Khám lâm sàng:

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang, đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn loại ii do lùi xương hàm dưới bằng khí cụ cố định (Trang 38 - 40)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3.2.Khám lâm sàng:

Sử dụng các dụng cụ khám nha khoa như gương gắp, thám trâm.

* Khám ngoài mặt:

- Mặt thẳng: + sự hài hoà của khuôn mặt + sự đối xứng qua đường giữa

+ sự cân xứng và hài hoà của ba tầng mặt.

+ khám đường giữa: đánh giá đường giữa hàm trên, hàm dưới so với đường giữa khuôn mặt.

- Mặt nhìn nghiêng: + hình dạng mặt nhìn nghiêng: bình thường, nhô, thẳng. + Đánh giá góc mũi môi, góc môi cằm.

* Khám khớp thái dương hàm để đánh giá:

+ Chuyển động đưa hàm sang trái, phải, ra trước, về sau: bình thường hay có cản trở.

+ Đường chuyển động: thẳng hoặc zíc zắc.

+ Biểu hiện bất thường tại khớp: đau, tiếng kêu: lục cục hoặc lạo xạo.

* Khám trong miệng:

● Khám cung răng:

+ Hình dạng cung răng.

+ Lệch lạc tại từng cung hàm: răng chen chúc, mọc sai chỗ. ● Khám khớp cắn theo ba chiều không gian:

♦ Chiều trước sau: + Lệch lạc khớp cắn loại II: múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, răng nanh hàm dưới ở vị trí lùi xa so với răng nanh hàm trên.

+ Độ cắn chìa: khoảng cách đo bằng mm giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới theo chiều trước sau.

♦ Chiều đứng: + Độ cắn chùm: Khoảng cách đo bằng mm giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới theo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp.

+ Có cắn hở không?

♦ Chiều ngang: + Có cắn chéo không?, phắa má hay phắa lưỡi.

* Các bệnh lý khác:

- Tổn thương tổ chức cứng: sâu răng, răng vỡ.

- Tình trạng bệnh quanh răng: + Tình trạng lợi: viêm lợi + Tổ chức quanh răng

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang, đánh giá kết quả điều trị sai khớp cắn loại ii do lùi xương hàm dưới bằng khí cụ cố định (Trang 38 - 40)