CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.3. Bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxyporum f.sp. niveum
1.3.1. Triệu chứng
Bệnh gây hại phổ biến trên dưa hấu: (1)- khi cây còn nhỏ thì khả năng nhiễm bệnh rất sớm, biểu hiện héo trầm trọng hoặc kèm theo cây phát triển còi cọc; (2)- đối với cây trưởng thành sau khi cây bị héo kéo dài rồi chết; (3)- đối với giống kháng thì cây còi cọc và rễ cây bị thối mục rồi chết (Stephen, 1991). Theo Horlock (2004), trong giai đoạn cây con, lá mầm bị mất màu xanh đậm và rũ xuống, sau đó cây sẽ bị gụt xuống.
Hiện tượng héo rũ xảy ra nhất thời và lặp đi lặp lại nhiều lần vào buổi trưa. Một vài cây có thể tươi trở lại vào chiều tối nhưng cuối cùng thì cây vẫn chết. Nấm gây héo và chết vì tắt bó mạch, héo gụt, cây con phát triển cồi cọc, tiếp đến những cây lớn nhanh chóng biểu hiện triệu chứng héo, hóa nâu mạch dẫn là triệu chứng điển hình (Burgess và ctv., 2008). Đặc điểm để nhận diện bệnh là khi bổ dọc gốc cây ra, bên trong thấy mô cây có màu nâu đỏ. Ở cây bị nhiễm bệnh lâu, quanh gốc có đống lớp bào tử của nấm gây bệnh có màu hồng (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Hình 1.2 Triệu chứng gây hại của nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum trên dưa hấu (Nguồn:
Phạm Thị Hoàng Lan, 2009). A. Triệu chứng chết dây; B. Triệu chứng héo dây các lá chân; C. Nông dân nhổ bỏ cây bệnh
1.3.2. Tác nhân
Nấm Fusarium oxysporum thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), họ Tubercularia, bộ nấm bông (Hyphomycetables). Sợi nấm màu trắng tím nhạt, mịn.
Ban đầu chúng mọc lan rộng ra xung quanh sau đó liên kết lại với nhau (CABI, 2003). Nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum chỉ gây héo trên dưa hấu, nấm sinh sản vô tính bằng tiểu bào tử đính và đại bào tử đính. Tiểu bào tử có kích thước nhỏ, thường không có vách ngăn gắn trên cành bào đài ngắn (Burgess và ctv, 2008). Bào tử áo hình tròn, vách dày hình thành khi gặp điều kiện bất lợi (CABI, 2001).
A
B C
Hình 1.3 Nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum (Nguồn: Phạm Thị Hoàng Lan, 2009). A. Triệu chứng xì mủ trên thân; B. Sọc nâu trong thân; C. Bào tử nấm; D. Nấm phát triển trên môi trường PDA
1.3.3 Phổ kí chủ
Nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum chỉ tấn công trên cây dưa hấu (CABI, 2003;
Burgess và ctv, 2008).
1.3.4 Sự phát sinh và phát triển của bệnh Sự xâm nhiễm
Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ, nhất là khi rễ bị tổn thương khá lâu do úng nước hay do tuyến trùng, nấm phát triển bên trong làm nghẽn mạch, bào tử sinh ra lây lan và gây hại theo con đường gió, mưa (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993). Mầm bệnh xâm nhiễm vào cây qua chóp rễ, các cửa ngõ tự nhiên, vết thương và phát triển bên trong mạch dẫn nước (Horlock, 2004). Theo Burgess và ctv., (2008), sợi nấm và bào tử nảy mầm trong tàn dư thực vật của cây bệnh và bên trong đất, sau đó xâm nhiễm vào rễ non lan dần và phát triển trong mạch dẫn. Nấm bắt đầu phát triển bên trong mạch làm cho cây có phản ứng tạo ra hợp chất phenol gây ra hiện tượng hóa nâu mạch dẫn. Hiện tượng này làm tắt nghẽn mạch dẫn, nước không dẫn truyền lên trên được làm cho cây bị thiếu nước, héo rồi chết.
A B
C D
Sự lưu tồn
Theo CABI (2001), mầm bệnh có thể lưu tồn qua hạt, đất hay xác bả thực vật. Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bả thực vật, trong đất rất lâu khoảng 16 năm trong điều kiện thiếu dinh dưỡng (Stenphen, 1991). Nấm Fusarium cũng có thể có mặt ở vỏ rễ một số cây không phải là kí chủ, kể cả cỏ dại và cây trồng (Burgess và ctv., 2008).
Theo Egel và Martyn (2007), thì nấm Fusarium oxysporum tồn tại dưới dạng bào tử áo trong đất từ 15- 20 năm.
Sự phát tán của mầm bệnh
Theo Chen (1993), nấm có thể lan truyền qua hạt, phân động vật, dụng cụ nước tưới, đất, gió và mưa, trong đó con đường quan trọng nhất là qua hạt giống, mầm bệnh có thể lan truyền từ cánh đồng dưa hấu này sang khu vực trồng dưa hấu khác (trích dẫn từ CABI, 2001). Theo Sumner và Johnson (1973), bào tử áo của nấm có khả năng tồn tại lâu trong cơ thể động vật và tấn công vào rễ cây dưa hấu sau khi nó được thải ra ngoài hoặc sử dụng phân gia cầm trộn với xác bã thực vật cũng tạo cơ hội cho nấm tấn công cây trồng (trích dẫn từ Agrios, 2005).
Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển bệnh
Bệnh gây hại ở nhiệt độ đất là 17,7- 25,00C và giảm đáng kể ở 300C. Ở nhiệt độ đất cao, cây bị nhiễm bệnh trở nên còi cọc, nhưng không gây chết cây (Thomas, 1998).
Theo Holliday (1970), khả năng tấn công cây trồng của mầm bệnh bị suy giảm nhanh chóng khi nhiệt độ trên 300C và không còn khả năng xâm nhiễm khi nhiệt độ trên 330C (trích dẫn từ CABI, 2003).
Theo Sherf và Macnab (1986), ẩm độ tuyệt đối cao và đất ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhiễm (trích dẫn từ Trương Thị Bích Ngân, 2009). Theo Horlock (2004), sự xâm nhiễm của nấm Fusarium oxysproum f.sp. niveum cũng giảm trong điều kiện đất quá ẩm.
Theo Egel và Martyn (2007), bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum f.sp.
niveum thường gây hại nặng ở vùng có nhiều ánh sáng, đất cát, đất có tính acid (pH) và nhiệt độ thích hợp từ 25- 270C.
1.3.5 Biện pháp phòng trị Biện pháp canh tác
Công nghệ ghép rau được bắt đầu ở Nhật Bản từ 1927. Ghép dưa hấu trên gốc bầu bí hạn chế được bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum Syneter và Hansen gây hại bộ rễ (Burgess và ctv., 2008). Tại Trung Quốc kết quả thí nghiệm tại nhà lưới của Ren và ctv., (2008) trồng luân lúa với dưa hấu có thể làm giảm bệnh héo vàng trên dưa hấu không xuất hiện đến 55 ngày sau khi trồng (trích dẫn từ CABI, 2001). Tốt nhất nên chọn đất mới trồng 1- 2 vụ nên luân canh cách 2- 3 năm mới trồng lại hoặc trồng dưa hấu tháp bầu để hạn chế bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Một trong những biện pháp phòng trị bệnh héo rũ trên dưa hấu là sử dụng giống kháng bệnh (Burgess và ctv., 2008; trích dẫn từ CABI, 2001).
Biện pháp sinh học
Zhao và ctv., (1998), phân lập được loài nấm Trichoderma Ta có thể ức chế một số bệnh trên cây con gây ra bởi nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum, Pythium spp. và Rhizoctonia solani (trích dẫn từ CABI, 2003). Tại Trung Quốc 3 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis cũng được sử dụng để phòng trị chống lại nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum (Lin và ctv., 1997; trích dẫn từ CABI, 2001). Theo Tziros và ctv., (2007), vi khuẩn Pseudomonas chlororaphis PCL 1391 có thể hạn chế được bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum trên dưa hấu, biện pháp này được xem là biện pháp tốt nhất trong quản lí dịch bệnh.
Biện pháp hóa học
Xử lí đất bằng cách xông hơi với thuốc hóa học như: methyl bromide, chloropicrin và methansodium. Tại Trung Quốc các gốc thuốc Carbendazim, thiophanate- metyl đã được sử dụng để phòng trị. Tuy nhiên việc xử lí đất bằng thuốc hóa học thì hiệu quả thường không cao làm cho nấm bệnh phát triển tính kháng thuốc và gây ô nhiễm môi trường (Stephen, 1991). Nhưng theo Burgess và ctv., (2008), không có thuốc trừ nấm hữu hiệu để phòng trừ nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum.