Chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH an hưng tường (Trang 53 - 56)

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY AN HƯNG TƯỜNG

3.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

3.2.2.1 Khái niệm:

- Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng sản xuất chính như tiền lương phụ, khoản trích BHXH và các khoản phụ cấp khác.

3.2.2.2 Cách tính lương phải trả và trích BHXH, phụ cấp khác

- Do đặc thù của Cty là sản xuất, nên việc tính lương phải trả cho công nhân là tính theo sản phẩm hoàn thành.

- Trong Cty có 02 phân xưởng đúc và cán, ở mỗi phân xưởng có nhiều ca, mỗi ca sẽ có một nhóm công nhân. Vì thế sản phẩm hoàn thành sẽ tính riêng cho từng ca.

Từ tiền lương phải trả của mỗi ca sẽ tính lương riêng phải trả cho từng công nhân. Tiền lương của mỗi người được tính theo.

- Số công của từng người được căn cứ vào vị trí sản xuất. Đối với phân xưởng cán ở vị trí đốt lò, móc lò, ben lò số công là 1, vị trí cán tính số công là 1,5.

- Đối với công ty lương công nhân được thanh toán vào ngày cuối cùng của tháng. Cuối tháng kế toán tiền lương thu thập và kiểm tra các chứng từ về lao động làm cơ sở cho việc tính và chi lương, lập bảng lương. Sau khi giám đốc và kế toán trưởng duyệt thì kế toán tiền lương sẽ chuyển bảng lương cho thủ quỹ để chi lương cho nhân viên.

- Số công của từng công nhân được chấm theo sản lượng từng lần nhập kho của ca. Cuối tháng kế toán tiền lương sẽ tổng hợp số công của từng công nhân tính ra lương phải trả của từng người.

 Tại Công ty An Hưng Tường tiền lương của phân xưởng nào được hạch toán vào phân xưởng đó.

(1) Đối với lương của phân xưởng đúc: Do phân xưởng sản xuất có 1 sản phẩm duy nhất và áp dụng phương pháp tính giá thành thực tế đích danh nên chi phí tiền lương công nhân trực tiếp của PX này được tính đích danh cho Đối tượng tính giá thành là phôi đúc. Tiền lương của mỗi công nhân trong tháng được tính bằng tổng tiền lương sản phẩm của ca chia cho tổng số công của công nhân trong ca và nhân với số công của từng người.

Lương từng ca theo sản lượng = x Sản lượng nhập kho của mỗi ca

Đơn giá sản lượng

Lương của công nhân A =

Số công của công

nhân A

Σ S.lượng nhập kho của ca * đơngiá S. lượng Σ số công của cả ca

x

Ví dụ minh hoạ:

- Trong tháng 09/07, sản lượng nhập kho phôi đúc cua PX Đúc là:2.302,5 tấn.

- Đơn giá khoán: 150.000 đồng/tấn

- Tổng tiền lương phải trả cho PX Đúc: 345.375.000đ.

- Trong đó: ca Nguyễn Văn Luyện ở PX đúc có sản lượng nhập kho như sau:

+ Mặt hàng: Phôi đúc

+ Sản lượng nhập kho: 292,95 tấn + Đơn giá khoán: 150.000 đồng/tấn

Tiền lương T.09/2007 phải trả cho ca Nguyên Văn Luyện là:

232,95 tấn x 150.000 đồng/tấn = 34.942.500

- Trong ca Luyện có 8 công nhân làm việc tổng số công 240 công. Công nhân Phạm Trung Hậu thuộc ca luyện có 25 công thì lương của anh Hậu được tính như sau:

- Cuối tháng, kế

toán căn cứ vào Bảng tổng hợp tiền lương các ca của PX đúc để hạch toán:

Nợ TK 622D: 410.996.250 đ (Đối tượng chi phí là phôi đúc 1) Có TK 334: 345.375.000 đ (S.lượng NK * Đơn giá khoán)

Có TK 3382: 6.907.500 đ (Trích KPCĐ 2% trên tổng quỹ lương) Có TK 3383:51.806.250đ (Trích BHXH 15% trên tổng quỹ lương) Có TK 3384: 6.907.500 đ (Trích BHYT 2% trên tổng quỹ lương) (2) Đối với lương của phân xưởng cán: Do phân xưởng này sản xuất ra nhiều sản phẩm và áp dụng phương pháp tính giá thành bình quân. Nên tiền lương phải trả cho CN sản xuất trực tiếp của PX này được tính bằng sản lượng nhập kho nhân với đơn giá khoán. Cuối tháng kế toán hạch toán toàn bộ chi phí tiền lương của PX và đưa thẳng vào TK 622C và không cần chỉ đối tượng chi phí. Phần mềm sẽ tự phân bổ chi phí cho các sản phẩm của PX bằng cách lấy tổng tiền lương phải trả chia cho tổng sản lượng nhập kho rồi nhân với sản lượng nhập kho của từng loại.

- Việc tính lương cho từng công nhân của phân xưởng cán cũng tương tự phân xưởng đúc. Nên cuối tháng căn cứ bảng tổng hợp tiền lương để hạch toán chi phí.

Ví dụ minh hoạ:

34.942.500 đồng x 25 công = 3.639.843 đồng 240 công

- Sản lượng nhập kho thành phẩm các loại của PX Cán là: 4.023,52 tấn - Đơn giá khoán : 180.000 đồng/tấn

- Tổng tiền lương phải trả cho PX Cán: 724.233.600 đồng Cuối tháng kế toán ghi chép như sau.

Nợ TK 622C: 1.272.834.234đồng (Sản lượng NK * Đ.giá) Có TK 334: 724.233.600 đồng (Sản lượng NK * Đ.giá) Có TK 3382: 14.484.672 đồng (2% tiền lương phải trả) Có TK 3383: 108.635.040 đồng (15% tiền lương phải trả) Có TK 3384: 14.484.672 đồng (2% tiền lương phải trả) (3) Phân xưởng phân bón:

- Lương công nhân của PX Phân bón được tính theo lương thời gian.

Lương phải trả = Mức lương + trách nhiệm + tiền ăn – các khoản giảm trừ + Trách nhiệm = 20% mức lương

+ Tiền ăn của công nhân: 10.000 đ/ngày Dựa vào bảng lương phân bón ta hạch toán như sau.

Nợ TK 622PB: 11.043.000 đ Có TK 334: 10.980.000 đ Có TK 3382: 63.000 đ

- Do Phân xưởng Phân bón tính giá thành bình quân nên không cần chỉ ra Đối tượng chi phí. Cuối tháng, máy tính sẽ tự động phân bổ theo tiêu thức sản lượng nhập kho.

- Tại Phân xưởng phân bón của Cty An Hưng Tường không ký Hợp đồng lao động dài hạn với công nhân sản xuất mà chỉ thuê thời vụ nên không trích BHXH và BHYT cho công nhân sản xuất.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH an hưng tường (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w