Những khó khăn thách thức của Phúc Long

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing mix của dịch vụ Ăn uống tại phúc long coffee and tea (Trang 85 - 92)

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA

3.2 Những khó khăn thách thức của Phúc Long

Hiện nay Công ty TNHH Sản xuất thương mại Phúc Long gặp 3 khó khăn chính sau:

Công nghệ kỹ thuật còn kém phát triển:

57

Như đã đề cập ở môi trường kinh doanh Phúc Long, trình độ công nghệ kỹ thuật ở Việt Nam còn kém phát triển so với nhiều nước trên thế giới. Phúc Long không còn là tiên phong trong việc áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại và máy móc tiên tiến nữa. Phúc Long phải đầu tư nhiều chi phí để mua máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài thì mới có thể đáp ứng nguồn cung ứng cho thị trường trong nước và quốc tế.

Và mỗi khi dây chuyền sản xuất hoặc máy móc bị trục trặc, Phúc Long chẳng những phải chi một khoản tiền lớn để mời chuyên gia nước ngoài sửa chửa và khắc phục hậu quả mà còn làm ngừng quá trình sản xuất, làm thâm hụt sản phẩm.

Chẳng những thế, công nghệ kỹ thuật tại các nhà máy Phúc Long không thể cải biến chủ động nên các sản phẩm của Phúc Long nhiều khi không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, và không thể tạo ra những sản phẩm mới lạ để cạnh tranh với các thương hiệu trà và cà phê khác.

Không có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế:

Phúc Long chỉ mới bước vào thị trường quốc tế không lâu, cụ thể là vào 2000 khi công ty TNHH Sản xuất thương mại Phúc Long thì Phúc Long mới xuất khẩu đến các thị trường Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông. Do đó Phúc Long vẫn chưa có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế và bị các thương hiệu ngoại lấn át. (điển hình ở thị trường Việt Nam, dù kinh doanh trên thị trường nội địa gần 50 năm nhưng doanh thu của Phúc Long vẫn thua kém so với Starbucks chỉ mới du nhập vào thị trường Việt Nam vỏn vẹn 7 năm). Trong khi đó các thương hiệu như Starbucks, The Coffee Bean & Tea leaf, Dunkin’ Donut,… đều đã thành công trong việc mở cửa hàng đầu tiên tại các nước khác vào cuối thế kỉ XX. Do đó Phúc Long cần phải có biện pháp mới để định vị thương hiệu trên thị trường quốc tế và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài thì mới có thể thành công được.

Khó khăn trong thời đại hội nhập kinh tế:

Do Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Điều này khiến Phúc Long gặp nhiều đối thủ cạnh tranh ngoại nhập có kinh nghiệm dày dặn như Starbucks,

59

McCoffee, Highlands Coffee. Dunkin’ Donut, Urban Station, Passio,…. Các thương hiệu này đều hương vị phương Tây độc đáo và mới mẻ với sức cuốn hút lớn trong giới trẻ. Trong khi đó, các sản phẩm Phúc Long đều mang hương vị thuần Việt, thiếu sự đa dạng có thể làm cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi trở nên nhàm chán.

Do đó Phúc Long cần phải liên tục cải biến sản phẩm của mình trong điều kiện công nghệ còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Phúc Long cũng chịu sự cạnh tranh từ các thương hiệu cà phê Việt như Trung Nguyên, Vinacafe, Ôlong Tâm Châu hẹn cũng đang lớn mạnh do tận dụng tốt cơ hội thời kỳ hội nhập quốc tế.

PHẦN KẾT LUẬN

Phúc Long sở hữu nhiều đồi chè tại Thái Nguyên – đây là thế mạnh giúp hãng coffee này cạnh tranh được về hương vị, hình thức, chất nước đặc trưng của địa phương nơi đây, giữ được cái “chất” trà Thái một cách trọn vẹn nhất. Mặc dù mở rộng thương hiệu vào 2 năm trước – thời điểm có rất nhiều thương hiệu trà thâm nhập vào Việt Nam như Dingtea, Royaltea, Lee tea… Mặc dù áp lực cạnh tranh lớn vs các thương hiệu như Highland Coffee, Starbucks, The Coffee House song Phúc Long vẫn giữ được phong độ tốt. Không đi theo lối mòn, thương hiệu này in đậm dấu ấn trong tâm trí người dùng khi xác định rõ hướng đi của mình, “đánh mạnh”

vào gu “sành” và chất lượng khi thưởng thức sản phẩm của khách hàng. Mang trong mình “DNA” triết lý kinh doanh trà giúp hãng có được thành công ngay từ những ngày đầu.

Với chiến lược kinh doanh mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt với đẳng cấp và chất lượng được thể hiện trong từng sản phẩm, việc tìm ra hướng đi khác biệt và vận dụng tốt chiến lược marketing của Phúc Long Coffee ngày càng tiến gần

61

hơn đến vị trí hàng đầu về thương hiệu cà phê trong lòng người Việt. Tuy sinh sau đẻ muộn song Phúc Long vẫn đang giữ vững phong độ, thể hiện tốt sự năng động trước các “lão làng” cả nội lẫn ngoại, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ hơn với những cuộc cạnh tranh khốc liệt và căng thẳng hơn trong tương lai.

LINK THAM KHẢO

[1] https://hosocongty.vn/cong-ty-tnhh-san-xuat- thuón g-mai-phuc-long-com- 20432.htm [Truy cập ngày 28 tháng 10 nam2 2021].

[2] https://hocmarketing.org/marketing-can-ban/marketing-mix-la-gi-xay-dung- chien-luoc-marketing-mix-4ps [Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021].

[3] https://www.phuclong.com.vn/ve-chung-toi [Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021].

[4] https://hocmarketing.org/thuat-ngu/moi-truong-vi-mo-microenvironment-la-gi [Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021]

[5] https://marketingai.admicro.vn/case-study-phan-tich-chien-luoc-marketing-cua- phuc-long-coffee-tu-lam-dong-toi-ong-trum-big3-nganh-coffee/ [Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021].

63

[6] https://cafebiz.vn/chien-luoc-3p-dua-phuc-long-tu-manh-dat-cao-nguyen-toi-vi- tri-big4-nganh-tra-ca-phe-viet-nam-20210209112644173.chn [Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021].

[7] https://cafebusiness.vn/highland-starbucks-phuc-long-va-the-coffee-house-cuoc- dai-chien-ve-kinh-doanh-nhu-the-nao-1709.htm [Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021].

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing mix của dịch vụ Ăn uống tại phúc long coffee and tea (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w