ ăn uống Phúc Long Coffee and Tea.

7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Môi trường kinh doanh

“Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù qui mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động. 

Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ hoặc là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại là tiêu cực cho kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ.” (Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân).

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chính là tổng hợp tất cả yếu tố, điều kiện chủ quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Các yếu tố, điều kiện này ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ và chiều khác nhau.

Trong đó môi trường bên ngoài gồm:

Môi trường vi mô là môi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Các nhân tố ấy đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lực và kết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô là môi trường trong đó, các yếu tố là những nguồn lực, thể chế bên ngoài có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp và các yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.

1.2 Chiến lược Marketing Mix

9

Marketing mix là một công cụ kết hợp nhiều hoạt động và các kỷ thuật marketing khác nhau giúp doanh nghiệp có thể mang đến những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, với mức giá trong khả năng của họ, trên một kênh phân phối có thể tiếp cận họ và các chiến dịch quảng bá và truyền thông phù hợp với thị hiếu của họ.

Product (sản phẩm/dịch vụ): là những gì doanh nghiệp, tổ chức cung cấp trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ở đây, chúng ta có thể gọi sản phẩm/dịch vụ bằng một thuật ngữ khác chính xác hơn là Marketing offerings.

Price (giá cả): Giá để mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp hay chi phí mà một khách hàng phải trả để sở hữu sản phầm (dịch vụ) đó.

Place (Phân phối): Nơi, phương tiện, cách thức mà khách hàng có thể liên hệ để mua và nhận sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. VD: Mua tại cửa hàng, siêu thị, đặt hàng website trực tuyến, gọi điện đặt hàng...

Promotion: Tất cả các hoạt động quảng bá, truyền thông nhằm mục đích lan truyền thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ.... (có thể gọi chung là thông điệp Marketing) đến khách hàng mục tiêu, cũng như thúc đẩy quá trình bán hàng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1.3 Tầm quan trọng của chiến lược Marketing Mix

Hiểu được tầm quan trọng của chiến thuật marketing mix chính là cánh cửa mở ra hướng đi phù hợp với doanh nghiệp. Sau đây là những giá trị mà mô hình này mang lại:

Cung cấp dữ liệu để phân bổ tài nguyên: Sự phân bổ nguồn lực và tài nguyên bao gồm con người và tài chính là một trong những nhiệm vụ đảm bảo mang lại sự thành công cho marketing. Nguồn lực này phụ thuộc khá nhiều vào mô hình marketing mix và giúp tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức độ hài lòng của khách hàng.

11

Phân bố dữ liệu: Marketing mix mang lại cho doanh nghiệp sự chuyên môn hoá. Vì vậy, mọi thành viên thuộc doanh nghiệp đều được phân bố dữ liệu và chia nhỏ công việc để đảm bảo tính thuận tiện và thông minh nhất có thể.

Tạo cơ hội xúc tiến thương mại: Không chỉ là những giải pháp với mục đích hỗ trợ các chính sách về sản phẩm, giá hay nhà phân phối, marketing mix còn tạo ra những cơ hội xúc tiến thương mại giúp tăng cường được hiệu quả của những chính sách đó. Tức là, nhờ có lợi ích xúc tiến thương mại của marketing mix mà doanh nghiệp tạo được ưu thế và sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing mix của dịch vụ Ăn uống tại phúc long coffee and tea (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w