CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
2.3. Đánh giá về thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Thường Xuyên
Sau thời gian tìm hiểu tại phòng kế toán của Công ty TNHH Thường Xuyên, được tìm hiểu, tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng ở công ty, em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán đã tương đối hợp lý song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa được phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán ở công ty, em xin nêu ra một số nhận xét của bản thân về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng như sau:
2.3.1. Kết quả đạt được
Về công tác kế toán nói chung
- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu của nhà quản lý, đồng thời 94
phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi kế toán viên. Các kế toán viên của công ty đều đã qua trường lớp đào tạo chuyên ngành kế toán và thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề nên đều thành thạo và tích cực trong công việc được giao. Với số lượng kế toán là 5 người bao gồm cả kế toán trưởng nên các kế toán của công ty đều phải đảm nhận nhiều phần hành khác nhau nhưng chất lượng công việc luôn được đảm bảo hoàn thành đúng hạn, đúng yêu cầu của nhà quản lý. Đó là sự nỗ lực rất lớn của kế toán trong công ty.
- Về hình thức kế toán: Do đặc điểm hoạt động SXKD của công ty phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính nên việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung thực hiện trên phần mềm kế toán máy 3Tsoft là phù hợp và thuận tiện.
Việc áp dụng kế toán máy trong tổ chức công tác kế toán khắc phục được khó khăn thường gặp trong công tác hạch toán kế toán, giảm được khối lượng ghi chép, giảm mức độ nhầm lẫn trong việc tính toán, thuận tiện đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc, việc lập BCTC và cung cấp các chỉ tiêu kinh tế đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Hệ thống sổ sách của công ty tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ ràng.
- Về hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng: Các tài khoản kế toán công ty sử dụng là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tuân theo QĐ15/2006QĐ-BTC. Đồng thời kế toán sử dụng các tài khoản chi tiết để theo dõi từng hoạt động.
- Về hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán của công ty tuân theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước và BTC ban hành. Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ nhanh và phù hợp, tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác. Các cá nhân, bộ phận trong công ty có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện và giúp đỡ nhau trong việc hoàn thiện chứng từ để công việc được thuận lợi. Bên cạnh đó, kế toán công ty cũng hợp lý hóa các thủ tục và xử lý chứng từ, giảm bớt thủ tục xét duyệt chứng từ nhưng vẫn đảm bảo quá trình luân chuyển chứng từ kế toán tuân thủ đúng quy định và phù hợp.
- Về hạch toán kế toán: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, phương pháp này đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình biến động của các mặt hàng trong công ty tại mọi thời điểm. Số hàng tồn kho được phản ánh trung thực để phòng kế toán nắm được và báo lên lãnh đạo để có kế hoạch nhập thêm hay tiêu thụ nhanh chóng. Đồng thời công ty tính giá vốn, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trên phần mềm kế toán nên vừa làm tăng tính thuyết phục cho số liệu đưa ra, vừa giúp kế toán tiết kiệm được thời gian, công sức tính toán.
Bên cạnh đó, công ty thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán nhằm phát hiện kịp thời những khuyết điểm tồn tại của kế toán để kế toán thực hiện đúng, đầy đủ, thống nhất trong toàn công ty.
Nhìn chung, bộ phận kế toán của công ty TNHH Thường Xuyên hoạt động khá hiệu quả, việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý được thực hiện kịp thời, phản ánh đúng và chính xác. Trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán công ty ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ nên ít có sai sót xảy ra trong quá trình hạch toán.
Về kế toán bán hàng và xác định KQBH nói riêng
Công ty tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến bán hàng của công ty được phản ánh kịp thời, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo. Việc áp dụng phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng với khách hàng là hợp lý , phù hợp với đặc điểm của công ty giúp công ty tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Hàng hóa của công ty bao gồm nhiều loại và được bán cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy việc quản lý và theo dõi việc bán hàng là một vấn đề tương đối khó khăn. Song thực tế công ty đã tổ chức khâu bán hàng hết sức linh hoạt, vừa đơn giản vừa đáp ứng được yêu cầu của quản lý.
Việc xác định kết quả bán hàng được tiến hành cho tất cả các loại hàng hóa. Điều này vừa đơn giản vừa dễ làm, thể hiện được kết quả tiêu thụ cuối cùng 96
phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Việc tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã phản ánh đầy đủ, chặt chẽ và thuận tiện thông qua hệ thống sổ sách của công ty.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả trong công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng mà kế toán công ty đã đạt được vẫn còn những tồn tại mà công ty TNHH Thường Xuyên có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty. Cụ thể là:
Thứ nhất, về chứng từ kế toán
Khi xuất hàng giao cho khách hàng, công ty không lập phiếu xuất kho mà thủ kho chỉ theo dõi số hàng đã xuất theo số chuyến lái xe chở đi. Như vậy là không đúng theo quy định và có thể xảy ra sai sót, gian lận khi xuất hàng mà không lập phiếu xuất kho.
Thứ hai, về hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng - Công ty không mở các sổ chi tiết để hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán cho từng sản phẩm nên khó xác định được kết quả bán hàng của từng sản phẩm để có kế hoạch phù hợp. Công ty bán các mặt hàng khác nhau nhưng chưa theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng nên chưa có cái nhìn cụ thể về kết quả bán hàng của từng mặt hàng để có biện pháp hợp lý.
- Khi hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận bán hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6417: 4.542.222 đồng Có TK 2141: 4.542.222 đồng
Trong khi tài khoản 6417 là chi phí dịch vụ mua ngoài, do đó kế toán hạch toán như vậy là chưa chính xác.
- Về việc hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên, kế toán hạch toán vào TK 632- Giá vốn hàng bán về tiền lương phải trả cho công nhân viên bao gồm công nhân lái máy, lái xe như vậy là không đúng theo quy định. Mặt
khác, trong tháng 10/2013 công ty không sản xuất mà chỉ mua về rồi bán nên tiền lương phải trả cho công nhân viên không thể hạch toán như vậy được.
- Khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán, kế toán không khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết trên cửa sổ nhập các nghiệp vụ. Trong cửa sổ nhập hóa đơn bán hàng, kế toán không nhập đầy đủ các thông tin về số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn của hóa đơn GTGT đã lập. Như vậy là chưa đầy đủ và chính xác.
Thứ ba, về báo cáo kết quả bán hàng
Cuối tháng, sau khi xác định được kết quả bán hàng trong tháng, kế toán không lập báo cáo kết quả bán hàng để cung cấp thông tin cho lãnh đạo DN đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời.
Thứ tư, về công tác thu hồi nợ
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, khi bán hàng giao hàng trước rồi thu tiền hàng sau, do đó số tiền phải thu là khá lớn. Tuy nhiên, kế toán Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty khi có rủi ro trong kinh doanh.
Thứ năm, về kế toán chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán Công ty không áp dụng việc bán hàng có chiết khấu cho khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hóa, hạn chế việc thu hút khách hàng nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Thứ sáu, về việc sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong 03 năm gần đây (2011- 2013) đều là khá cao so với lợi nhuận gộp, do dó làm giảm đi kết quả kinh doanh của DN. Vì vậy DN cần có các biện pháp để quản lý và sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí.
2.3.3. Nguyên nhân
98
Công tác kế toán tại công ty còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân là do:
Do trình độ của kế toán viên trong công ty vẫn còn những hạn chế nhất định về kinh nghiệm nên họ còn chưa nhận thức sâu sắc được về tầm quan trọng của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Khi tiến hành lập dự phòng sẽ làm giảm rủi ro cho công ty, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả trong công tác kinh doanh của công ty. Mặt khác, do khách hàng của công ty luôn giữ uy tín trong tín dụng và thanh toán đầy đủ tiền hàng, vì vậy mà công ty đã đặt niềm tin và tin tưởng vào khách hàng nên đã không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Do kế toán viên công ty phải cùng lúc đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau nên không tránh khỏi việc không phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào phần mềm và các sổ kế toán.
CHƯƠNG 3