VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY AN HƯNG TƯỜNG
3.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
3.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
3.2.3.2 Nguyên tắc phân bổ chi phí sản xuất chung
- Tại Công ty An Hưng Tường chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất (đúc, cán hoặc phân bón). Những chi phí sản xuất dùng chung cho 02 phân xưởng sản xuất thì được chia đều cho 02 phân xưởng. Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng.
(1) Chi phí nhân viên phân xưởng :
- Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng:
+ Lương cơ bản: là mức lương được ký kết trong HĐ lao động + Thu nhập khác gồm:
Phụ cấp trách nhiệm: 20%/tháng Phụ cấp độc hại: 20%/tháng Phụ cấp đi lại: 10%/tháng
Tiền ăn: 10.000đ/ngày * Số công làm việc thực tế Tiền luơng
phải trả cho công nhân
trong tháng
=
Lương CB + Các khoản phụ cấp x
Ngày công làm việc thực tế
+
Tiền ăn trong tháng
-
Các khoản
giảm trừ (nếu có) Ngày công làm việc đủ trong tháng
Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng lương nhân công phân xưởng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Phân xưởng Đúc:
Cuối tháng kế toán ghi chép như sau.
Nợ TK 627D: 18.529.728đồng(Đối tượng tính giá thành: Phôi đúc) Có TK 334: 15.571.200 đ
Có TK 3382: 311.424 đ ( 15.571.200 x 2% ) Có TK 3383: 2.335.680 đ ( 15.571.200 x 15% ) Có TK 3384: 311.424 đ ( 15.571.200 x 2% )
Phân xưởng Cán:
Cuối tháng kế toán ghi chép như sau.
Nợ TK 627C: 63.800.928 đ
Có TK 334: 59.249.458 đ
Có TK 3382: 1.184.989 đ ( 59.249.458 x 2% ) Có TK 3383: 8.887.419 đ (( 59.249.458 x 15% )
Có TK 3384: 1.184.989 đ ( 59.249.458 x 2% ) (2) Chi phí nhiên liệu.
- Chi phí nhiên liệu bao gồm dầu, nhớt, gas, ... dùng để chạy xe nâng, bôi trơn máy sản xuất, cắt những mảng liệu lớn..., giá hạch toán là giá mua trên hoá đơn chưa có thuế GTGT. Thực tế xuất kho cho phân xưởng nào thì hạch toán chi phí vào phân xưởng đó. Nhưng chi tiết cho khoản mục là: Chi phí nhiên liệu
Dùng cho PX Đúc thì hạch toán chi phí cho Đối tượng tính giá thành là : Phôi đúc và khoản mục là: chi phí nhiên liệu
Dùng cho PX Cán thì chỉ cần hạch toán chi phí vào khoản mục là: chi phí nhiên liệu .
Cách hạch toán:
Dùng cho PX Đúc: Nợ TK 627D: 78.163.779 đồng (Đối tượng CP: Phôi đúc) Dùng cho PX Cán: Nợ TK 627C: 78.163.779 đồng
Có TK 331,111,112: 156.327.558 đồng (3) Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Trong quá trình tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhgiệp, TSCĐ sẽ bị hao mòn. Sự hao mòn này có thể là kết quả của sự bào mòn tự nhiên mà cũng có thể là do ảnh hưởng của sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Phần giá trị hao mòn của TSCĐ phải được tính vào chi phí cho các đối tượng sử dụng có liên quan để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán và cũng đủ để thu hồi vốn mà doanh nhgiệp đã đầu tư vào các TSCĐ, nghiệp vụ này gọi là khấu hao TSCĐ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ được xác định trên cơ sở nguyên giá TSCĐ được khấu hao và tỉ lệ khấu hao hoặc số năm sử dụng TSCĐ đã đăng ký với cơ quan thuế quản lý.
Hàng tháng, việc tính chi phí khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo các bộ phận, phân xưởng sử dụng khác nhau trong doanh nghiệp.
- TSCĐ được kế toán phân loại theo nguồn vốn đầu tư để sử dụng hợp lý số khấu hao cơ bản trích từ mỗi nguồn. Việc tính khấu hao TSCĐ ở công ty được tiến hành trên nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao theo quy định cho từng đối tượng TSCD. Phương pháp tính khấu hao tại công ty là phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
+ Mức khấu hao = nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ trích khấu hao.
+ Mức khấu hao tháng = nguyên giá TSCĐ x (tỷ lệ trích khấu hao:12 tháng) - Mức khấu hao này sẽ được trích hàng quý cho từng bộ phận sản xuất và sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung cho bộ phận đó. Riêng đối với TSCĐsử dụng ở nhiều bộ phận hoặc phân xưởng thì căn cứ vào thời gian TSCĐ phục vụ cho bộ phận đó để phân bổ khấu hao.
- Đối với TSCĐ không trực tiếp dùng vào sản xuất thì kế toán ghi vào chi phí quản lý.
- Toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh khi hạch toán giá thành sản phẩm sẽ đưa vào chi phí sản xuất chung sau đó phân bổ theo sản lượng nhập kho từng đối tượng.
- Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ, kế toán giá thành tính khấu hao cơ bản cho từng bộ phận TSCĐ. Sau đó kế toán sẽ tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng TSCĐ đó. Số liệu tổng cộng số khấu hao trích cho bộ phận đó làm cơ sở để tính giá thành của bộ phận đó.
- Trong Cty TSCĐ sử dụng ở phân xưởng đúc gồm có: Lò điện trung tần, máy bơm, trạm biến áp, dây cáp điện, lò nấu, máy ép phế liệu, xưởng đúc… Ở phân xưởng cán bao gồm: Dàn cán 5 giá, dàn cán 3 giá, máy cán sắt cuộn, máy cán nguội, máy tiện, máy hàn lớn, trạm điện, máy biến áp, máy cắt sắt…
Ví dụ minh hoạ:
Tại phân xưởng đúc có TSCĐ là máy ép phế liệu với nguyên giá: 120.000.000đ, thời gian sử dụng 8 năm. Khi đó chi phí khấu hao TSCĐ của máy ép phế liệu là:
Chi phí khấu hao TSCĐ/tháng : 120.000.000đ
= 1.250.000đ 8*12
Hàng tháng kế toán tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hạch toán vào TK 627 và khoản mục: Chi phí khấu hao
Nợ TK 627D: 1.250.000 đồng (Đối tượng CP: Phôi đúc) Có TK 214 : 1.250.000 đồng
- Cuối tháng, căn cứ vào sổ TSCĐ và bảng trích khấu hao TSCĐ để hạch toán:
TSCĐ dùng cho PX đúc: Nợ TK 627D (Đối tượng CP: Phôi đúc) TSCĐ dùng cho PX Cán: Nợ TK 627C
Có TK: 2141, 2142, 2143 (4) Chi phí bằng tiền khác
Chi phí điện:
- Do đặc tính sản xuất kinh doanh của Cty là sản xuất sắt thép nên chi phí dịch vụ mua ngoài tại Cty chính là tiền điện để sản xuất ra các sản phẩm. Chi phí tiền điện này chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp, đặc biệt là Phân xưởng đúc và nó được hạch toán dựa trên hoá đơn tiền điện do Cty Điện lực phát hành.
Phương pháp phân bổ tiền điện sản xuất cho 2 phân xưởng đúc và cán được tính theo định mức:
PX đúc: 1.300KW/1 tấn sản phẩm PX cán: 160KW/1 tấn sản phẩm Từ định mức ta tính được điện năng tiêu thụ:
PX đúc = Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho * định mức (a) PX cán = Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho * định mức (b) Sau đó ta tính được tỷ lệ phân bổ tiền điện cho 2 phân xưởng:
PX đúc = (a)
= (c) (a) + (b)
PX cán = (a)
= (d) (a) + (b)
Từ tỷ lệ phân bổ ta tính được chi phí tiền điện cho phân xưởng đúc và cán như sau:
Chi phí tiền điện PX đúc = (c)* Tổng chi phí tiền điện trong tháng chưa có thuế GTGT.
Chi phí tiền điện PX cán = (d)*Tổng chi phí tiền điện trong tháng chưa có thuế GTGT.
Ví dụ minh hoạ:
Tháng 09/2007 Cty nhận được hoá đơn tiền điện 3 kỳ như sau:
Kỳ 1: 529.689.000đ, thuế GTGT 52.968.900đ Kỳ 2: 399.309.000đ, thuế GTGT 39.930.900đ Kỳ 3: 368.878.000đ, thuế GTGT 36.887.800đ Tổng: 1.297.876.000đ 129.787.600đ PX đúc: nhập kho 1.990,497 tấn phôi đúc
PX cán: nhập kho 1.640,90 tấn thành phẩm
Theo cách tính trên ta có điện năng tiêu thụ theo định mức:
+ PX đúc = 1.990,497 * 1.300 = 2.587.520 + PX cán = 1.640,90 * 160 = 262.544 Tỷ lệ phân bổ tiền điện:
+ PX đúc = 2.587.520
= 0,90 2.587.520 + 262.544
+ PX cán = 262.384,96
= 0,10 (2.587.646,1 + 262.384,96 )
Ta tính được chi phí tiền điện cho từng phân xưởng:
PX đúc = 0,90 * 1.297.876.000 đ = 1.168.088.400 đ PX cán = 0,10 * 1.297.876.000 đ = 129.787.600 đ Dựa vào bảng phân bổ hạch toán như sau
Nợ TK 627D: 1.168.088.400 (Đối tượng chi phí là phôi đúc 1) Nợ TK 627C: 129.787.600
Có TK 331: 1.297.876.000
- Phân xưởng phân bón là một ngày sản xuất nhỏ, mức tiêu hao điện không đáng kể nên trong phần này không nêu ra.
Chi phí khác
- Chi phí bằng tiền khác là những chi phí kể trên như mua đá mài, que hàn ...(PX cán), mua gạch, bột đất cho lò đúc (PX đúc) và những chi phí được kết chuyển từ chi phí trả trước.
- Chi phí trả trước là những chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến chi phí của nhiều hạch toán phải phân bổ dần vào chi phí nhiều kỳ hạch toán.
- Dựa vào sổ chi tiết TK 142 và sổ cái chi tiết tài khoản trong tháng kế toán phân bổ như sau:
Chi phí phân bổ 142
Nợ TK 627D: 16.644.565 đồng (Đối tượng chi phí là phôi đúc) Nợ TK 627C: 132.719.963 đồng
Có 142: 149.364.428 đồng Chi phí bằng tiền mặt
Nợ TK 627D: 6.000.000 đồng (Đối tượng chi phí là phôi đúc) Nợ TK 627C: 8.486.524 đồng
Có 111: 14.486.524 đồng Chi phí mua BHLĐ:
Nợ TK 627D: 12.165.000 đồng (Đối tượng chi phí là phôi đúc 2) Nợ TK 627C: 10.000.000 đồng
Có TK 331: 22.165.000 đồng Chi phí dở dang cuối kỳ:
- Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên không co sản phẩm dở danh cuối kỳ.
3.3 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: