Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp và cải tạo kênh bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 88 - 95)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thực hiện theo đúng quy trình, trình tự thủ tục GPMB là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình thu hồi đất, bồi thường GPMB. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp để đảm bảo quy trình GPMB cho các dự án.

- Thứ nhất, trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thì nội dung về

điều tra, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính là nội dung rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện những nội dung sau, đồng thời nó phản ánh hiện trạng sử dụng đất của khu vực dự án. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai ở các địa phương và trực tiếp là công tác xây dựng dự án đền bù thiệt hại trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, cần hoản chỉnh bản đồ

địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 trong thời gian sớm nhất. UBND tỉnh xem xét sử dụng phương án thu hồi đất, cắm mốc tổng thể toàn dự án trước, sau đó UBND thành phố căn cứ vào hồ sơ quản lý để ra quyết định thu hồi đất đến từng thửa. Như vậy sẽ giảm thiểu được thời gian, thủ tục thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Thứ hai, việc thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật quy định về

thủ tục, trình tự thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và TĐC phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo một hệ thống chính sách bồi thường đồng bộ, minh bạch và định giá phù hợp. Các chính sách phải tập trung giải quyết được mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước và quyền của người sử dụng đất đai, mối quan hệ giữa lợi ích xã hội mà dự án cơ sở hạ tầng đem lại và lợi ích của người có đất bị thu hồi được đảm bảo. Vì vậy cần có những chính sách phù hợp với thực tế của người dân bị thu hồi đất, tạo điều kiên cho người dân ổn định đời sống, tạo việc làm như:

+ Cần có khung giá đất chi tiết cho từng loại đất và tính giá trị cho các tài sản gắn liền với đất sao cho sát với giá thị trường nhất. Ngoài ra cần quản lý chặt chẽ khu đất đã nằm trong quy hoạch, giải toả. Hình thức bồi thường thiệt hại được Nhà nước áp dụng theo hai hình thức chủ yếu là bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằng đất. Với nhà ở thì các hộ gia đình được thuê, mua nhà ở theo giá ưu đãi, hoặc có hỗ trợ về di chuyển, nơi ăn chốn ở, đào tạo nghề… Hiện nay các hình thức bồi thường đã mềm dẻo hơn trước rất nhiều (cho người bồi thường tự lựa chọn hình thức được đền bù trong một số trường hợp, ưu tiên cho những người chấp hành việc giải toả ngay những vị trí nhà thuận lợi; điều chỉnh một cách hợp lý về giá bồi thường cho tình hình cụ thể ở địa phương…) và tạo điều kiện cho cho người bị thu hồi đất có môi trường sống tốt hơn. Đối với đất nông nghiệp, căn cứ định giá sẽ là năng suất thu hoạch chứ không phải là giáp với địa chính phường, thị trấn. Đất ở thì căn cứ

vào khả năng thuận lợi, sinh lời để áp dụng khung giá phù hợp, vậy tại sao đất nông nghiệp ở nông thôn và giáp thành thị cho năng suất bằng nhau lại bồi thường giá khác nhau? Có dự án lớn (như đường cao tốc, đường quốc lộ) đi qua nhiều địa bàn dẫn đến tình trạng so sánh giá đất, không nhất trí phương án bồi thường và làm chậm tiến độ GPMB. Cần thống nhất một khung giá đất nông nghiệp trên toàn tỉnh.

+ Đơn giá bồi thường các loại cây cối, hoa màu phải được cập nhật, áp dụng linh hoạt. Đặc biệt là hỗ trợ diện tích trồng xen hoặc phần trồng vượt quá mật độ quy định (nên xem xét hỗ trợ từ 30% đến 50%).

+ Ở tỉnh Nghệ An khi nhà nước thu hồi đất ngoài việc bồi thường đất nông nghiệp 85.000 đ/m2 còn hỗ trợ bằng 2 lần giá đất đất nông nghiệp. Ví dụ giá đất nông nghiệp ở xã Hưng Lộc là 85.000 đ/m2 thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm là 170.000 đ/m2. Một số gia đình nghèo, có mức sống thấp mà được bồi thường, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng, nhiều gia đình đổi đời đã xây nhà, mua xe và các vật dụng mà trước đây chỉ dám mơ ước.

Chỉ trong một thời gian ngắn số tiền không cánh mà bay, ruộng mất, tiền hết dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Nhiều gia đình mâu thuẫn trong việc chia tiền đã đánh, chửi, kiện cáo nhau; gia đình mất đoàn kết gây mất trật tự thôn xóm.

Nổi hơn cả là tệ nạn cờ bạc, rượu chè phát sinh khi có nhiều tiền trong tay, xuất hiện trường hợp nghiện hút. Vậy vấn đề đặt ra là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm bằng tiền cũng có nhiều nhược điểm. Vì vậy, cần căn cứ tình hình thực tế từng địa phương mà có cách vận dụng thích hợp. Do đó, phòng Lao động Thương binh Xã hội thành phố Vinh cũng cần phải phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động tại khu vực bị thu hồi đất với những doanh nghiệp, khu công nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông, hoặc tổng hợp nhu cầu về ngành nghề còn thiếu lao động mà có hướng đào tạo cho phù hợp. Tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không hiệu quả như hiện nay (đào tạo nghề lương thực, thực phẩm, kế toán, kinh tế…) tại cơ sở nghề của huyện, vì không thể cạnh tranh được với các trường chính quy. Cần tập trung vào các ngành nghề cơ khí, lắp ráp… theo nhu cầu sử dụng của Khu công nghiệp, khu chế xuất.

+ Ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định, cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ thêm nhằm chuyển đổi nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm để người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hổi đất. Theo quy định tại Điều 20, Nghị

định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thì mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề

nghiệp và tìm kiếm việc làm đối với các trường hợp nhà nước thu hồi đất thì mức hỗ trợ tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở tỉnh Nghệ An mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm mới chỉ

hỗ trợ tiền bằng 02 lần đất nông nghiệp là còn thấp so với quy định và thấp hơn một số tỉnh khác. Vì vậy, trong thời gian tới nên có những chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm bằng tiền, đồng thời dùng một phần kinh phí nhằm hỗ trợ đào tạo, thu hút, tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất.

- Thứ ba, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện GPMB của thành phố. Đồng thời kiểm tra thường xuyên việc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và chính sách đền bù GPMB. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, sẽ tổ chức một số cuộc kiểm tra trọng điểm với sự tham gia của các ngành trong ban chỉ đạo. Thường xuyên báo cáo, xây dựng kế hoạch và đánh giá sơ kết , tổng kết công tác GPMB, tổ chức họp giao ban công tác GPMB với các ngành, các chủ dự án và lãnh đạo các địa phương, qua đó giải quyết các vướng mắc, tồn tại về chế độ chính sách, đơn giá đền bù của dự án. Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, thực hiện chính sách GPMB, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc; khen thưởng thích đáng và xử lý nghiêm minh.

- Thứ tư, hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác GPMB, nâng cao năng lực, trách nhiệm chuyên môn nghề nghiệp cho các cán bộ và kiện toàn bộ máy trong ban GPMB như:

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trước khi thực hiện công tác GPMB, đặc biệt cán bộ ở cấp xã chưa có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.

Cần kết hợp các sở, ban, ngành trong công tác GPMB để có biện pháp giải toả

mặt bằng hợp lý, tránh được sự xô xát, giảm thiểu được biện pháp cưỡng chế

trong công tác thu hồi đất. Kết hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác định giá, lựa chọn hình thức đền bù.

+ Nâng cao phẩm chất của cán bộ trong công tác GPMB. Trong đội ngũ cán bộ có một bộ phận không nhỏ gây cản trở trong công tác đền bù dẫn đến việc khiếu nại tố cáo từ các hộ gia đình có đất bị thu hồi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có không ít cán bộ tham ô, tham nhũng đã lợi dụng sự

thiếu hiểu biết của đối tượng bị thu hồi đất, cố tình không công bố công khai dự án cũng như chính sách đền bù để trục lợi cá nhân. Vì vậy phải chọn được những cán bộ, Đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng phẩm chất đạo đức tốt có năng lực, kiến thức pháp luật, có chuyên môn… để làm công tác chính sách đền bù, tái định cư. Họ phải là những người tham mưu trung thực, đáng tin cậy cho ban chỉ đạo và hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng. Nâng cao trách nhiệm của người cán bộ, có hình thức thưởng phạt nghiêm minh, xử lý thích đáng đối với những cán bộ vì lợi ích riêng mà vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Cần có chính sách thu hút những người có khả năng, trình độ về làm việc tại các phòng, ban hay đơn vị sự nghiệp của UBND thành phố. Chính sách thu hút có thể bằng tiền một lần, bằng vị trí công việc hoặc ưu đãi về nhà ở, hoặc các điều kiện đảm bảo khác về y tế, giáo dục cho con em. Tạo cơ hội cho những người có năng lực thật sự nắm những vị trí chủ chốt trong các đơn vị.

- Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường hỗ trợ, GPMB khi nhà nước thu hồi đất như:

+ Người dân mà cụ thể là những người có đất bị thu hồi, là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án. Là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định tiến độ GPMB. Vì vậy, phải lấy động lực từ người dân để đẩy nhanh tiến độ GPMB của dự án. Không ít trường hợp người dân chưa nhận thức đúng, kiến nghị kéo dài hoặc cố ý bất hợp tác trong GPMB. Để người dân tự nguyện phải chú trọng công tác tuyên tuyền, phổ biến cho người dân về chính sách, pháp luật của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, qui định của thành phố liên quan đến GPMB, vận động năng cao ý thức của người

dân , song song với nó là việc giảm đi những quyết định mang tính áp đặt cho người dân, đặc biệt là làm sao cho dân thấy được lợi ích mà dự án đó mang lại. Bên cạnh đó phải quan tâm, chia sẻ với người dân, nhất là với những hộ phải di dời đến nơi ở mới. Có cơ chế động viên, khen thưởng cho người gương mẫu, tích cực chấp hành, kiên quyết xử lý đối với người cố tình chây ỳ.

+ Xã, phường là cơ quan phối hợp quan trọng trong công tác đền bù GPMB có quyền xác nhận tờ kê khai của các tổ chức, cá nhân về diện tích, loại đất, vị trí đất, số lượng tài sản gửi Hội đồng bồi thường cấp thành phố;

tổng hợp báo cáo, tình hình sử dụng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại. Hơn nữa, Các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ Quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... là các tổ chức gần gũi, thường xuyên tiếp xúc với quần chúng nhân dân, là đại diện của nhân dân trong việc phản ánh những tâm tư, nguyện vọng; giải quyết tranh chấp, vướng mắc trong quá trình GPMB. Vì vậy, đây chính là lực lượng nòng cốt, lực lượng tiên phong và là lực lượng có hiệu quả nhất. Để rút ngắn thời gian GPMB cần đẩy mạnh vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là từ khâu chuẩn bị lên phương án giải phóng mặt bằng cho đến khi chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Tổ chức vận động, tuyên truyền hướng dẫn người dân trong diện di dời, giải phóng mặt bằng chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước. Tham gia hoà giải, giáo dục, thuyết phục các tranh chấp, khiếu kiện của người dân ở cấp cơ sở. Tham gia cùng với các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc sống người dân sau khi bị di dời, giải phóng mặt bằng trong phạm vi dự án ảnh hưởng, đề xuất kiến nghị những khó khăn, vướng mắc lên chính quyền cấp trên. Đại diện cho quần chúng nhân dân ở địa phương nói lên tiếng nói của người dân về những khó khăn vướng mắc khi đền bù thiệt hại tài sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

+ Khi triển khai dự án thì phải phối hợp với chính quyền địa phương niêm yết công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan tại nơi GPMB. Do các văn bản giải thích chưa rõ ràng nên người bị thu hồi đất chưa hiểu cặn kẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục trong quá trình thu hồi đất phục vụ GPMB.

UBND xã cần chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng bài, tăng thời gian phát sóng các chương trình có nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, biểu dương những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt, phân tích và phê phán những biểu hiện tiêu cực lợi dụng, chây ỳ làm thất thoát hoặc gây chậm trễ cho công tác giải phóng mặt bằng.

- Thứ sáu, thực hiện nhanh chóng công tác chi trả tiền bồi thường, việc chi trả này nên phân chia thành nhiều tổ để thực hiện chi trả đối với các dự án lớn và chi trả cho những hộ bị thu hồi đất ở trước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp và cải tạo kênh bắc tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)