Mức độ thiếu khoản g:

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang, đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn loại ii do lùi xương hàm dưới bằng khí cụ cố định (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Mức độ thiếu khoản g:

Mức độ thiếu khoảng được chia làm 3 cấp độ, phụ thuộc vào đó để lựa chọn phương pháp điều trị nhổ răng hoạc không nhổ răng [ 33]: dưới 4 mm, từ 5 đến 10 mm, và trên 10 mm.

Bảng 3.12 cho ta thấy:

Ở hàm trên có 27/30 bệnh nhân có thiếu khoảng, thiếu khoảng thấp nhất là 1mm và nhiều nhất là 11 mm, 3 bệnh nhân thừa khoảng. Mức độ thiếu khoảng dưới 5 mm chiếm tỷ lệ cao 63% (19 bệnh nhân). Thiếu khoảng trên 9 mm có 7 bệnh nhân, chiếm 26%. Độ thiếu khoảng từ 5 đến 9 mm chỉ có 4 bệnh nhân, với tỷ lệ 15%.

Ở hàm dưới có 25/30 bệnh nhân bị thiếu khoảng, trong đó thiếu khoảng ít nhất là 1 mm và nhiều nhất là 11 mm, có 5 bệnh nhân thừa khoảng. Mức độ thiếu khoảng dưới 5 mm chiếm nhiều nhất 64 %, có 16 bệnh nhân. Thiếu khoảng trên 9 mm có 5 bênh nhân, chiếm 20 %. Thiếu khoảng từ 5 đến 9 mm có 4 bệnh nhân, chiếm 16 %.

Trong nhóm nghiên cứu độ thiếu khoảng thấp dưới 5 mm gặp nhiều với tỷ lệ cao ở cả hàm trên và hàm dưới. Có 3 bệnh nhân có độ chen chúc cao ở hàm trên, 11mm, và 4 bệnh nhân có độ thiếu khoảng là 10mm. Ở hàm trên,với những bệnh nhân thiếu khoảng nhiều thường gặp răng nanh nằm ngoài cung hàm, có 1 trường hợp có răng cửa bên nằm ở phía hàm ếch. Ở hàm dưới có 2 bệnh nhân có độ chen chúc là 11 mm, các bệnh nhân này thường có chen chúc ở nhóm răng cửa, các răng cửa xoay từ 450 đến 900.

4.2.4. Các chỉ số trên phim cephalometric trước khi điều trị:

Bảng 3.13 cho thấy góc SNA =81.43ổ1.27 trong giới hạn bình thường so với 82 ổ 2 (theo Steiner), như vậy tương quan của xương hàm trên với nền sọ là bình thường.

Góc SNB =75.6 ổ 1.28 thấp hơn giới hạn bình thường là 80 ổ 2 theo Steiner. So sánh với nghiên cứu của J. W. P Lau và U. Hagg nghiên cứu về các chỉ số đo sọ mặt của 105 người Trung Quốc có khớp cắn loại II/1 ở lứa tuổi 10- 15 có góc SNB = 77 ổ 3.7 [27] thì nghiên cứu của chúng tôi có góc SNB thấp hơn, có thể do lứa tuổi được lựa chọn khác nhau. Còn so sánh với

kết quả nghiên cứu của M.R.Freitas và cộng sự năm 2005 về chỉ số trên phim cephalometric của người Brazil da trắng có sai khớp cắn loại II/1 có góc SNB= 75.39 ổ 3.23 [26] thì kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.

Góc ANB = 5.8 ổ 0.925 thấp hơn so với nghiên cứu của J W P Lau và U Hagg ( 5.9 ổ 2) [27], và của M.R.Freitas và cộng sự ( 6.19 ổ 1.3) [28].

Các chỉ số khác xoay quanh giá trị bình thường.

4.3. Điều trị:

Mục tiêu điều trị của mỗi bệnh nhân là khác nhau và kế hoạch điều trị thường gắn liền với mục tiêu điều trị.

Điều trị nhổ răng hay không nhổ răng phụ thuộc vào mức độ thiếu chỗ trên cung hàm, độ cắn chìa, cắn chùm. Ngoài ra còn phụ thuộc vào trục của răng cửa trên so với mặt phẳng nền sọ và trục của răng cửa dưới so với mặt phẳng hàm dưới, độ dày của bản xương phía ngoài răng cửa.

Chúng tôi chia bệnh nhân thành 2 nhóm, không nhổ răng và có nhổ răng, trong nhóm có nhổ răng lại chia tiếp thành 3 nhóm nhỏ: nhổ hai răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, nhổ bốn răng hàm nhỏ thứ nhất và nhổ hai răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và hai răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới.

Theo W. Profit, chỉ định nhổ răng hay không phụ thuộc vào độ thiếu khoảng của cung hàm [32]:

Với độ thiếu khoảng dưới 4 mm: rất ít chỉ định nhổ răng ( thường trong trường hợp vẩu nặngẦ.).

Trong trường hợp thiếu khoảng từ 5 đến 9 mm: có thể nhổ răng hoặc không nhổ răng.

Khi có thiếu khoảng từ 10 mm trở lên: đa số là có chỉ định nhổ răng, hoặc 4 răng hàm nhỏ thứ nhất, hoặc răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và răng cửa hàm dướiẦ.

Bảng 3.14 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân được điều trị theo phương pháp không nhổ răng chiếm tỷ lệ cao nhất 47% (14 bệnh nhân). Tiếp theo là tỷ lệ nhổ 2 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và nhổ 4 răng hàm nhỏ thứ nhất đều chiếm 23% (7 bệnh nhân).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần giống với nghiên cứu của Skidmore và cộng sự năm 2006 tổng kết 366 bệnh nhân chỉnh nha bằng khí cụ cố định ở New Zealand cho thấy tỷ lệ điều trị không nhổ răng chiếm 46.5 %, tỷ lệ có nhổ răng chiếm 53.5 % [ 35].

Nhóm bệnh nhân không có chỉ định nhổ răng có độ thiếu khoảng dưới 7 mm. Tuy nhiên có 2 trường hợp không có độ thiếu khoảng nhưng chúng tôi vẫn quyết định nhổ răng do bệnh nhân có độ cắn chìa quá lớn (15 và 11mm), răng của hàm trên vẩu nhiều và khuôn mặt rất nhô.

Những trường hợp có thiếu chỗ nhưng không nhổ răng giải pháp của chúng tôi là tạo chỗ nhờ nong hàm, nong hàm ở đây nhờ vào sự đàn hồi của dây cung Niti, đặc biệt có 3 bệnh nhân ở lứa tuổi còn đang phát triển (tuổi 11 và 12) chúng tôi áp dụng phương pháp này rất hiệu quả, đầu tiên chúng tôi gắn mắc cài ở hàm trên trước (do độ cắn chìa thấp nên không đủ khoảng để gắn mắc cài hàm dưới), sau khi các răng ở hàm trên tương đối thẳng hàng, tạo được độ cắn chìa hợp lý, chúng tôi bắt đầu gắn mắc cài ở hàm dưới. Có 1 trường hợp có độ thiếu khoảng 7 mm nhưng bệnh nhân có kích thước 2 răng cửa bên to hơn bình thường và không tương xứng với các răng bên cạnh nên chúng tôi quyết định cắt kẽ để tạo khoảng.

Bảng 3.15 cho thấy nhóm bệnh nhân dưới 18 tuổi có tỷ lệ điều trị không nhổ răng cao nhất, 10 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 33.3 %, ở nhóm này có độ thiếu khoảng không nhiều. Theo 1 số tài liệu nước ngoài, điều trị ngụy trang được áp dụng và cho kết quả tốt ở lứa tuổi dậy thì với sai lệch trung bình.

Có 3 trường hợp bệnh nhân có răng thừa, trong đó 1 trường hợp có răng ngầm hoàn toàn và 2 trường hợp có 2 răng thừa ở vùng giữa 2 răng cửa thứ nhất hàm trên, với độ thiếu khoảng từ 8-10 mm, chúng tôi quyết định chỉ nhổ các răng thừa.

Những trường hợp răng chen chúc nặng, độ thiếu khoảng lớn hơn 10 mm chúng tôi quyết định nhổ răng. Có 7 trường hợp nhổ hai răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, trong đó có 2 trường hợp bệnh nhân bị thiếu răng cửa hàm dưới, 1 trường hợp bệnh nhân bị thiếu răng nanh phía bên phải và răng nanh phía bên trái bị dị dạng nên chúng tôi quyết định nhổ răng nanh phía bên trái.

Trục của răng cửa ngả trước quá và bản xương phía ngoài của vùng răng cửa mỏng quá chúng tôi cũng quyết định nhổ răng để tránh thiếu xương che phủ răng khi làm thẳng hàng. Có 5 trường hợp nhổ 4 răng hàm nhỏ thứ nhất cần neo giữ tối đa bằng cung khẩu cái và cung lưỡi do các răng phía trước có độ chen chúc cao hoặc do bệnh nhân có độ cắn chìa cao cần đẩy lùi các răng cửa tối đa.

Có 2 trường hợp chúng tôi nhổ 2 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và 2 răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới, các bệnh nhân này không có độ thiếu khoảng hoặc độ thiếu khoảng rất thấp, mục tiêu điều trị của chúng tôi là muốn di gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới để đạt được tương quan loại I ở cả răng nanh và răng hàm lớn thứ nhất.

Trong lựa chọn các bệnh nhân để điều trị ngụy trang sai khớp cắn loại II do lùi xương hàm dưới, độ cắn chìa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tới việc có quyết định cho bệnh nhân nhổ răng hay không, hoặc có thể điều trị ngụy trang được hay phải kết hợp với phẫu thuật. Trong nghiên cứu này, độ cắn chìa trung bình của các bệnh nhân là 5.63 ổ 3.86 mm, thấp nhất là 1 và cao nhất có 1 bệnh nhân là 15 mm. Trong nghiên cứu của nhóm các tác giả khoa chỉnh nha của trường đại học Selcuk, Konya và Đại học Erciyes, Kayseri, Thổ

Nhĩ Kỳ năm 2005 nghiên cứu về ảnh hưởng của điều trị ngụy trang lên cấu trúc sọ mặt của 53 bệnh nhân sai khớp cắn loại II tiểu loại 1do lùi xương hàm dưới [18] có độ cắn chìa trước điều trị cao hơn của chúng tôi 6.68 ổ 2.12 mm. Các bệnh nhân có độ cắn chìa cao thường có chỉ định nhổ răng hoặc 2 răng hàm nhỏ hàm trên hoặc 4 răng hàm nhỏ thì mới có thể đẩy lùi răng cửa trên về phía sau được nhiều. Tuy nhiên có tài liệu cho rằng với độ cắn chìa lớn hơn 10 mm rất ít khả năng điều trị ngụy trang thành công. Bệnh nhân trong nghiên cứu có độ cắn chìa cao nhất (15 mm) được điều trị với phương pháp nhổ 2 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và 2 răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới, sau điều trị độ cắn chìa giảm xuống mức bình thường 2 mm.

Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều sử dụng chun liên hàm loại II. Chun liên hàm loại II có tác dụng kéo lùi răng nanh hàm trên, di gần răng hàm hàm dưới, đưa xương hàm dưới ra phía trước, làm trồi vùng răng hàm hàm dưới, làm trồi răng cửa hàm trên.

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang, đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn loại ii do lùi xương hàm dưới bằng khí cụ cố định (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w