Tình hình sử dụng lao động theo trình độ lành nghề

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác tổ chức lao động tại công ty cổ phần cảng vật cách năm 2014 (Trang 38 - 40)

NGHỀ.

Trình độ lành nghề của người lao động là một nhân tố vô cùng quan trọng, góp phần lớn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trình độ lành nghề của người lao động được chia thành các cấp bậc khác nhau, tương ứng với mỗi cấp bậc thì người lao động lại được hưởng một chế độ ưu đãi khác nhau của công ty. Cấp bậc càng cao thì người lao động có trình độ lành nghề càng cao, thâm niên lâu năm và hệ số lương lớn.

BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SỨC LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ LÀNH NGHỀ STT Chức danh Tổng số Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc bình quân 1 CN Bốc xếp 241 20 35 86 75 35 3,42 2 CN Cơ giới 82 25 32 10 3 10 2 3,35

3 Thợ sửa chữa cơ

khí, công trình 53 5 12 11 9 6 5 5 3,64

4 NV Giao nhận,

Kho hàng 95 18 22 11 24 20 4,06

5 Lao động phổ

thông 32 2 4 5 4 2 15 4,41

(Nguồn báo cáo chất lượng lao động công ty cổ phần cảng Vật Cách năm 2013)

Trình độ lành nghề của người lao động phản ảnh trình độ thành thạo công việc, phản ánh trình độ chuyên môn, cũng như nghiệp vụ của người lao động, đồng thời còn phản ảnh độ tuổi của người lao động. Công nhân có trình độ chuyên môn càng cao, tay nghề cao thì có bậc thợ cao, tuy nhiên họ cũng có tuổi đời tương đối cao. Đối với công ty cổ phần cảng Vật Cách, ta chỉ xét bậc thợ của nhóm công nhân trực tiếp sản xuất ( CN bốc xếp, CN cơ giới) ; công

nhân phục vụ (Lao động phổ thông, Thợ sửa chữa cơ khí, NV giao nhận, kho hàng). Với nhóm nhân viên gián tiếp, không có sự phân chia trình độ lành nghề theo cấp bậc vì trình độ chuyên môn của họ đượcc sắp xếp theo tính chất công việc, họ được hưởng lương theo hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước quy định.

Trình độ lành nghề của công nhân ở từng chức danh, phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng công việc. Cụ thể:

Công nhân bốc xếp thủ công chiếm phần lớn tỉ trọng các lao động trực tiếp sản xuất trong cảng, điều này cho thấy mức độ cơ giới hóa, tự động hóa trong cảng còn chưa cao.Bậc thợ bình quân của CN bốc xếp là 3,42 ; trong đó chủ yếu là công nhân bậc 3 và bậc 4, còn lại thì không có sự chênh lệch nhiều giữa bậc thợ của công nhân. Với đặc điểm của cong việc bốc xếp là lao động chân tay, sử dụng trực tiếp sức lao động của mình để làm việc. Do đó, nếu cảng có nhiều công nhân bốc xếp có bộc thợ cao thì chưa chắc những công nhân này đã làm việc hiệu quả bằng những công nhân bậc thợ thấp, vì họ còn trẻ va có sức khỏe tốt hơn.

Bậc thợ bình quân của công nhân cơ giới là 3,35 trong đó thì công nhân bậc 2 và bậc 3 lại chiếm phần lớn. công nhân bậc 7 chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ có 2 người. công nhân đạt đến trình độ bậc 7 là những người không chỉ có thâm niên cao trong nghề mà họ còn có trình độ rất cao với công việc của mình. Công nhân cơ giới không phải làm việc nặng nhọc như công nhân bốc xếp, công việc của họ là sử dụng những máy móc thiết bị để thay thế sức lao động của con người. Do vậy cảng cần có kế hoạch bổ sung thêm máy móc thiết bị và tăng cường lực lượng công nhân cơ giới để giảm bớt lao động thủ công.

Với nhóm công nhân sửa chữa cơ khí có bậc thợ bình quân là 3,64. Bậc thợ bình quân của nhóm công nhân này tương đối cao so với toàn công ty. Đội ngũ công nhân này được đào tạo cơ bản về nghề nghiệp, được chia thành nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhau như thợ máy ô tô, nâng hàng, cần trục, thợ điện ô tô, cần trục, nâng hàng, thợ điện đế, thợ điện lạnh, thợ điện Xí nghiệp, thợ

sắt, thợ hàn điện,…Cấp bậc kỹ thuật được chia thành 7 bậc, tuy nhiên hệ số của các bậc này không cao.

Nhóm nhân viên giao nhận, kho hàng có bậc thợ bình quân là 4,06. Với nhóm công nhân này, tuy không yêu cầu trình độ học vấn quá cao nhưng họ cần

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác tổ chức lao động tại công ty cổ phần cảng vật cách năm 2014 (Trang 38 - 40)