CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. KẾT QUẢ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ PHÙ HỢP
Ở hầu hết các công đoạn khai thác, phương pháp được sử dụng để ước tính khí phát thải là phương pháp sử dụng hệ số phát thải bởi như đã đề cậpở chương 2, tính toán bằng hệ số phát thải đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm được chi phí cho công tác ước tính. Tuy nhiên do hệ số được thiết lập bởi cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, do đó có thể có sai lệch nhỏ với các dữ liệu hoạt động của các cơ sở khai thác đá vôi ở Việt Nam. Yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới phát thải bụi là độ ẩm của vật liệu, hệ số phát thải của hầu hết các công đoạn phát thải bụi đều phụ thuộc vào độ ẩm của đá.
Đối với công đoạn khai thác, khí thải từ quá trình nổ mìn được ước tính bằng phương pháp cân bằng vật chất và phương pháp sử dụng hệ số phát thải. Kết quả ở bảng 3.12 và bảng 3.14 cho thấy kết quả ước lượng khí thải phát sinh ở phương pháp cân bằng vật dường như tin cậy hơn, ước lượng được đầy đủ đối với các chất khí là CO, CO2, NO2, SO2 so với kết quả ước tính bằng phương pháp sử dụng hệ số phát thải. Do đó lựa chọn phương pháp cân bằng vật chất ở công đoạn này phù hợp để ước tính.
Đối với quá trình di chuyển, khí thải từ quá trình đốt cháy động cơ bao gồm phát thải từ máy xúc và xe tải được ước lượng bằng phương pháp phân tích nhiên liệu và phương pháp cân bằng vật chất. Nhược điểm của phương pháp phân tích nhiên liệu ở quá trình này là chỉ có thể tính toán phát thải đối với các khí CO, CO2, SO2. Ngược lại phương pháp sử dụng hệ số phát thải, ngoài việc tính được lượng phát thải CO và SO2 còn tính được thêm NOx, PM10 và VOCs. Mặc dù tính toán bằng phương pháp phân tích nhiên liệu có thể đưa ra số liệu tin cậy, nhưng việc phải giả định tỷ lệ cháy tạo thành CO2 và CO có thể khiến kết quả có sai lệch. Do đó phương pháp ước tính bằng hệ số phát thải phù hợp hơn ở công đoạn này. Từ việc phân tích ở trên, có thể tổng kết lại các phương pháp kiểm kê phát thải khí phù hợp cho hoạt động khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng trong hai bảng 2.21 và 2.22 dưới đây.
ảng 2.21. Kết quả ước tính bụi, khí thải cho khai thác đá vôi (tấn/năm)
Công đoạn
Cơ sở PM10 TSP CO2 NOx CO SOx VOCs
Khai thác
Hợp Tiến 12,9 24,3 0.086 0,87 6,67 0,033 0,094
Pháo Binh 13,2 26,5 0.017 4,86 14,3 0,20 0,61
BìnhMinh 117,1 253,9 0.019 2,64 16,23 -0,10 0,30
Tổng 143,2 304,7 0,122 8,37 37,2 0,63 1,004
Vận tải
Hợp Tiến 8,61 34,52 - 0,82 0,35 0,04 0,037
Pháo Binh 84,29 452,7 - 4,19 1,8 0,21 0,19
BìnhMinh 42,31 154,9 - 2,12 0,904 0,104 0,097
Tổng 135,21 642,13 - 7,13 3,05 0.35 0,324
Chế biến
Hợp Tiến 1,24 4,54 - - - - -
Pháo Binh 0,232 0,57 - - - - -
BìnhMinh 1,18 3,26 - - - - -
Tổng 2,65 8,37 - - - - -
Kết quả kiểm kê cho thấy công đoạn khai thác và vận chuyển chiếm phần lớn khí phát sinh. Trong đó phát thải bụi chiếm đa số, lượng bụi phát thải ở công đoạn khai thác chủ yếu từ quá trình khoan lỗ, nổ mìn, và việc di chuyển phương tiện vận tải.
Lượng phát thải bụi trong công đoạn khai thác lớn nhất ở công ty CP ĐTXD&DL Bình Minh do sản lượng khai thác lớn, do đó số vụ nổ mìn lớn hơn các cơ sở khác. Các khí thải khác chiếm tỷ lệ không lớn trong đó khí NOx và CO là hai khí chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Trong công đoạn vận chuyển, lượng bụi PM10 và TSP ởXưởng sản xuất đá –Bộ Tư lệnh Pháo binh lớn hơn rất nhiều so với hai cơ sở còn lại mặc dù sản lượng nhỏ hơn công ty CP ĐT XD&DL Bình Minh. Nguyên nhân do quãng đường từ nơi khai thác tới nơi chế biến lớn (2 km) do đó lượng bụi từ việc di chuyển trên đường và khí đốt động cơ lớn.
Ở công đoạn chế biến, ảnh hưởng của yếu tố dập ướt khiến lượng bụi được khống chế. Ở công ty TNHH XDTM&VT Hợp Tiến không sử dụng phương pháp dập bụi nào dẫn đến lượng bụi TSP phát sinh bằng 4,54 tấn/năm trong khi bụi TSP ở Xưởng sản xuất đá –Bộ Tư lệnh Pháo binh bằng 0,57 tấn/năm và công ty CP ĐTXD&DL Bình Minh bằng 3,26 tấn/năm.
Kết quả ước tính phát thải khí từ các công đoạn sản xuất trên một m3 sản phẩm đối với ba cơ sở khai thác được thể hiện ở bảng dưới đây.
ảng 2.22. Kết quả tổng hợp kết quả ước tính trên đơn vị sản phẩm ( kg/m3 sản phẩm)
PM10 TSP CO2n NOx CO SOx VOCs Công ty
Hợp Tiến 0,226 0,635 0,0076 0,0169 0,063 0,0007,3 0,0013 Xưởng SX
đá- TL Pháo binh
0,814 3,99 0,00014 0,075 0,134 0,0021 0,0068
Công ty
Bình Minh 0,322 3,43 0,000038 0,0095 0,035 0,00041 0,0008
n : Ước tính phát thải CO2 chỉ ở công đoạn khai thác
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Công nghệ khai thác và chế biến đá vôi ở ba cơ sở sản xuất là Công ty CP Đầu tư XD&DL Hòa Bình, Công ty TNHH TM&VT Hợp Tiến và Xưởng sản xuất đá Bộ TL Pháo binh đều gồm các công đoạn là bốc dỡ đất phủ, khoan đá nổ mìn, vận chuyển đá tới nơi chế biến để nghiền sàng phân loại ra các sản phẩm có kích thước khác nhau. Khí và bụi thải đều phát sinh ở mọi hoạt động sản xuất. Tuy nhiên có thể thấy rõ, khí thải gồm CO2, CO, SO2, NOx, VOCs phát sinh chủ yếu từ quá trình nổ mìn và đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển và khai thác.
Bụi (đặc biệt bụi mịn) phát sinh nhiều nhất ở công đoạn nổ mìn, nghiền sàng và vận chuyển trên đường không trải nhựa.
Kết quả ước tính bụi PM10, TSP và các CO2, CO, SO2, NOx, VOC tại ba cơ sở khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn cho thấy phát thải bụi ở hầu hết các công đoạn khai thác và lượng phát thải tương đối lớn cụ thế lượng TSP phát thải ở công ty TNHH TM&VT Hợp Tiến là 0,55-0,635 kg/m3 đá và ở xưởng SX đá- Bộ TL Pháo Binh và công ty CP TĐ ĐT XD&DL Bình Minh lần lượt là 3,39 và 3,43 kg/m3 đá. Các khí thải khác chủ yếu là từ quá trình nổ mìn và từ việc đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển.
Từ kết quả tính toán cho thấy phương pháp hệ số phát thải phù hợp với hầu hết các công đoạn khai thác, trừ công đoạn nổ mìn cho thấy kết quả ước tính bằng phương pháp cân bằng vật chất có độ tin cậy cao hơn.
Kiến nghị
- Nghiên cứu tính toán hệ số phát thải phù hợp cho công đoạn nổ mìn, bởi công đoạn nổ mìn tạo ra lượng bụi lơ lửng lớn và khó để đo đạc trực tiếp. Ngoài ra cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới lượng sản phẩm thu được trong quá trình nổ mìn để tiết kiệm thuốc nổ, cho ra lượng sản phẩm lớn để tránh phát sinh khí thải.
- Tìm hiểu các phương pháp sản xuất sạch hơn phù hợp áp dụng với các cơ sở sản xuất đá vôi.
- Nghiên cứu phương án lựa chọn điểm đặt trạm nghiền phù hợp để giảm lượng phát thải từ việc di chuyển của xe cũng như áp dụng phương án sử dụng băng tải thay thế.
- Khả năng áp dụng các phương pháp dập bụi để giảm lượng phát thải bụi trong các công đoạn phát sinh bụi lớn như nổ mìn, bốc xúc và dỡ tải, di chuyển của xe vận tải.