Tình hình sử dụng lao động theo trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác tổ chức lao động tại công ty cổ phần cảng vật cách năm 2014 (Trang 36 - 38)

TẠO

1. Mục đích

- Đánh giá sự thay đổi về số lượng lao động về từng loại trình độ học vấn trong tổng số lao động của công ty, đồng thời xem xét sự thay đổi đó có phù hợp với thực tế sản xuất hay không.

- Chỉ ra được phải tăng giảm các loại lao động như thế nào cho hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty.

- Tìm biện pháp để bố trí công việc cho phù hợp với trình độ lao động, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động góp phần tăng năng suất, sản lượng, thu nhập cho người lao động.

2. Ý nghĩa

Dựa vào việc phân tích, nghiên cứu tình hình lao động theo trình độ đào tạo, sẽ cung cấp cho nhà quản lý những số liệu cần thiết để họ thấy được thực trạng về trình độ học vấn của CBCNV trong công ty, tìm ra những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục, sửa đổi, và quan trọng hơn cả là bố trí được công việc phù hợp với trình độ của lao động. Qua đó có các biện pháp, phương hướng xây dựng một kết cấu lao động hợp lý hơn, tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt hơn. Vì thế phân tích tình hình lao động theo trình độ học vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động của công ty.

3. Đánh gía

BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO STT Trình độ đào tạo Năm 2013 Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 1 Trên Đại học 3 0,52 2 Đại học 86 15,11 3 Cao Đẳng 9 2,54 4 Trung cấp 15 1,59 5 Trình độ khác 456 80,14 TỔNG SỐ 569 100

(Nguồn báo cáo chất lượng lao động công ty cổ phần cảng Vật Cách năm 2013)

Trình độ lao động của CBCNV công ty cổ phần cảng Vật Cách khá thấp. số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 15,63%, trong đó chỉ có 3 lao động có trình độ trên đại học (chiếm 0,52%). Số lao động chưa qua đào tạo của công ty chiếm tới 80,14% so với tổng số lao động trong toàn công ty. Mặc dù các lao động này chủ yếu tập trung ở nhóm công nhân trực tiếp, làm nhiệm vụ bốc xếp dỡ hàng hóa ở cảng, lao độngg phổ thông tạp vụ, lao động thủ công và nhân viên bảo vệ. CN bốc xếp thủ công là lực lượng lao động chính ở cảng, những người có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xếp dỡ hàng hóa, giải phóng tàu, nhưng trình độ của bộ phận này còn khá thấp, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của cảng. . CN bốc xếp thủ công, phần lớn chủ yếu là lao động mới qua các lớp đào tạo sơ cấp về nghiệp vụ bốc dỡ hàng hóa, còn phần lớn họ làm việc thông qua kinh nghiệm, sử dụng lao động chân tay là chính. Trong khi đó các cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ, chủ yếu là CBNV gián tiếp, nhân viên khối kho hàng, cán bộ chỉ đạo điều hành sản xuất, trực ban điều vận.

Để đảm bảo cho tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài thì công ty cần phải tăng cường cho CBCNV đi học tập các lớp nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm ở các Xí nghiệp khác. Đồng thời phải nhanh chóng cho CBCNV

tiếp xúc thường xuyên với các công nghệ kỹ thuật hiện đại, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác tổ chức lao động tại công ty cổ phần cảng vật cách năm 2014 (Trang 36 - 38)