CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm nghiên cứu
Bảng 3.14. Mối liên quan kết quả ĐNĐ bất thường và tình trạng kháng thuốc Kết quả
ĐNĐ
Nhóm kháng thuốc n (%)
Nhóm đáp ứng thuốc n (%)
OR 95% CI p
Bình thường 8 (7,14) 55 (54,45)
15,54 6,85 – 35,25 p = 0,000 Bất thường 104 (92,86) 46 (45,55)
Tổng 112 (100) 101 (100)
100% trẻ trong nhóm nghiên cứu được làm ĐNĐ, trong đó có 150 trẻ có bất thường dạng động kinh trên ĐNĐ chiếm 70,42%. Trẻ có kết quả bất thường dạng động kinh trên ĐNĐ ở nhóm kháng thuốc cao hơn nhóm đáp ứng thuốc với tỉ lệ lần lượt là 92,68%, 45,55%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR = 15,54, p = 0,000.
Bảng 3.15. Phân bố đặc điểm sóng điện não đồ nhóm nghiên cứu Đặc điểm sóng ĐNĐ
Nhóm kháng thuốc
n (%)
Nhóm đáp ứng thuốc
n(%)
ĐNĐ bình thường 8 (7,14) 55 (54,45)
Kịch phát dạng cục bộ 19 (16,96) 0 (0,0)
Kịch phát dạng cục bộ hóa toàn thể 42 (37,50) 9 (8,91)
Kịch phát dạng toàn thể 42 (37,50) 37 (36,64)
Tổng 112 (100,0) 101 (100,0)
Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi ghi nhận, ĐNĐ bình thường trong hai nhóm kháng thuốc và nhóm đáp ứng tỉ lệ lần lượt là 7,14%, 54,45%. Biến đổi sóng kịch phát dạng cục bộ chỉ xuất hiện ở nhóm kháng thuốc và ở nhóm này, biến đổi sóng kịch phát dạng cục bộ hóa toàn thể và kịch phát dạng toàn thể có tỉ lệ bằng nhau với 37,5%. Trong nhóm đáp ứng thuốc, hai tỉ lệ đó lần lượt là 8,91% và 36,64%.
Bảng 3.16. Mối liên quan dạng sóng kịch phát ĐNĐ và tình trạng kháng thuốc Kết quả ĐNĐ Nhóm kháng
thuốc n (%)
Nhóm đáp ứng
thuốc n (%) OR 95% CI p Kịch phát dạng cục bộ 62 (59,61) 9 (19,56)
5,97 2,61 – 13,66 p = 0,000 Kịch phát dạng toàn thể 42 (40,39) 37 (80,44)
Tổng 104 (100,0) 46 (100,0)
Trong nhóm kháng thuốc, sóng ĐNĐ kịch phát dạng cục bộ chiếm ưu thế hơn kịch phát dạng toàn thể với tỉ lệ là 59,61% so với 40,39%. Ngược lại, trong nhóm đáp ứng, sóng dạng kịch phát toàn thể lại ưu thế hơn với tỉ lệ là 80,44%
so với 19,56%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR= 5,97, p = 0,000).
3.1.4.2. Cộng hưởng từ sọ não
Bảng 3.17. Mối liên quan kết quả CHT sọ não bất thưởng và tình trạng kháng thuốc
Kết quả CHT sọ não
Nhóm kháng thuốc n (%)
Nhóm đáp ứng thuốc
n (%)
OR 95% CI P Bình thường 46 (41,07) 86 (85,14)
8,23 4,23 – 15,99 p = 0,000 Bất thường 66 (58,93) 15 (14,86)
Tổng 112 (100,0) 101 (100,0)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% trẻ được chụp CHT sọ não, ghi nhận được 38,02% kết quả bất thường. Trong đó, nhóm động kinh kháng thuốc có kết quả bất thường trên phim CHT sọ não chiếm ưu thế hơn nhóm đáp ứng thuốc với tỉ lệ là 58,93% so với 14,86%. Ngược lại với kết quả bất thường, kết quả chưa tìm thấy tổn thương ở nhóm đáp ứng thuốc lại cao hơn với tỉ lệ 85,14%
so với 41,07%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với OR = 8,23, p = 0,000.
Bảng 3.18. Phân bố đặc điểm cộng hưởng từ sọ não nhóm nghiên cứu
Đặc điểm CHT sọ não
Nhóm kháng thuốc n (%)
Nhóm đáp ứng
thuốc n (%)
Tổng n (%) Bất thường dạng loạn sản vỏ não 20 (95,23) 1 (4,77) 21 (100,0) Teo nhu mô nhiều thùy não 9 (69,23) 4 (30,77) 13 (100,0) Xơ hóa hồi hải mã một bên 0 (0,0) 2 (100,0) 2 (100,0) Teo nhu mô khu trú một thùy não 6 (85,71) 1 (14,29) 7 (100,0)
Tổn thương khác 31 (82,05) 7 (17,95) 38 (100,0)
Không tìm thấy tổn thương 46 (34,09) 86(65,91) 132(100,0) Tổng 112 (100,0) 101 (100,0) 213 (100,0) Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi ghi nhận các đặc điểm CHT sọ não bất thường gồm: dạng loạn vỏ não có 21/81 trường hợp chiếm 25,92%, Teo nhu mô nhiều thùy não có 13/81 trường hợp chiếm 16,04%, xơ hóa hồi hải mã một bên có 2/81 trường hợp chiếm 2,46%, teo nhu mô khu trú một thùy não có 7/81 trường hợp chiếm 8,64% và tổn thương khác có 38/81 trường hợp chiếm 46,91%. Mặt khác, có 132/213 trường hợp chiếm 61,97% không tìm thấy tổn thương.
3.1.4.3. Thực trạng điều trị động kinh kháng thuốc nhóm nghiên cứu Bảng 3.19. Phối hợp thuốc chống động kinh ở nhóm kháng thuốc Vị trí tác động Tên thuốc Số lần xuất hiện trong
các phối hợp thuốc Ức chế kênh
Natri
CBZ 12
OXC 80
LTG 40
Tăng hoạt động hệ GABA
PB 32
BZD (Clobazam) 14
VGB 20
Phối hợp nhiều cơ chế
LEV 175
TPM 170
VPA 198
Các thuốc được lựa chọn để khởi đầu trong nhóm động kinh kháng thuốc trong nghiên cứu chúng tôi gồm: Valproate, Carbamazepine, Oxcarbazepin, Levetiracetam, Phenobarbital, trong đó, đứng đầu là Valproate. Chúng tôi ghi nhận có tổng cộng 9 thuốc được dùng để phối hợp được chia vào 3 nhóm cơ chế chính: ức chế kênh Natri, tăng hoạt động hệ GABA và phối hợp nhiều cơ chế. Như vậy thuốc được sử dụng nhiều nhất để phối hợp trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các thuốc chống động kinh phổ rộng, đứng hàng đầu là VPA, đứng thứ hai và ba lần lượt là LEV và TPM (Bảng 3.17). Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 2 nhóm nghiên cứu thì nhóm đáp ứng thường chỉ dùng 1 loại thuốc kháng động kinh là có thể khống chế cơn hoàn toàn. Ngược lại nhóm động kinh kháng thuốc việc phối hợp các thuốc (≥ 2 thuốc) là phổ biến.