KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG VÀ CHẤT THẢI

Một phần của tài liệu ghiên cứu lựa chọn phương pháp kiểm kê khí phù hợp cho khai thác đá vôi ở huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG VÀ CHẤT THẢI

Quy trình khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn - Hòa Bình cũng giống quy trình đá vôi nói chung đã mô tả ở chương 1, gồm các công đoạn sau: Bóc lớp đất phủ với các mỏ có đất phủ, tạo tầng khoan, nổ mìn và khai thác (công đoạn này sẽ tiếp diễn liên tục trong quá trình khai thác), bốc xúc đá lên phương tiện vận tải hoặc dùng băng tải di chuyển tới trạm đập/nghiền và sàng phân loại đá để tạo ra các sản phẩm đã có kích cỡ khác nhau.

Hình 3.1 dưới đây là sơ đồ khối mô tả công nghệ khai thác, chế biến đá, nhu cầu tiêu thụ năng lượng và dòng thải khí.

Hình 3.1.Sơ đồ khối quá trình khai thác, chế biến đá xây dựng và dòng thải Trong khai thác và chế biến đá vôi phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng được sử dụng ở tất cả các công đoạn và bụi, khí thải cũng phát sinh ở tất cả các công đoạn.

Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng, đặc điểm địa chất, địa hình và quan điểm của đơn vị khai thác mà công nghệ khai thác và chế biến có thể khác nhau chút ít. Dưới đây sẽ trình bày kết quả điều tra hoạt động sản xuất cụ thể ở 3 cơ sở.

Bóc lớp đất mặt Nổ mìn Bốc xúc Đập/ nghiền Sàng, phân loại Đổ đống

Năng lượng

Vận chuyển

Bụi, khí thải

3.1.1. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và du lịch Bình Minh

Địa điểm khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng là ở núi Mố thuộc địa giới của 2 xã Trung Sơn và Tiến Sơn, huyện Lương Sơn. Công ty khai thác theo lớp xiên kết hợp với lớp bằng. Lớp đất phủ được lấy đi bằng máy xúc đất đá lên xe tải chở xuống chân tuyến. Đá được khoan nổ mìn theo phương pháp vi sai với chiều sâu mỗi lỗ khoan khoảng 16m. Sau đó được bốc xúc lên thiết bị vận chuyển. Đá quá cỡ (kích thước 1×1m) chiếm khoảng 5-10%. Hầu hết chúng được giảm kích thước bằng cách dùng máy đập búa nhiên liệu dầu để đập nhỏ hơn, trường hợp tỷ lệ đá quá cỡ lớn sẽ dùng mìn để nổ lại. Tiếp theo, đá được đưa vào máy nghiền để tạo ra đá có kích thước nhỏ hơn 7cm rồi chuyển vào cyclo để nghiền nhỏ làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Đá nghiền này được chuyển qua hệ thống băng tải kín với chiều dài 150m sang nhà máy xi măng Trung Sơn.

3.1.2. Công ty TNHH Xây dựng thương mại và vận tải Hợp Tiến

Vị trí khai thác tại núi Sếu, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Công ty lựa chọn hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng, do địa hình không cho phép đưa thiết bị lớn lên núi. Lớp đất phủ tại mỏ núi Sếu tương đối ít, do đó cơ sở dùng mìn để khai thác đá trực tiếp. Lượng đất phủ, vì thế, cũng được tách ra khỏi khối đá và được vận chuyển cùng với đá tới trạm nghiền sàng. Do đó, phần đất đá phủ này nằm lẫn trong phần base và đá mạt sau nghiền sàng.

Mỏ được khấu theo từng lớp dốc đứng lần lượt theo từng tầng từ trên xuống dưới, từ tầng trên cùng đến tầng cuối cùng, hết lớp ngoài đến lớp trong. Máy xúc được dịch chuyển theo tầng trong giới hạn lớp khấu. Sau khi khai thác xong dải khấu đầu tiên ở tầng trên cùng, thiết bị được chuyển xuống tầng dưới kề đó và bắt đầu một dải khấu mới.

Công tác khoan mìn được thực hiện bằng máy khoan tay, sử dụng năng lượng điện, khoan lỗ thẳng đứng. Đá quá cỡ sau nổ mìn, được công ty sử dụng mìn để nổ lại tới giới hạn trung bình là 20÷30 cm. Tỷ lệ đá quá cỡ là 30%, đá quá cỡ được phá nhỏ bằng máy đập búa hoặc dùng mìn để nổ lại. Sau đó, đá được bốc xúc lên phương tiện vận tải chuyển về bãi chế biến và được nạp vào miệng phễu kẹp

hàm. Dưới máy nghiền lưới sàng rung, đá được phân loại theo băng tải đổ thành 4 loại sản phẩm như sau:

- Đá hộc (20×30) chiếm 50%;

- Đá 2×4 chiếm 16%;

- Đá 1×2 chiếm 16%;

- Còn lại đá mạt và các cấp phối hạt nhỏ hơn.

Công ty không sử dụng biện pháp nào để giảm bụi và khí phát thải. Đá thành phẩm được đổ đống để ngoài trời chờ khách hàng tới vận chuyển về nơi tiêu thụ.

3.1.3. Xưởng sản xuất đá - Bộ Tư lệnh pháo binh

Đá được khai thác tại mỏ đá núi Rạng thuộc xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sử dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng kết hợp với lớp bằng. Khai thác lớp đứng với chiều rộng mỗi lớp từ 12 ÷ 15m, chiều cao tầng khai thác là 10m, góc nghiêng của lớp ≤ 60 ÷ 65o theo trình tự từ trên xuống dưới với mức +90m từ ngoài vào trong hết lớp này đến lớp khác. Đá được khoan đặt mìn, sau khi được phá nổ đá được máy xúc bốc xúc và vận chuyển về trạm nghiền. Với những hòn đá quá cỡ (> 60cm) phải được xử lý bằng cách dùng búa đập khoảng 30%, trường hợp đá quá lớn (chiếm 10% lượng đá quá cỡ cần xử lý) cần phải dùng mìn nổ để đưa về kích cỡ nhỏ hơn trước khi nạp vào phễu của trạm nghiền và sàng phân loại thành các thành phẩm. Ở máy nghiền và đầu hệ thống băng tải có sử dụng vòi phun sương để giảm thiểu bụi.

Sản phẩm của xưởng SX đá- bộ TL Pháo Binh gồm các loại như sau:

- Đá kích thước 0×0,5cm, chiếm 30% tổng sản phẩm;

- Đá kích thước 0,5×1cm, chiếm 20% tổng sản phẩm;

- Đá kích thước 1×2cm, chiếm 25% tổng sản phẩm;

- Đá kích thước 2×4cm, chiếm 25% tổng sản phẩm.

Đá thành phẩm của Xưởng sản xuất đá Bộ Tư lệnh pháo binh được các đơn vị khách hàng tự tới chở về nơi tiêu thụ.

Một phần của tài liệu ghiên cứu lựa chọn phương pháp kiểm kê khí phù hợp cho khai thác đá vôi ở huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)