CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH LƯỢNG KHÍ VÀ BỤI THẢI
3.2.3. Phát thải khí và bụi trong hoạt động chế biến đá
Đối với đá các có kích cỡ lớn hơn 60cm, chiếm 3-5% đá sau khi nổ mìn tùy cách thức phá đá. Đá quá cỡ thường được xử lý bằng búa đập thủy lực để làm nứt vỡ kết cấu khiến viên đá vỡ nhỏ xuống kích thước dưới 30cm. Phần nhỏ đá quá cỡ cần phải dùng mìn để phá đá. Lượng khí thải phát sinh ở công đoạn này gồm bụi và khí thải từ việc nổ mìn. Đối với việc sử dụng búa đập, bụi PM10 và TSP không phát sinh nhiều do đập ở tầng mặt đất. Khi sử dụng mìn để phá đá cũng phát sinh lượng khí thải trong thành phần của mìn. Do lượng khí thải phát sinh ở công đoạn này không đáng kể so với lượng phát thải toàn bộ quá trình sản xuất và thiếu dữ liệu để phân tích vì vậy đề tài bỏ qua khí phát sinh ở công đoạn phá đá quá cỡ.
(2) Nghiền và sàng phân loại
Đá vôi ở các cơ sở khai thác được đổ trực tiếp vào phễu của máy nghiền, sản phẩm được chuyển xuống sàng rung và phân loại các sản phẩm. Quá trình nghiền và sàng phân loại là nguồn phát thải bụi lớn nếu không được kiểm soát.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng khí thải phát sinh từ quá trình nghiền, sàng phân loại là kích thước và đá độ ẩm bề mặt của đá chế biến, loại và tuổi của thiết bị, cách vận hành cũng như các yếu tố địa hình và khí hậu. Bụi phát thải thường tăng với tốc độ gió cao hơn. Bụi từ quá trình này có thể kiểm soát bằng cách phun sương tại đầu nghiền để tăng độ ẩm cho vật liệu, giảm bụi phát sinh.
Trong các cơ sở khai thác đá vôi có xưởng SX đá- Bộ TL Pháo Binh có sử dụng vòi phun sương ở giai đoạn sàng và ở đầu mỗi băng tải. Công ty TNHH XD TM&VT Hợp Tiến không sử dụng phương pháp giảm phát thải nào ở các giai đoạn này. Duy nhất ở công ty CP TĐ XD&DL Bình Minh có giai đoạn nghiền mịn và sử dụng phun sương trong công đoạn nghiền mịn giảm lượng phát thải bụi và chuyển trực tiếp vào băng tải kín tới nơi sản xuất xi măng.Hoạt động nghiền thường được phân cấp với các kích thước như sau:
Nghiền bậc 1: Hạt từ 7.5 đến 30cm
Nghiền bậc 2: 2.5 đến 10cm Nghiền bậc 3: 0.5 đến 2.5cm Nghiềnmịn: hạt<0.5cm
Để ước tính phát thải cho công đoạn này sử dụng hệ số phát thải được cho bởi USEPA bởi độ ẩm của thấp của đá,tuy nhiên hệ số phát thải bụi đối với nghiền bậc 1 và bậc 2 không được tính toán, các hệ số phát thải cho nghiền bậc 3 có thể sử dụng như giới hạn trên của hệ số phát thải với giai đoạn nghiền bậc 1 và bậc 2. Do lượng bụi phát thải từ các cấp độ nghiền không khác biệt nhiều vì vậy có thể giả sử hệ số phát thải ở cấp nghiền bậc 3 đại diện chung cho hệ số phát thải của các cấp độ nghiền. Và hệ số phát thải của TSP được tính bằng phát thải PM100 [20-21].
Hệ số phát thải bụi của các công đoạn chế biến đá được liệt kê ở bảng sau:
ảng 2.19. Hệ số phát thảiTSP và PM10 của quá trình nghiền sàngđá vôi
Nguồn (vật liệu) Hệ số phát thải TSP (kg/tấn)
Hệ số phát thải PM10 (kg/tấn)
Nghiền đá bậc 1 0,00035 -
Nghiền đá bậc 2 - -
Nghiền đá bậc 3 0,0027 0,00052
Nghiền đá bậc 3 (phun ẩm) 0,0006 0,00027
Nghiền mịn 0,0195 0,0075
Nghiền mịn (phun ẩm) 0,0018 0,0006
Sàng phân loại 0,0125 0,0035
Sàng phân loại (phun ẩm) 0.0011 0.00042
Đầu băng tải 0.0015 0,00055
Đầu băng tải (phun ẩm) 6×10-5 2,3×10-5
Nguồn: [20]
Từ hệ số phát thải, dữ liệu hoạt động và phương thức giảm lượng phát thải ở mỗi cơ sở khai thác, kết quả ước tính phát thải bụi PM10 bụi TSP ở công đoạn chế biến đá vôi được thể hiện ở bảng sau:
ảng 2.20. Phát thải bụi ở công đoạn chế biến đá ở các cơ sở khai thác
Công đoạn
TNHH TM&VT Hợp Tiến
Xưởng SX đá- Bộ TL pháo binh
CP ĐT XD&DL Bình Minh
ETSP EPM10 ETSP EPM10 ETSP EPM10
Nghiền 734,4 141,4 - - - -
Nghiền (phun ẩm) - - 195,8 88,1 816 367,2
Nghiền mịn - - - -
Nghiền mịn (phun
ẩm) - - - - 2.448 816
Sàng phân loại 3.400 952 - - - -
Sàng phân loại
(phun ẩm) - - 359 137,1 - -
Đầu băng tải 408 149,6 - - - -
Đầu băng tải (phun
ẩm) - - 19,6 7,5 - -
Tổng phát thải 4.542,4 1.243 574,4 232,7 3.264 1.183,2 Ở công đoạn chế biến đá, yếu tố độ ẩm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả phát thải. Với sản lượng khai thác ở xưởng SX đá- Bộ TL Pháo Binh lớn hơn so với sản lượng công ty TNHH TM&VT HợpTiến nhưng do sử dụng vòi phun sương nên lượng phát thải bụi ở công đoạn nghiền, sàng và đổ tải ở các đầu băng tải đều nhỏ hơn.
Hệ số phát thải sử dụng cho các công đoạn khai thác đá vôi được áp dụng với độ ẩm của đá là 0,67% [21] là độ ẩm thấp nhất trong các mẫu tính toán hệ số phát
thải của USEPA tuy nhiên thực tế độ ẩm của đá vôi các mỏ khai thác đá ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thấp hơn và bằng 0,11%. Do đó dự báo rằng thực tế lượng phát thải TSP và PM10 ở công đoạn này còn lớn hơn các giá trị liệt kê ở bảng 2.20.
(3) Phát thải do gió cuốn
Các cơ sở khai thác đá thường sản xuất theo đơn đặt hàng, đối với thành phẩm sau khi nghiền thường được vận chuyển tới nơi tiêu thụ trong vòng 1-5 ngày sau khi chế biến do đó đống đá thành phẩm thường không lớn do đó phát thải từ gió cuốn các đá thành phẩm là không cao. Ngoài ra tốc độ gió, số ngày mưa trong năm cũng là yếu tố ảnh hưởng. Bởi địa hình các mỏ khai thác đá vôi của các cơ sở khai thác tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được bao quanh bởi các núi đá xen kẽ nên tốc độ gió ở tầng thấp là không cao. Vì những yếu tố trên nên coi như lượng phát thảibởi yếu tố này là không đáng kể.