4.9. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro tại NHNo & PTNT huyện Mộ Đức
4.9.8. Cần tăng cường giám sát các món vay
Trước khi cho vay ngân hàng có thể thẩm định rất kỹ càng những điều kiện tín
dụng, nếu thay đáp ứng được thì sẽ tiến hành cho vay. Quá trình kiểm tra trước khi cho
vay là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số quyết định cho vay đôi khi cũng mắc sai lầm vì thế sau khi cho khách hàng vay thì cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên theo dõi, giám sát khoản vay đó.
Ngân hang cần phải thường xuyên theo doi kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc giám sát món vay để ngân hàng biết được là vốn vay CÓ được khách hàng sử dụng đúng mục đích hay không vì khi xét duyệt cho vay ngân hàng chí thâm định việc sử dụng vốn vào mục đích mà khách hàng đã trình bày trong
giấy đề nghị vay vốn. Nếu bây giờ người vay sử dụng sang mục đích khác thì rúi ro đối với ngân hàng là rất cao, do đây là mục đích chưa được xét duyệt nên không đánh giá được khả năng thu hồi ra sao.
52
Dé thực hiện được điều này, cán bộ tín dụng phải trực tiếp đến thăm trụ sở hay
cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng có thể tận dụng
triệt để những lần gap sỡ khách hàng khi họ đến ngân hàng để trả nợ gốc hay lãi, từ đó thu thập được thông tin hoặc có thể thông qua các bạn hàng quan hệ giao dịch với khách hàng đó dé thu thập thông tin.
Tiến hành kiểm tra các loại tín dụng theo định kỳ 30, 60 hay 90 ngày đối với
các khoản tín dụng nhỏ, còn đối với các khoản tín dụng lớn thì phải kiểm trả thường xuyên hơn. Cùng với quá trình kiểm tra này, Chỉ nhánh cũng cần xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chỉ tiết trên mọi mặt như: kế hoạch trả nợ, chất lượng và điều kiện của các tài sản đảm bảo, tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đánh giá điều kiện tài chính,...
Qua kiểm tra phát hiện những dấu hiệu rủi ro cho vay, cán bộ tín dụng nhanh
chóng sớm phát hiện những khoản nợ có vấn đề để có những biện pháp phòng và xử lý kịp thời. Sau khi phát hiện ra khách hàng có những dấu hiệu kha nghỉ thì cán bộ tin dụng báo ngay cho trưởng phòng, giám đốc để thành lập hội đồng đánh gia, xem xét nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thái độ ý muốn trả nợ của khách hàng. Khi gần đến thời hạn trả nợ gốc và lãi thì trước đó vài ngày cán bộ tín dụng nên nhắc nhở việc trả nợ của khách hàng để họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
4.9.9. Tăng cường đào tao nghiệp vụ quản lý nợ cho cán bộ tín dụng, nâng cao
chất lượng phân tích tín dụng.
Để thực hiện tốt trong công tác quản lý nợ, lực lượng lao động quyết định cho
hiệu quả công tác quan trị nợ rủi ro nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Do đó công tác đào tạo là thường xuyên và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong đó đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng là rất quan trọng.
~ Mục tiêu đào tạo: Nâng cao trinh độ nghiệp vụ phân tích nợ và quản lý nợ.
- Nội dung đào tạo: Thu thập thông tin cần thiết về khách hàng tín dụng, phân tích và xử lý thông tin, nhất là phân tích tài chính, kỷ năng đánh giá khách hàng tín dụng.
53
——
†—t————-
- Đối tượng đào tạo: Nhân viên tín dụng trong toàn chỉ nhánh ngân hàng.
Con người là yếu tế quyết định sự thành bại của mọi vấn đề, sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm cán bộ tín dụng. Từ khi
tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt chính xác thông tin về khách hàng, thâm định phương án sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn của
khách hàng cũng như tài sản đảm bảo tiền vay, xác định kế hoạch trả nợ, trả lãi của khách hàng đối với từng đối tượng, ngành, nghề kinh doanh. Mọi công việc phải tiến hành nhanh, chính xác, nghiêm túc theo quy định.
Do vậy, cán bộ tín dụng phải được đào tạo một cách toàn diện, ngoài ra cán bộ tín dụng phải xâm nhập thị trường, am hiểu khách hàng, năm bắt được phong tục tập quán địa phương, mở rộng quan hệ xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành các cấp ở địa phương, từ đó sẽ mở rộng quy mô tín dụng với chất lượng cao.
Tạo điều kiện cho cán bộ tìm hiểu chuyên sâu vào những ngành nghề lĩnh vực
mà Ngân hàng có đầu tư vốn. Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ tín dụng, đây là đội ngũ cần phải có năng lực chuyên môn, nhạy bén nghề nghiệp, đạo đức phẩm chất
tốt. Hàng năm phải thực hiện thi tay nghề, kết hợp đánh giá, phân loại cán bộ tín dụng
có năng lực có phẩm chất đạo đức, để có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
Tổ chức cho cán bộ nghiệp vụ tín dụng học tập các nghiệp vụ thu thập thông tin về khách hàng qua hệ thống phòng ngừa rủi ro của ngân hàng Nhà nước mà lâu nay tại
chi nhánh Mộ Đức chưa được thực hiện. Ngoài ra tập huấn cho bộ phận tín dụng thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng vay vốn nhằm mục đích kiểm tra khả năng tài chính của đơn vị vay một cách khách quan, chính xác, xác định khả năng vốn tự có của đơn vị vay vốn tham gia vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
4.9.10. Chính sách thu hồi nợ
Để đảm bảo công tác thu hồi nợ có hiệu quả, NHNo & PTNT huyện Mộ Đức
cần xây dựng cho đơn vị một chính sách thu hồi nợ phù hợp với điều kiện hiện tại, tôi
xin đề xuất chính sách thu hồi nợ như sau:
- Thủ tục thu nợ: Gửi thư (Giấy báo nợ quá hạn), đến tại cơ sở của người vay dé thăm viếng và đề nghị cam kết trả nợ, thông báo cho khách hàng tự thanh ly tai sản thé
chấp để trả nợ, thông báo cho khách hàng biết ngân hàng sẽ chuyển hé sơ tín dụng
sang cơ quan pháp luật nhờ cơ quan pháp luật thu hồi nợ.
- Công tác thu hồi nợ vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, thái độ kiên quyết ngày càng được nâng cao.
55
CHƯƠNG 5