Kết quả công tác GPMB tại “Dự án nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc tại

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp và cải tạo kênh bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 60 - 88)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kết quả công tác GPMB tại “Dự án nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc tại

3.3.1. Tổng quan về dự án “Dự án nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An” và những vấn đề liên quan 3.3.1.1. Khái quát về “Dự án nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An

Tên dự án: Dự án Nâng cấp, mở rộng kênh Bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh

Phạm vi dự án: Đoạn từ cầu Bưu điện đến Hồ Điều Hòa: Chiều dài khoảng 1.405 m. Đoạn này đi qua khu vự dân cư xã Hưng Lộc sau đó chạy ra đến cánh đồng trũng của xã Hưng Hòa

Địa điểm xây dựng: xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án là 122 hộ với tổng diện tích thu hồi đất là 57.909,20 m2 (bao gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp).

Quy mô đầu tư: Theo quyết định số 4522/QĐ.UBND-CN ngày 25/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Tổng vốn đầu tư dự án đề nghị chỉ định Nhà đầu tư: 671.441 triệu đồng (Sáu trăm bảy mươi mốt tỷ, bốn trăm bốn mươi mốt triệu đồng).

Hình 3.2: Dự án nâng cấp cải tạo Kênh Bắc tại xã Hưng Lộc Nhà đầu tư: UBND thành phố Vinh.

Nguồn vốn: Vốn vay của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng.

Thời gian thi công xây dựng: Khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2016.

Dự án nâng cấp, cải tạo kênh Bắc là một trong những dự án có bước tiến lớn trong cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, làm đẹp bộ mặt của thành phố

Vinh. Đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy chỉnh trang và phát triển đô thị của thành phố. Dự án được nhân dân ủng hộ và kỳ vọng hoàn thành đúng hạn để có thể chấm dứt tình trạng sống chung với ô nhiễm và úng ngập của người dân thành phố Vinh.

Khi công trình hoàn thành sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cảnh quan môi trường thân thiện, xanh - sạch - đẹp.

3.3.1.2. Tình hình dân số và lao động trong khu vực GPMB đoạn xã Hưng Lộc Dự án nâng cấp cải tạo Kênh Bắc tại xã Hưng Lộc với chiều dài 1,4 km ảnh hưởng tới rất 122 hộ gia đình, cá nhân, rất nhiều người dân sống trong khu vực quy hoạch thu hồi đất của dự án. Với tổng diện tích thu hồi đất là: 57.909,20 m2 bao gồm Đất ở, Đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở và Đất nông nghiệp.

* Dân số

Trong tổng số 122 hộ gia đình, cá nhân trong khu vực GPMB có tới 488 nhân khẩu và số nhân khẩu được phân bố theo độ tuổi như sau:

Bảng 3.2: Dân số theo độ tuổi trong khu vực GPMB

TT Độ tuổi Xã Hưng Lộc

Số người Tỷ lệ (%)

1 Dưới 16 tuổi 129 26,43

2 Từ 16 đến 60 tuổi 265 54,3

3 Trên 60 tuổi 94 19,27

Tổng 488 100

(Nguồn:UBND xã Hưng Lộc)

Trong khu vực GPMB của xã, số người ở độ tuổi từ 16 - 60 tuổi có 265/488 người, chiếm tỷ lệ 54,3%. Điều này cho thấy, dân số trong khu vực GPMB là trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm ưu thế. Khi Nhà nước thu hồi đất, di dời người dân ra khỏi khu vực sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, lao động và sản xuất đã ổn định từ trước. Do vậy, phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý, tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với khả năng từng người.

Số người ở độ tuổi dưới 16 có 129/488 người chiếm tỷ lệ 26,43%, một phần các em đang theo học trung học và phổ thông, một số lớn đã nghỉ học và lao động tự do. Ngoài ra việc di dời ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt và học tập của lứa tuổi này, vì thế khu tái định cư cần đảm bảo có điều kiện thuận lợi cho việc học tập của các em.

Số người ở độ tuổi trên 60 là thấp nhất, có 94/488 người chiếm tỷ lệ 19,27%, số người này đã hết tuổi lao động, hiện đang sống cùng con cháu trong gia đình.

* Lao động

Trong tổng số 122 hộ gia đình, cá nhân trong khu vực GPMB bị thu hồi đất, tình hình lao động được thống kê qua bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Tình hình lao động trong khu vực GPMB

TT Chỉ tiêu Xã Hưng Lộc

Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Hộ nông nghiệp 99 81,14

2 Hộ phi nông nghiệp 23 18,86

Tổng cộng 122 100

(Nguồn:UBND xã Hưng Lộc)

Qua thống kê cho thấy: Số hộ nông nghiệp trong khu vực GPMB của xã có 99/122 hộ, chiếm tỷ lệ 81,14%. Các hộ còn lại là các hộ phi nông nghiệp có 23/122 hộ, chiếm tỷ lệ 18,86%, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thương mại nhỏ lẻ, phục vụ gia đình và người dân địa phương xung quanh.

Tập trung chủ yếu tại khu vực GPMB của dự án là các hộ sản xuất nông nghiệp, do vậy việc thu hồi đất sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Hơn thế nữa, nó còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân vì họ

đã quen với công việc, với nếp sống, nếp sinh hoạt như hiện nay, việc thay đổi thói quen này là rất khó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến mà nhiều hộ không chịu nhận tiền bồi thường.

3.3.2. Kết quả công tác bồi thường GPMB tại “Dự án nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An”

3.3.2.1. Đối tượng và điều kiện bồi thường

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể tại Điều 74, Điều 88 Luật Đất Đai 2013; tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Kết quả về đối tượng bồi thường và điều kiện bồi thường của dự án Dự

án nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Kết quả về đối tượng bồi thường và điều kiện được bồi thường

TT

Đối tượng Điều kiện bồi thường

Xã Hưng Lộc Số hộ Tỷ lệ

(%) 1 Số cá nhân/hộ gia đình bị thu hồi đất 122

2 Đã được cấp giấy CNQSD đất 65 53,27

3 Có các loại giấy tờ quy định tại điều

100 Luật đất đai 2013 32 26,22

4 Các quyết định giao đất không thu

tiền sử dụng đất 25 20,51

Tổng số hộ 122 100 (Nguồn: UBND xã Hưng Lộc)

Tất cả các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đều có đủ điều kiện bồi thường do có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Không có cá nhân, hộ gia đình không có giấy tờ hợp pháp hoặc đang tranh chấp.

Theo kết quả thu được: Đa số các hộ gia đình, cá nhân của xã đều được cấp GCNQSD đất, chiếm tới 53,27% trong khu vực GPMB.

Ngoài những hộ gia đình, cá nhân có giấy CNQSD đất là điều kiện đầu tiên để được bồi thường thì những hộ gia đình, cá nhân còn lại cũng có đủ

điều kiện được bồi thường do vẫn có đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 hay các quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Điều này cho thấy, các hộ dân ở cả hai xã đều thực hiện và có đầy đủ

các giấy tờ theo đúng pháp luật về đất đai. Hội đồng bồi thường GPMB không có khó khăn, vướng mắc nhiều trong việc thẩm định và kiểm kê, đo đạc để thực hiện bồi thường. Việc này cũng là một nguyên nhân để công tác thu hồi và GPMB được diễn ra thuận lợi và dự án hoàn thành đúng tiến độ hơn.

3.3.2.2. Tổng hợp kết quả công tác bồi thường GPMB về đất đai

Dự án được nghiên cứu với 122 hộ gia đình, cá nhân tại xã Hưng Lộc.

Trong đó có 99 hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp và 23 hộ gia đình, cá nhân sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả về đất đai trong khu vực GPMB tính tới tháng 08/2016 như sau:

Bảng 3.5: Kết quả về đất đai đã thực hiện bồi thường GPMB

TT Chỉ tiêu Diện tích đã

thu hồi (m2)

Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 52.060,40 89,90

2 Đất nông nghiệp (cùng thửa với đất ở) 3.256,50 5,62

3 Đất phi nông nghiệp 2.592,30 4,48

Tổng cộng 57.909,20 100

(Nguồn: Ban bồi thường GPMB thành phố Vinh)

Theo bảng kết quả trên ta thấy: Dự án thực tế cơ bản đã bám sát với quy hoạch. Tính đến thời điểm tháng 08/2016, dự án đã thu hồi đất tại xã với diện tích đất đã thu hồi là 57.909,2 m2.

Dự án đã thu hồi diện tích lớn trong đó chiếm chủ yếu là đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 89,90% tổng diện tích đất bị thu hồi. Đất nông nghiệp (cùng thửa với đất ở) chiếm tỷ lệ 5,62%. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp với tỷ lệ 4,48% tổng diện tích đất bị thu hồi. Như vậy, khi thực hiện dự án đã ảnh hưởng lớn đến các hộ sản xuất nông nghiệp.

3.3.2.3. Kết quả công tác bồi thường về đất tại hai xã Hưng Lộc

Đất đai ngày càng có giá trị cao, vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Không những thế giá đất ngày càng có xu hướng tăng cao cũng như thị trường chuyển nhượng diễn ra ngày càng sôi động. Vì vậy, giá đất bồi thường không thỏa đáng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc thu hồi GPMB để phục vụ cho tiến độ dự án thực hiện theo đúng kế hoạch được đặt ra. Đến tháng 08/2016 đã tiến hành bồi thường và thu hồi đất của 122 hộ gia đình, cá nhân. Kết quả

thể hiện qua bảng 3.6 sau đây:

Bảng 3.6: Kết quả bồi thường về đất

TT Loại đất

Xã Hưng Lộc Diện tích

(m2)

Đơn giá (đồng/ m2)

Thành tiền (đồng) 1 ODT (Đất ở Đô thị) 2.592,30 4.500.000 11.665.350.000

2

CLN (Đất nông nghiệp cùng thửa đất ở)

3.256,50

85.000 276.802.500 Hỗ trợ đất NN cùng thửa đất

ở (50% chênh lệch giá đất ở và đất NN)

2.207.500 7.188.723.750

3 CLN (Đất trồng cây lâu năm) 5.890,20 85.000 500.667.000 4 LUC, LUK (Đất trồng lúa nước) 25.379,70 85.000 2.157.274.500 5 BHK (đất bằng trồng cây

hàng năm) 4.898,20 85.000 416.347.000

6 TSN (Đất nuôi trồng thủy sản) 15.892,30 85.000 1.350.845.500 Tổng cộng 57.909,20 23.556.010.250 (Nguồn: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Vinh)

Qua bảng ta thấy: Tổng diện tích đất đã thu hồi tại xã là 57.909,20 m2 với tổng số tiền được bồi thường là 23.556.010.250 đồng. Tổng diện tích đất ở đô thị (ODT) bị thu hồi là 2.592.3 m2 với đơn giá tại khu vực trong xã 4.500.000 đồng/m2 với tổng số tiền bồi thường là 11.665.350.000 đồng. Diện tích đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở (đất vườn) bị thu hồi là 3.256,50 m2 với số tiền được bồi thường, hỗ trợ là: 7.465.526.250 đồng.

Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 52.060,40 m2 với số tiền được bồi thường là 4.425.134.000 đồng. Như vậy, đất bị thu hồi để thực hiện dự án tập trung vào đất nông nghiệp (chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng lúa).

Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thì công tác thu hồi và bồi thường đất ở là công tác khó khăn và gặp nhiều trở ngại nhất, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Quá trình bồi thường còn gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi phải tiến hành một cách chắc chắn, tránh gây sai sót cũng như gây cãi vã đối với người dân. Trong tổng diện tích đất thu hồi của dự án, phần lớn là đất nông nghiệp. Đây là phần đất gắn liền với cuộc sống, sản xuất của người dân tại khu vực từ trước đến nay và cũng cấp những nhu cầu thiết yếu cho họ. Do đó đây là phần đất có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người dân, cần có chính sách hỗ trợ, bồi thường cho phù hợp nhằm góp phần giúp người dân ban giao mặt bằng thực hiện dự án và ổn định lại đời sống của họ.

3.3.2.4. Kết quả công tác bồi thường về tài sản trên đất tại xã Hưng Lộc

Theo kết quả kiểm kê, đo đạc của các cán bộ chuyên môn và các Quyết định số 78/2015/QĐ-UBND và Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt phương án bồi thường các tài sản trên đất, cây trồng, vật nuôi,…kết quả bồi thường về các tài sản trên đất được tổng hợp tại bảng 3.7 bên dưới

Kết quả về bồi thường tài sản gồm có: Bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất; Bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản.

Tại bảng 3.7 cho thấy: Tổng kinh phí bồi thường tài sản là 12.187.920.000 đồng, kinh phí hỗ trợ di chuyển mồ mả là 17.000.000 đồng cho 06 mộ (trong đó một ngôi mộ được hỗ trợ 4.000.000 đồng).

Do diện tích đất thu hồi lớn nên lượng tài sản bị ảnh hưởng theo cũng lớn, bao gồm: cây cối, hoa màu; nhà và các công trình phụ như: bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi… Vì vậy việc kiểm đếm, đánh giá cây cối, hoa màu trên đất, cũng như việc thu hồi nhà cửa và các công trình kiến trúc phải được tiến hành tỉ mỉ, chính xác.

Bảng 3.7: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất và hỗ trợ di chuyển mồ mả TT Danh mục bồi thường Thành tiền (đồng)

1 Bồi thường tài sản 12.170.920.000

2 Di chuyển mồ mả 17.000.000

Tổng cộng 12.187.920.000

(Nguồn: Ban bồi thường thành phố Vinh)

Sau khi thực hiện kiểm kê, đo đạc, hội đồng bồi thường dựa vào các quy định, quyết định đã được phê duyệt để áp giá, lập phương án bồi thường cho từng hộ dân. Hầu hết các hộ dân đều nhất trí với phương án bồi thường đã chi trả. Tuy nhiên trong quá trình bồi thường vẫn xảy ra sai sót khi thực hiện thống kê, đánh giá chất lượng công trình do các công trình kiến trúc ở nhiều dạng khác nhau, khó xác định, trong khi khung giá chỉ quy định cho các trường hợp nhất định, bên cạnh đó trong quá trình thực hiện áp giá bồi thường còn chưa hoàn toàn chính xác vì còn nhiều công trình kiến trúc tồn tại nhiều dạng khác nhau nên việc đánh giá còn chưa xác thực, vì vậy một số hộ dân còn thắc mắc và phải bổ sung phương án bồi thường. Đơn giá bồi thường các loại cây cối, hoa màu chưa được cập nhật, áp dụng linh hoạt, chưa có chính sách bồi thường đối với hỗ trợ diện tích trồng xen hoặc trồng vượt quá mật độ quy định. Tuy vậy, do ban bồi thường GPMB đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động tư tưởng đối với người dân từ trước nên khi thu hồi và thực hiện bồi thường vật kiến trúc, nhà cửa trên khu vực không sảy ra tranh chấp, khiếu nại. Việc thu hồi cũng như thực hiện bồi thường được người dân ủng hộ và tạo điều kiện để hội đồng thẩm định làm việc nên việc bồi thường diễn ra nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ GPMB.

3.3.2.5. Kết quả tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB

Căn cứ theo Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hội đồng

bồi thường tỉnh đã áp dụng cho tất cả các dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để thống nhất cơ chế, chính sách chung.

* Đối với những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi, mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm thì các hộ gia đình cá nhân được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền và bằng 02 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi.

* Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng mà không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ ổn định đời sống với mức 990.000 đồng/m2 ((Mức hỗ trợ 01 khẩu = 3 tháng x 30 kg gạo/khẩu/tháng x 11.000 đ/kg = 990.000 đồng/khẩu);

Các hộ gia đình bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng nếu không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ ổn định đời sống với mức 1.980.000 đồng/khẩu (Mức hỗ trợ 01 khẩu = 6 tháng x 30 kg gạo/khẩu/tháng x 11.000 đ/kg (giá gạo do Sở Tài chính ban hành hàng quý) = 1.980.000 đ/khẩu).

Các hộ gia đình bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng nếu không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ ổn định đời sống với mức 3.960.000 đồng/khẩu (Mức hỗ trợ 01 khẩu = 12 tháng x 30kg gạo/khẩu/tháng x 11.000 đ/kg (do Sở Tài chính ban hành hàng quý) = 3.960.000 đ/khẩu).

- Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ bằng 100% giá trị bồi thường theo giá đất nông nghiệp thu hồi; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách của xã, phường, thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của địa phương.

Tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB của dự án được thể hiện qua bảng 3.8 như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp và cải tạo kênh bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 60 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)