Phân tích môi trường kinh doanh của Phúc Long

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing mix của dịch vụ Ăn uống tại phúc long coffee and tea (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA

2.4. Phân tích môi trường kinh doanh của Phúc Long

2.4.1. Môi trường vĩ mô

2.4.1.1. Yếu tố chính trị:

Hệ thống pháp luật dù đang được cải thiện, nhưng các ngành trà và cà phê vẫn còn sự kiểm soát khá chặt chẽ từ Nhà nước, thủ tục còn phức tạp, do đó các doanh nghiệp nước ngoài còn e ngại khi đầu tư vào ngành trà, cà phê tại Việt Nam.

Các quy định về thuế tại Việt Nam chưa ổn định, ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng giá của sản phẩm, khiến khách hàng phải cân nhắc nhiều về quyết định mua hàng tại Phúc Long

2.4.1.2. Môi trường kinh tế:

33

Do Việt Nam đang đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, nên thị trường đồ uống đang mở ra nhiều đối thủ cạnh tranh ngoại nhập như Starbucks, The Coffee Bean &

Tea Leaf, … Phúc Long cần phải cải biến sản phẩm để vừa mang đậm nét truyền thống, vừa phù hợp với du khách quốc tế thì mới có thể cạnh tranh được với các chuổi cửa hàng đồ uống hiện tại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn khá chậm, tuy nhiên lại thuộc một số ít nhóm nước giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương khi ảnh hưởng của đại dịch covid 19 năm 2020. Tỷ lệ lạm phát còn cao, vẫn là một nước nhập siêu và hiệu quả đầu tư còn thấp. Do đó các doanh nghiệp về trà và cà phê xuất khẩu tại Việt Namcòn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về huy động nguồn vốn.

2.4.1.3. Công nghệ kỹ thuật:

Trình độ khoa học, công nghệ tại Việt Nam vẫn còn kém phát triển với các nước khác, các loại máy móc và dây chuyền sản xuất tại Phúc Long phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài nên tốn kém chi phí, kể cả chi phí bảo dưỡng sửa chửa.

Quy trình sản xuất còn thụ động, không thể cải biến sản phẩm, do đó nhiều sản phẩm Phúc Long khả năng cạnh tranh thấp.

2.4.1.4. Dân số:

Việt Nam có khoảng 85 triệu người, mật độ dân số cao, đạt 258 người /km2, gấp 5 lần mật độ chung của thế giới, tại các thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội thì mật độ dân số càng cao.Cơ cấu dân số trẻ đã tạo nguồn nhân lực dồi dào (64.5% dân số đang trong độ tuổi lao động). Do đó, Phúc Long có thể tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, khả năng sáng tạo cao và xây dựng các chiến lược quảng bá thương hiệu tại các thành phố lớn.

2.4.1.5. Văn hóa:

Việt Nam vốn là quốc gia mang đậm chất truyền thống, nổi tiếp với trà và cà phê với gu thưởng thức tinh tế. Nhưng lại có nhiều sự khác biệt trong gu thưởng thức của từng vùng miền. Nên Phúc Long có thể tận dụng điều này nghiên cứu phát triển các sản phẩm trà và cà phê mang hương vị mới lạ, nhưng mạng đậm chất truyền thống.

35

Ngày nay, sự giao thoa về văn hóa tại Việt Nam, giới trẻ đón nhận nhiều sản phẩm trà cà phê ngoại nhập hơn. Các sản phẩm của Phúc Long cần có sự thay đổi về hương vị để cạnh tranh với thương hiệu ngoại.

2.4.2. Môi trường vi mô

2.4.2.1. Khách hàng:

Phúc Long không có đối tượng khách hàng cụ thể mà chỉ hướng đến sự đa dạng đối tượng khách hàng, từ học sinh, sinh viên đến khi người đi làm, doanh nhân và du khách nước ngoài. Các khách hàng của Phúc Long đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, khẩu vị và hiệu quả đối với sức khỏe của các sản phẩm Phúc Long.

Bên cạnh đó khách hàng cũng quan tâm đến chất lượng phục vụ và hình thức bên ngoài của cữa hàng, do đó Phúc Long có 2 loại cửa hàng hướng đến 2 nhóm đối tượng khác nhau:

Một là, cửa hàng theo hướng Take away express cho đối tượng khách hàng bình dân với mức giá phải chăng, phù hợp với túi tiền của sinh viên và người lao động.

Hai là, cửa hàng theo hướng Take away house điển hình ở Trung tâm thương mại Crescent Mall, vivo city quận 7 và Aeon Mall Bình Dương, cho đối tượng khách hàng cao cấp hơn, phục vụ khách hàng với không gian đẳng cấp hơn, có nhiều mô hình mới lạ như Phúc Long e-office và giá thực phẩm, đồ uống cao hơn.

2.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh:

Phúc Long hiện có 3 đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực dịch vụ cửa hàng đồ uống:

Highlands Coffee: tính đến thời điểm hiện tại, đây là thương hiệu café lớn nhất đã liên tục đồng hành cùng văn hóa uống cà phê của người Việt Nam trong 20 năm. Có tổng cộng hơn 180 chuỗi cửa hàng tại Việt Nam. Highlands Coffee liên tục duy trì mức doanh thu dẫn đầu (đạt 2.199 tỷ đồng năm 2019) và được xem là thương hiệu đứng vững chắc và thành công nhất tại thị trường Việt Nam.

Starbucks: là chuỗi cà phê ngoại, có hơn 7 năm xâm nhập vào thị trường Việt Nam với hơn 60 cửa hàng. Có kinh nghiệm kinh doanh các cửa hàng đa quốc gia (có hơn 330 cửa hàng tại Thái Lan, 320 cửa hàng ở Indonesia và 190 cửa hàng

37

tại Malaysia) Năm 2019, Starbucks đạt doanh thu 783 tỷ đồng, đứng thứ ba trong xếp dạng doanh thu các chuỗi cafe lớn.

The Coffee House: Chỉ trong 6 năm thành lập, The coffee House đã trở thành thương hiệu có tên tuổi trong ngành F&B, đồng thời là chuỗi đồ uống có tốc độ tăng trưởng cao nhất, hướng mạnh đến phân khúc khách hàng trẻ, thành công trong việc xây dựng mô hình kinh doanh chuỗi đồ uống cùng ứng dụng công nghệ vào quản lý.

Năm 2019, the Coffee House có doanh thu đạt 863 tỷ đồng, đứng thứ hai trong xếp hạng doanh thu các chuỗi cafe lớn.

2.4.2.3. Đơn vị cung ứng:

Phúc Long kinh doanh các sản phẩm chính từ trà và cà phê, có nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào từ cao nguyên Lâm Đồng và Bảo Lộc, do sở hữu 2 đồi chè và 2 nhà máy sản xuất và chế biến nên Phúc Long không bị động về nguyên liệu, giảm nguy cơ từ nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing mix của dịch vụ Ăn uống tại phúc long coffee and tea (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w