1.3.1. Giới thiệu huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Theo Trang Thông tin điện tử của Ủy ban Nhân dân huyện Lương Sơn [30], huyện có tổng diện tích tự nhiên là 375 km2, dân số trung bình là 80.300 người, mật độ dân số trung bình là 214 người/km2 (gấp 1,3 lần so với mật độ dân số toàn tỉnh Hoà Bình).
Huyện Lương Sơn là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với miền núi Hoà Bình và khu vực Tây Bắc, phía đông giáp các huyện Quốc Oai và Chương Mỹ (tỉnh Hà Tây), phía tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía nam giáp huyện Kim Bôi, phía bắc và tây bắc giáp các huyện Ba Vì và Thạch Thất (tỉnh Hà Tây).
Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động. Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, lượng mưa trung bình năm là 1.769 mm với 153 ngày có mưa, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè.
Hệ thống các sông, suối ở Lương Sơn thường ngắn và dốc. Ngoài 3 con sông nhỏ là sông Bùi, sông Cò và sông Bôi, trên địa bàn huyện Lương Sơn còn có 18 con suối, 20 hồ nước phân bố rộng khắp các vùng địa hình. Đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng có thể cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm ở Lương Sơn cũng khá phong phú. Các giếng đào sâu từ 4 đến 12m đã có nước, chất lượng nước tốt, chưa bị ô nhiễm.
Đất có rừng ở Lương Sơn chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên, thấp hơn so với bình quân của toàn tỉnh Hoà Bình. Rừng ở đây chủ yếu thuộc loại nghèo, đã bị khai thác cạn kiệt từ nhiều năm trước đây.
Ở Lương Sơn có hai loại khoáng sản trữ lượng khá dồi dào, có thể khai thác là đá vôi và đất sét. Trữ lượng đất sét khoảng 1,285 triệu m3 và 1.500 ha núi đá vôi có thể khai thác. Huyện Lương Sơn có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành vật liệu xây dựng. Hiện tại, Lượng Sơn có 83 mỏ đá vôi đang khai thác, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi ở địa bàn và quốc gia [30].
1.3.2. Khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn
Huyện Lương Sơn có 95 cơ sở khai thác đá trong có có 83 cơ sở khai thác đá vôi [11]. Theo Quyết định số 286/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, phương án quy hoạch khai thác đá bao gồm đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác hiện có và đầu tư xây dựng mới
các cơ sở khai thác đá xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng ở tỉnh và cung ứng cho Hà Nội. Điều này cho thấy nhu cầu và tiềm năng khai thác đá vôi ở tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Lương Sơn nói riêng là rất lớn.
Công nghệ khai thác đá vôi ở đây thường là phương pháp khai thác khấu suất theo lớp từ trên xuống. Theo phương pháp này sau khi bóc tách lớp đất phủ phía trên, đá sẽ được khoan- nổ mìn thành từng lớp với chiều cao tầng tùy thuộc thường từ 6- 10m nổ mìn bằng đưa đá xuống chân núi. Bãi bốc xúc cho thiết bị vận tải được xây dựng tại chân núi để vận tải về trạm đập sàng. Hoặc có thể đưa thiết bị đập sàng tới vị trí nổ và vận chuyển đá thành phẩm về bãi bằng băng chuyền.
Loại thành phẩm được khai thác bao gồm đá hộc (kích thước 30x20cm hoặc 30x40cm), đá 4x6, đá 2x4, đá 1x2, đá dăm và base. Tùy vào mục đích sản xuất mà các cơ sở khác nhau sử dụng các công cụ và máy móc khác nhau.
Các nguồn gây ô nhiễm bụi khí thải trong giai đoạn khai thác đá do hoạt động của máy móc, phương tiện tham gia sản xuất như:khoan đá và nổ mìn; bốc xúc, san gạt; vận chuyển đá. Ngoài ra còn có tiếng ồn, độ chấn động và các khí thải như bụi (PM) từ tất cả các công đoạn sản xuất đá vôi đặc biệt là công đoạn mổ mìn và vận chuyển đá, các khí SO2, NOx, CO, CO2 phát sinh từ quá trình nổ mìn, nhiên liệu chạy máy và vận chuyển.
Tiềm năng khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phương án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng ở huyện Lương Sơn
TT Tên cơ sở sản xuất Đơn vị tính
(m3/năm)
Công suất (năm) 2015 2020
Đá xây dựng 1000 10.960 14.980
Huyện Lương Sơn 1000 8.750 11.850
1 Suối Nảy - xã Hoà Sơn 1000 800 1.300
2 Xóm Vé, Xóm Rụt, Dốc Sống – xã Tân 1000 1.600 2.200
TT Tên cơ sở sản xuất Đơn vị tính (m3/năm)
Công suất (năm) 2015 2020 Vinh, Núi Sen - xã Liên Sơn
3 Suối Cốc – xã Hợp Hòa 1000 100 200
4 Làng Hang, Xóm Rè – xã Cư Yên 1000 500 850
5 Vai Đào, Núi Sống, Tăm Thay – xã Cao Răm
1000 300 450
6 Quáng Trắng, Xóm Sòng, Đồng ấm, Núi Rạng - xã Thành Lập
1000 500 650
7 Xóm Chũm, Thung Gò Chu Ngoài, núi Đang Kiệm, núi Phèn, núi Đặng Bương – xã Trung Sơn
1000 550 700
8 Núi Mố, Làng Ngành – xã Tiến Sơn 1000 950 1.000 9 8/3 – Nông trường Cửu Long, Xóm Mòng,
Tiểu khu X - TT. Lương Sơn
1000 250 300
10 Khu Chằm Ngái, thôn Om Trại, Quèn Thị, Đồng Đăng, Đồng Ngô, Núi Sếu, Thung Nai, Thung Vó, Thung Giếng, Thung Sếu, Om Làng, Quèn Chùa, Núi Trũng Đô – xã Cao Dương
1000 2.400 3.200
11 Núi Tháy, núi Canh - xã Trường Sơn 1000 450 600
12 Lai Trì, Núi Vố, Vệ An - xã Cao Thắng 1000 350 400 Nguồn [11]