Kết quả điều trị:

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang, đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn loại ii do lùi xương hàm dưới bằng khí cụ cố định (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.4. Kết quả điều trị:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả điều trị được đánh giá theo mục tiêu điều trị và dựa trên các tiêu chuẩn về chức năng, thẩm mỹ và các chỉ số trên phim cephalometric.

Sau khi kết thúc điều trị tích cực, phần lớn các bệnh nhân có khớp cắn được cải thiện rõ rệt, độ cắn chìa, cắn chùm bình thường, khuôn mặt bệnh nhân đẹp hơn, cân đối hơn, độ nhô được giảm đáng kể.

Trên phim cephalometric, góc SNB trung bình tăng rõ ràng, từ 75.6 ổ 1.28 lên 77.53 ổ 1.187 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% (p<0.01). Góc ANB trung bình giảm rõ rệt, từ 5.8 ổ 0.92 xuống 3.53 ổ 0.99, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin vậy 99%.

Góc SNA trung bình có giảm nhẹ so với trước điều trị, (T2-T1= -0.43). Điều này được lý giải là do một trong những mục đích của điều trị ngụy trang là làm cho các răng cửa hàm trên lùi lại và răng của hàm dưới ngả ra phía trước [18].

Trong nghiên cứu của nhóm các tác giả khoa chỉnh nha của trường đại học Selcuk, Konya và Đại học Erciyes, Kayseri, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2005 khi

nghiên cứu về ảnh hưởng của điều trị ngụy trang lên cấu trúc sọ mặt cũng cho kết quả góc SNA giảm từ 79.83 ổ 3.48 xuống 79.1 ổ 3.68, tuy nhiên sự giảm đó không có ý nghĩa thống kê [18]. Bravo (1994) khi so sánh sự thay đổi trên bệnh nhân nhổ 4 răng trước hàm và bệnh nhân không nhổ răng nhận thấy rằng góc SNA giảm ở nhóm nhổ răng, và góc ANB giảm bản chất là do sự thay đổi ở góc SNA và cho rằng điểm A lùi là do răng cửa hàm trên lùi lại, và làm cho góc giữa trục răng cửa hàm trên và đường SN cũng giảm đi [18].

Nghiên cứu của chúng tôi do được thực hiện trong thời gian ngắn với số mẫu hạn chế nên chúng tôi chưa so sánh được cụ thể sự thay đổi chỉ số trên phim cephalometric của từng nhóm bệnh sử dụng phương pháp không nhổ răng hoặc nhổ 2 răng 4 hay nhổ 4 răng 4. Tuy nhiên theo kết quả điều trị của từng bệnh nhân chúng tôi nhận thấy ở nhóm không nhổ răng góc SNA không thay đổi hoặc tăng nhẹ, còn ở nhóm có nhổ răng góc SNA giảm.

Góc SNB ở các nhóm bệnh nhân đều tăng, thiết nghĩ là do tác dụng của chun liên hàm loại II trong việc đưa xương hàm dưới ra phía trước. Nhờ đó góc ANB tăng là điều dễ hiểu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi góc giữa hai răng cửa cũng tăng (4.80) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Abdular góc giữa trục 2 răng cửa cũng tăng [18]. Điều này có thể lý giải là do trục của răng cửa hàm dưới ngả ra trước hơn, do đó chỉ số của góc giữa hai răng cửa cũng gần hơn với chỉ số bình thường.

Bảng 3.17 cho thấy góc giữa trục răng cửa hàm trên và đường SN (1- SN), và góc giữa trục răng cửa hàm trên và mặt phẳng khẩu cái có giảm, điều này có thể được lý giải là do điểm A được đẩy lùi về phía sau. Trong nghiên cứu của Bravo năm 1994 và Abdular và nhóm các tác giả khoa chỉnh nha của trường đại học Selcuk, Konya và Đại học Erciyes, Kayseri, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2005 cũng nhận thấy điều này [18].

Do lệch lạc khớp cắn loại II do lùi xương hàm dưới là 1 dạng lệch lạc do xương nên, thời gian điều trị kéo dài nên chúng tôi chỉ đánh giá kết quả khi kết thúc điều trị, không chia thành nhiều giai đoạn nhỏ.

Bảng 3.18 cho thấy có 15 bệnh nhân đã kết thúc điều trị trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả đạt tốt 86.7 %, kết quả loại khá có 2 bệnh nhân, 13.3%. 1 bệnh nhân đạt kết quả khá có tương quan loại I răng nanh và răng hàm, khớp cắn lồng múi tương đối tốt ngoại trừ cắn hở khoảng 1mm ở vùng răng hàm nhỏ bên phải, khuôn mặt cải thiện đáng kể, tuy nhiên trên phim Cephalometric có chỉ số góc SNB tăng nhẹ (T2-T1=10 ), góc ANB sau điều trị giảm từ 70 xuống còn 50, tuy nhiên do bệnh nhân ở tỉnh xa không có điều kiện đến khám thường xuyên và ý thức tuân thủ theo y lệnh bác sỹ không tốt nên chúng tôi quyết định tháo mắc cài sớm hơn dự định.1 trường hợp bệnh nhân có kết quả điều trị loại khá nữa là bệnh nhân có hướng tăng trưởng mở, trước khi điều trị chỉnh nha chúng tôi đã giải thích và tư vấn về điều trị kết hợp giữa nhổ hai răng hàm nhỏ hàm trên để kéo lùi răng cửa trên ra sau và sau đó phẫu thuật để đẩy tiến xương hàm dưới hoặc phẫu thuật đẩy tiến cằm nhưng gia đình không đồng ý và chấp nhận phương án điều trị ngụy trang không nhổ răng. Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân có khớp cắn loại I vùng răng nanh, góc SNB tăng nhẹ.

Bảng 3.19 cho thấy ở nhóm điều trị bằng phương pháp không nhổ răng có 7 bệnh nhân đạt kết quả tốt, chiếm 46.7%. Các trường hợp này có sai lệch xương loại II ở mức độ nhẹ, việc điều trị nhằm mục đích làm chìa răng cửa dưới ra trước bằng cách sử dụng chun kéo liên hàm loại II trong thời gian dài mà không phải nhổ răng. Kết quả đạt được nhờ cơ chế dịch chuyển răng dưới ra trước nhiều hơn là kéo răng trên ra sau. Trong nhóm này có 3 trường hợp bệnh nhân có khớp cắn sâu, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, sau điều trị các bệnh nhân có khớp cắn được lồng múi tốt, môi được đóng kín, cân bằng

cơ lập lại được và thẩm mỹ rất được cải thiện. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu cho thấy dịch chuyển răng cửa dưới ra trước nhiều hơn 2mm thường không ổn định và dễ tái phát. Do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trong một thời gian nhất định do đó việc theo dõi các bệnh nhân trên sau khi kết thúc điều trị sẽ được chúng tôi theo dõi tiếp và báo cáo ở đề tài khác.

Trong nhóm có nhổ răng đạt kết quả tốt có 3 bệnh nhân nhổ 2 răng hàm nhỏ hàm trên và có 3 bệnh nhân nhổ 4 răng hàm nhỏ, đều chiếm 20%. Trong 1 nghiên cứu của G. Janson và cộng sự lại cho rằng nhổ 2 răng hàm nhỏ hàm trên hiệu quả hơn không nhổ răng trong trường hợp điều trị ngụy trang cho bệnh nhân sai khớp cắn loại II [25]. Có sự khác biệt này so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do G. Janson nghiên cứu ở nhóm tuổi thấp hơn, 12.63 và 13.91 tuổi còn trong nhiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có độ tuổi 17. Và cũng 1 nghiên cứu khác của G. Janson và cộng sự lại cho rằng việc nhổ 2 răng hàm nhỏ hàm trên đạt kết quả tốt hơn so với nhổ 4 răng hàm [24].

Nhìn vào bảng 5.5 cho thấy bệnh nhân dưới 18 tuổi có kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao, 60 %. Các bệnh nhân này trên phim cephalometric hầu như đều có hướng tăng trưởng đóng của xương hàm dưới. Hướng tăng trưởng này thuận lợi, giúp điều trị hiệu quả sự sai biệt theo chiều trước sau giữa hai nền xương hàm, rất thích hợp cho điều trị can thiệp chỉnh nha.

Bảng 3.20 và 3.21 ta thấy được mối liên hệ giữa độ tuổi, thời gian điều trị và phân loại kết quả điều trị. Nhóm bệnh nhân dưới 18 tuổi không nhổ răng đạt kết quả điều trị loại tốt chiếm tỷ lệ cao nhất, 5 bệnh nhân, 33.3%. Trên kết quả nghiên cứu này có thể thấy độ tuổi có ảnh hưởng đến phương pháp điều trị và kết quả điều trị.

Nói chung bệnh nhân ít tuổi, mức độ lệch lạc nhẹ, ít phải can thiệp sẽ có thời gian điều trị ngắn hơn và đạt kết quả tốt cao hơn.

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang, đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn loại ii do lùi xương hàm dưới bằng khí cụ cố định (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w