CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2015 dân số huyện Hoài Đức là 192 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).
Trong giai đoạn 2010-2015 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khoảng 1,56%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,25%/năm. hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (93% dân số).
2.1.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Hoài Đức là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, lao động nông nghiệp của huyện có trình độ cao, nền nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Hoài Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng cũng như các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của huyện Hoài Đức chỉ có giao thông đường bộ là chính, trong những năm qua đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nên đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Thực trạng hệ thống đường quốc lộ:
- Đường Đại Lộ Thăng Long chạy qua huyện dài 8,4 km với mặt cắt đường rộng 140m, đi qua địa bàn các xã: An Khánh, An Thượng, Song Phương, Vân Côn.
36
- Tuyến quốc lộ 32 qua huyện dài 5,5 km qua các xã Kim Chung, thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Giang, Đức Thượng - đường láng nhựa, đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
* Thực trạng hệ thống đường tỉnh lộ:
- Đường tỉnh lộ 70: qua địa bàn xã Vân Canh: khoảng 0,6 km: mặt cắt ngang đường rộng 6 - 7 m, mặt đường láng nhựa.
- Đường tỉnh lộ 423 (tỉnh lộ 72 cũ): qua địa phận các xã La Phù, An Khánh, An Thượng, Vân Côn dài 7 km; mặt cắt ngang đường hiện tại là 8,0-9,0m. Chiều rộng mặt cắt đuờng 5,0m - thuộc đường cấp V đồng bằng.
- Đường tỉnh lộ 422 (tỉnh lộ 79 cũ): qua địa phận xã Kim Chung, thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Giang, Sơn Đồng, Yên Sở, Cát Quế, dài 7,9 km; mặt cắt ngang đường hiện tại 9m.
- Đường tỉnh lộ 422B (đường Sơn Đồng – Vân Canh) dài 4,02 km, mặt cắt ngang đường hiện tại 7m.
- Huyện Hoài Đức có hệ thống đê tả Đáy chạy suốt 9 xã vùng bãi phục cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.
* Hệ thống đường huyện lộ:
Gồm 6 tuyến đường với tổng chiều dài 19 km.
- Đường Sơn Đồng – Song Phương: dài 3,6 km, nền đường rộng 5 m; kết cấu mặt đường láng nhựa rộng 3,5 m.
- Đường Lại Yên - An Khánh: Từ ngã tư Phương Bảng đi đường tỉnh lộ 423 dài 6,2 km, nền đường rộng 5 m, kết cấu mặt làng nhựa 3,5 m: đoạn qua xã Lại Yên đang được nâng cấp cải tạo, còn lại đã xuống cấp.
- Đường Lại yên - Vân Canh dài 2,5 km, nền đuờng rộng 5m, kết cấu mặt đường cấp phối 3,5 m.
- Đường từ đê Song Phương đi Vân Côn dài 3,1 km, mặt đường rộng 5m, trong đó đoạn từ Song Phương đi cao tốc dài 1,7 km: đổ bê tông xi măng; đoạn từ cao tốc đi Vân Côn (Sông Đáy): Láng nhựa, đã xuống cấp, dài 1,4 km.
- Đường Lại Yên - Tiền Yên (từ ngã tư Phượng Bảng – đê Tiền Yên) dài khoảng 1,8 km đang được nâng cấp cải tạo.
- Đường Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên: Dài 1,8 km đã đuợc nâng cấp cải tạo khoảng 1 km.
37
Các tuyến đường trục huyện chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng. Trong khi đó phải chịu lưu lượng và tải trọng xe quá lớn trên mức cho phép dẫn đến đường huyện xuống cấp nhanh, trầm trọng.
Vì vậy, thành phố và các sở ngành cần khảo sát một số tuyến đường bức xúc để giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân, từng bước đưa vào kế hoạch xây dựng cơ bản những đường trục chính để liên kết các vùng của huyện, tạo điều kiện phát triển sản xuất và đời sống của người dân, khai thác các tiềm năng đất đai.
2.1.2.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm vừa qua các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức đã có những phát triển khá mạnh, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 7.000 tỷ đồng, với quy mô và mật độ dân số cao nên giá trị sản xuất bình quân đầu người chỉ đạt 36 triệu đồng/người/năm.
So với một số huyện khác thì giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện ở mức thấp. Kết quả phản ánh quy mô nền kinh tế của huyện vẫn còn ở mức thấp hơn so với tiềm năng phát triển của huyện.
Trong 5 năm qua (2011 – 2015) tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt khá, 15,2%/năm. So với tiềm năng của huyện thì kết quả này còn rất khiêm tốn.
Xét theo từng năm, tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện không đều, cụ thể là trong khi các năm 2011, 2015 có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 18 – 19%/năm thì tốc độ tăng trưởng của 2 năm 2013, 2014 chỉ đạt trên 11%. Điều này một mặt phản ánh nền kinh tế của huyện cũng chịu tác động khá lớn từ khủng hoảng kinh tế giới, mặt khác là do sự gia tăng cạnh tranh trong phát triển từ các địa phương khác.
38
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng huyện Hoài Đức giai đoạn 2011 – 2015
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Giai đoạn 2011-2015 1 Tổng giá trị
sản xuất
Tỷ đồng,
giá 1994 1.812 2.100 2.330 2.608 3.110 2 Tốc độ tăng
trưởng chung % 18,60 15,90 11,00 11,90 19,20 15,20 Công nghiệp -
xây dựng % 25,30 21,40 13,40 12,10 23,60 19,03 Dịch vụ % 17,90 18,00 12,70 17,90 17,00 16,67 Nông nghiệp % 2,60 -4,30 -2,10 -3,70 3,90 -0,80
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức)
Xét theo ngành kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 vừa qua chủ yếu là ngành xây dựng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/năm.
Trong đó, riêng năm 2011 ngành có tốc độ tăng trưởng đạt 25.3%; tiếp đó là ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,7%/năm. Ngược lại, ngành nông nghiệp giai đoạn vừa qua do diện tích đất canh tác giảm mạnh nên có xu hướng giảm, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 giảm tới 0,8%/năm.
Nhìn chung, giai đoạn 2011 – 2015, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng khá mạnh; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng của ngành nông, thuỷ sản giảm mạnh. Cụ thể, năm 2010 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 48,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2015, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên trên 60%, tức tăng gần 12% trong 5 năm. Đây là mức tăng mang tính đột biến của cơ cấu trên địa bàn, khẳng định thế mạnh hiện tại của một huyện mà sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh.
39
Bảng 2.2: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 11 Nông nghiệp 19,46 16,40 13,70 12,60 11,40 9,90 22 Công nghiệp, TTCN 48,79 52,70 57,20 55,40 58,30 60,40 33 Thương mại, dịch vụ 31,75 30,90 29,10 32,00 30,30 29,70 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức) Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn một phần có thể lý giải là do diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm mạnh làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tụt giảm. Ngược lại, giai đoạn này tỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng tăng mạnh không phải do đã có sự đột phá, thành công trong phát triển công nghiệp địa phương mà cần được luận giải theo 3 khía cạnh sau:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao do có nhiều dự án của cả Nhà nước và người dân trên địa bàn.
- Ngành thương mại, dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội đón đầu sự phát triển kinh tế, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của địa phương làm cho tỷ trọng của ngành này vốn chưa cao lại bị giảm sút.
- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên quy mô nhỏ, manh mún và vẫn mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản chậm phát triển.