4.9. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro tại NHNo & PTNT huyện Mộ Đức
4.9.6. Riêng đối với khách hàng
a) Điều tra tông thể tất cả các đối tượng khách hàng
Muốn công tác điều tra phục vụ tốt cho mục tiêu điều tra ta phải lập một
chương trình điều tra phù hợp với thực tế yêu cầu điều tra của đoanh nghiệp, tôi xin đề cử các bước điều tra như sau:
- Xây dựng mục tiêu điều tra : Ngân hàng điều tra khách hàng để xây dựng mục tiêu đầu tư tín dụng có hiệu quả, hạn chế rủi ro.
47
- Đối tượng điều tra: Toàn bộ các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở tất cả các ngành nghề.
- Thời gian điều tra: Đối với doanh nghiệp điều tra khi kết thúc năm tài chính, còn đối với hộ sản xuất, kinh doanh thì điều tra vào thời điểm cuối năm âm lịch.
- Lực lượng điều tra: Nhân viên phòng nghiệp vụ kinh doanh, trong số nhân viên của phòng chọn ra một số cán bộ có khả năng trong điều tra, có đạo đức nghề nghiệp.
- Phương pháp điều tra: Gửi thư, gặp trực tiếp các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, thông qua các chỉ tiêu kinh tế tài chính của huyện, các xã và thị tran.
- Chuẩn bị kinh phí điều tra: Dự toán các khoản chi phí phải bỏ ra trong quá trình điều tra, xác định nguồn đảm bảo chỉ phí.
b) Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng khách hàng Qua công tác điều tra tổng thể, phân tích, sàn lọc lượng thông tin trong thời
gian điều tra để dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của từng nhóm đối tượng khách
hàng. Hiện nay ta có thể tạm thời chia nhóm đối tượng thành các nhóm sau:
Ngành nghề
- Nông nghiệp thì phân ra chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp - Ngư nghiệp: Đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy, hải sản.
- Thương nghiệp dịch vụ.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Thành phần kinh tế
- Các pháp nhân
- Hộ sản xuất kinh đoanh.
Qua phân tích thông tin điều tra ta đánh giá khả năng phát triển của từng nhóm
đối tượng khách hàng như: Nhóm khách hàng có khả năng phát triển sản xuất kinh
doanh, sản xuất kinh doanh trong thời gian đến có hiệu quả; nhóm đối tượng chỉ sản xuất kinh doanh cầm chừng; nhóm sản xuất kinh doanh thoái trào.
Vi dụ : Qua điều tra tong thé ngành nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm trên
cát ở các xã Đức Phong, Đức Minh thì trong giai đoạn hiện nay đang sản xuất có hiệu quả, nhưng với độ ô nhiễm như hiện nay thì trong những năm đến nhà nước sẽ có
những cơ chế để hạn chế sản xuất, hiệu quả sản xuất sẽ giảm sút. Dự báo được rằng nhóm đối tượng hộ nuôi Tôm sẽ có chiều hướng giảm hiệu quả sản xuất. Từ đó sẽ hạn chế đầu tư tín dụng.
Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là những khách hàng có nhu cau gửi tiền
nhàn rỗi vào ngân hang, khách hàng có nhu cầu thanh toán, khách hàng có nhu cầu vay vốn. Ở đây ta chỉ xét đến khách hàng có nhu cầu vay vốn. Ta nên xây dựng kế hoạch
thu thập thông tin của từng nhóm đối tượng khách hang dé không bỏ sót các thông tin
cần thiết liên quan đến khách hàng cần đánh giá.
Phân tích, đánh giá thông tin
Từ những thông tin thu được ta tiến hành phân tích thông tin, những thông tin
được phân tích một cách khoa học sẽ giúp ích cho việc đánh giá khách hàng tín dụng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp
- Phân tích tư cách pháp nhân của doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật
một đơn vị mới có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, đối với hợp đồng tín dụng cũng
vậy, Ngân hàng cũng chỉ quan hệ với các đơn vị khi các đơn vị đó có đủ tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của đơn vị thể hiện đầy đủ qua các giấy tờ sau đo cơ quan có
thâm quyền cấp.
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu: Doanh thu, kết quả kinh doanh, mức độ tăng doanh số bán, mức độ tăng lượng sản phẩm sản xuất.
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trên cơ sở báo cáo tài chính
thời điểm gần nhất của đoanh nghiệp, Ngân hàng phân tích tài chính của doanh nghiệp dé đánh giá ảnh hưởng của nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Phân tích tài
49
chính để Ngân hàng biết được doanh nghiệp thừa vốn hay thiếu vốn, vốn doanh
nghiệp được sử dụng thế nào, các khả năng tiềm tàng...để quyết định đúng đắn các khoản cho vay.
- Khả năng thanh toán của đơn vị: Là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến rủi ro của các khoản cho vay. Đơn vị có khả năng thanh toán lớn là có khả năng hoàn trả các khoản
vay khi đến hạn. Qua thông tin lịch sử của doanh nghiệp ta cần thiết phải phân tích lịch sử về thanh toán nợ, xem xét vẻ tình hình tra nợ vay của doanh nghiệp trong thời gian trước đây nhằm mục đích đánh giá mức độ uy tín tín dung của doanh nghiệ
Đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân
- Tư cách: Truyền thống của hộ, cá nhân ta nên xem xét đến tư cách sinh hoạt,
mức độ tín nhiệm của những người xung quanh, các bạn hàng...
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Có hiệu quả không, khả năng trong thời gian đến.
- Kinh nghiệm nghề nghiệp: Xem xét về tay ngề, kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm sản xuất kinh đoanh. Công tác thu thập thông tin, phân tích và đánh giá thông
tin là khâu vô cùng quan trọng , nó giúp cho việc quyết định mở tín dụng cho khách hàng. Đây là việc làm thường xuyên trong qui trình cho vay của ngân hàng. Nhưng
trong điều kiện hiện nay NHNo & PTNT huyện Mộ đức chưa có lực lượng để đảm
đang công việc phân tích đánh giá khách hàng tín dụng.
c) Lưu trữ thông tin
Lưu trữ thông tin khách hàng là rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hiện nay tạ NHNo & PTNT huyện Mộ đức chưa thực hiện việc lưu trữ thông tin khách hàng tín dụng. Từ đó tôi xin đề xuât: Cần lưu trữ thông tin khách hàng tín dụng, đối với các doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ thông tin của các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn huyện Mộ Đức kế cả các doanh nghiệp chưa quan hệ tín dụng với NHNo & PTNT huyện Mộ Đức. Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có những yếu tố đặc biệt liên quan đến việc đầu tư tín dụng. Việc lưu trữ
theo mã số khách hàng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng truy cập, phục vụ tốt
cho việc đánh giá khách hàng và đề nghị ra quyết định cho Vay.
4.9.7. Dam bảo an toàn cho các khoản vay
a) Hiéu qua va chat lượng tín dụng dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không có hiệu quả, sản xuất ra sản phẩm nhưng không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi, tình trạng mat vốn do thua lỗ sẽ xây ra...đó chính là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh các khoản nợ có vấn dé, làm cho các khoán tín dụng không thực hiện đúng hạn. Trong trường hợp này người vay vốn bị phá sản thì tình trạng mất vốn của Ngân hàng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tình trang đó kéo dài hoặc sản xuất kinh doanh thua lỗ ở mire nghiêm trọng, bản thân người vay cũng không còn đủ vốn tự có của mình để trả nợ gốc và lãi vay Ngân hàng. Ngân hàng có thu được gốc và lãi tiền vay hay không là phụ thuộc chủ yếu vào người vay vốn sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không.
Do đó, Ngân hàng cho vay phải lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay để đánh giá hoạt động kinh doanh của mình để hạn chế đến mức thấp nhất
tốn thất vốn vay đảm bảo hoạt động của ngân hàng có hiệu quả.
b) Mở rộng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng
Để mở rộng hoạt động kinh đoanh, tăng thu nhập cho ngân hang thì việc mở rộng khối lượng tín dụng là cần thiết, tuy nhiên vấn đề chất lượng tín dụng mới có ý
nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển thực chất của các Ngân hàng. Nếu chỉ gia tăng
khối lượng tín đụng mà không chú ý đến chất lượng của nó thì khả năng rủi ro tín dụng
rất lớn. Ngân hàng chủ động trong cho vay nhưng rất bị động trong công tác thu hồi nợ. Do đó, vấn đề phân tích và đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của người vay để xét hiệu quả vốn tín dụng là đặc biệt quan trong dé quyết định
chất lượng của vốn tín dụng.
Dé tăng cường chất lượng tín dụng, ngân hàng phải hiểu biết về những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà người vay vốn dau tư vào lĩnh vực đó. Hiểu biết và đánh giá
51
đúng khả năng của khách hàng vay vốn, để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng khả năng trả nợ đúng thời hạn.
c) Cho vay phải đảm bảo tiền vay với tính kha thi cao
Hiện nay tại Chỉ nhánh NHNo & PTNT huyện Mộ Đức đã sử dụng các biện pháp bảo dam tiền vay, nhất là biện pháp bảo đảm tiền vay bang tai sản. Vi vay, dé nguyên tắc này được thực hiện một cách có khả thi thì Ngân hàng cần phải tăng cường
kiểm tra, đánh giá từng đối tượng vay để đưa ra những quyết định đúng đắn về VIỆC
cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo dam.
d) Tự chủ trong cho vay
Việc cho vay hay không là quyết định của Ngân hàng. Nó phải mang tính tự chủ của ngân hàng, từ cơ sở thẩm định đối với khách hàng vay vốn của ngân hàng ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng. Trong thực tế, Chi nhánh hay còn chịu những can thiệp từ bên ngoài vào các hoạt động tín dụng của mình, nhất là các khoản vay theo chỉ định của Chính phú. Từ những can thiệp bên ngoài sẽ dẫn đến những quyết định tín dụng không hiệu quả, khả nang rủi ro lớn.