1.7.1 Phương pháp trực tiếp:
- Còn gọi là phương pháp giản đơn. Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật đơn giản, sản xuất mặt hàng ít có khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có khối lượng sản phẩm dở dang không nhiều.
- CPSX của sản phẩm sản xuất được gọi là giá thành (Z) sản phẩm hoàn thành.
Tổng Z thực tế của sản phẩm hoàn thành được xác định như sau:
Tổng Z thực tế CPSX CPXS CPSX Các khoản làm SP hoàn thành = dở dang + phát sinh - dở dang - giảm chi phí trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có)
- Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của SXKD sử dụng các TK như sau:
TK 154 :Chi phí SXKD dở dang TK 621 :Chi phí NVL trực tiếp TK 622 :Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 :Chi phí sản xuất chung
TK 631 :Giá thành sản phẩm (Cho phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 6111 :Mua nguyên vật liệu (Cho phương pháp kiểm kê định kỳ) - Để phản ánh CPSX, giá thành sản phẩm thì DN có thể sử dụng một trong hai phương pháp:
+ Phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ (trong thực tế thường ít sử dụng). Phương pháp này thích hợp đối với các DN có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín từ khi đưa NVL vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, sản xuất khối lượng nhiều với chu kỳ ngắn.
1.7.2. Phương pháp tính giá thành phân bước:
- Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất phân chia ra nhiều công đoạn, mỗi công đoạn hình thành một đối tượng tính giá thành. Thực chất của phương pháp này là sự vận dụng phương pháp giản đơn phù hợp với tính chất của công nghệ sản xuất. Các chi phí được tập hợp trực tiếp theo từng công đoạn, theo thứ tự lần lượt và được kết chuyển tương ứng với mức luân chuyển sản phẩm từng công đoạn này sang công đoạn tiếp theo.
Lưu ý: Trong trường hợp kết chuyển chi phí giai đoạn trích sang giai đoạn sau theo số tổng hợp (thay vì kết chuyển tuần tự theo từng khoản mục như trên), khi tính được giá thành sản phẩm cần phải hoàn nguyên ngược trở lại theo các khoản mục chi phí quy định: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung.
- Trường hợp đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng, người ta sẽ vận dụng phương pháp phân bước không tính giá thành
Tổng giá thành thực tế SP hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị SP =
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
bán thành phẩm. Theo phương pháp này, chỉ cần tính toán xác định phần CPSX của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm, sau đó tổng cộng CPSX của các giai đoạn để tính ra được giá thành của SP.
1.7.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
- Đối với các loại hình DN mà do đặc điểm sản xuất, không thể tách riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành, lúc này CPSX sẽ được tập trung cho tất cả các loại SP. Sau đó để tính giá thành từng loại SP. Quy cách SP có thể áp dụng phương pháp phân bổ CPSX theo hệ số đã được quy định.
Trình tự tính toán được tiến hành như sau:
- Bước 1: Quy đổi tất cả các loại SP ra thành một SP tiêu chuẩn theo một hệ số quy đổi cho sẵn.
- Bước 2: Xác định giá thành của một SP quy đổi.
- Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm.
Lưu ý: Trường hợp nhà nước hoặc cơ quan chủ quản cấp trên không quy định hệ số quy đổi, các doanh nghiệp có thể tính toán tỉ lệ phân bổ theo công thức sau:
1.7.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
- Phương pháp này thích hợp với các DN tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loại nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành được xác định theo các đơn đặt hàng
- Trường hợp, đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều phân xưởng khác nhau, khi tính giá thành cần tổng hợp chi phí của từng phân xưởng có liên quan. Các chi phí trực
Toàn bộ Số lượng Hệ số SP quy đổi SPSX thực tế quy đổi= x
Giá thành Tổng giá thành SP quy đổi một SP =
quy đổi Số lượng SP quy đổi
Tổng chi phí thực tế
% phân bổ = x 100%
Tổng chi phí dự toán
tiếp được đưa thẳng vào đơn đặt hàng, các chi phí khác được phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
1.7.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
- Được áp dụng tại các DN có quy trình công nghệ ổn định và xây dưng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và hợp lý. Phương pháp tính giá thành theo định mức có tác dụng tích cực trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán CPSX, tình hình sử dụng có hiệu quả hoặc lãng phí sản xuất.
Trình tự hạch toán theo phương pháp này được tiến hành như sau:
- Tính giá thành định mức của sản phẩm: được tiến hành trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật để ban hành. Giá thành định mức có thể được xác định theo các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc theo các giai đoạn công nghệ hoặc theo toàn bộ SP.
- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức. Khi các định mức hiện hành không còn phù hợp với tình hình kinh tế, cần xác định lại định mức mới và mức chênh lệch do sự thay đổi này. Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.
- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức.
Xác định giá thành của sản phẩm:
Chênh lệch do Chi phí thực tế Chi phí định mức thoát ly định mức (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục)
Giá thành Giá thành Chênh lệch do thay đổi Chênh lệch do thực tế định mức định mức (nếu có) thoát ly định mức = +
= _
+