Bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên dưa hấu do nấm Didymella bryoniae

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ đối với BỆNH đốm lá CHẢY NHỰA THÂN TRÊN dưa hấu DO nấm DIDYMELLA BRYONIAE BẰNG các CHỦNG VI KHUẨN VÙNG rễ ở điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG 2010 và vụ XUÂN hè 2011 (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.4. Bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên dưa hấu do nấm Didymella bryoniae

1.4.1. Triệu chứng

Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận và ở tất cả các giai đoạn tăng trưởng và phát triển của cây (Punithalingam và Holliday, 1972). Vết bệnh trên lá là những đốm úng nước có hình tròn đến bất dạng, có màu xanh xám, sau đó phát triển thành những vết hình tròn, tiếp theo toàn bộ lá có thể bị mất diệp lục và vết bệnh có màu nâu. Dưới điều kiện ẩm độ cao, lan rộng rất nhanh và toàn bộ lá có thể bị hủy hoại, quả thể được hình

thành giữa vết bệnh (Punithalingam và Holliday, 1972; Nguyen Thi Thu Nga, 2007).

Trên thân thì vết bệnh có hình bầu dục, màu xám trắng kích thước từ 1- 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh có nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau đó biến thành màu nâu đen và khô cứng lại. Nơi vết bệnh, vỏ thân có thể bị tuột, có nhiều quả thể nấm màu đen nhỏ, bệnh làm héo dây hay héo nhánh (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993). Trên trái cũng xuất hiện những chấm nhỏ, tròn, lồi lên và úng nước, sau đó vết bệnh lan ra rìa xuất hiện vùng úng nước. Sau 7 ngày vết bệnh hơi lõm xuống, nâu, nứt và chứa ổ nấm vô tính, sợi nấm mày trắng (Sherf và Macnab, 1986).

1.4.2 Tác nhân

Nấm Didymella bryoniae (Auersw.) Rehm thuộc ngành nấm nang (Ascomycota), bộ Dothideales (CABI, 2001). Giai đoạn sinh sản hữu tính là Mycosphaerella melonis hay Didymella bryoniae (Chiu và Walker, 1949a). Giai đoạn vô tính có tên là Phoma cucurbitacearum (Fr.) Sacc. từ 1884 và được sử dụng đến ngày nay (Punithalingam và Holliday, 1972).

1.4.3 Phổ kí chủ

Bệnh được ghi nhận là quan trọng nhất trên cây dưa hấu cũng như các cây thuộc họ bầu bí dưa: dưa leo, mướp hương, dưa tây, bí đỏ (Punithalingam và Holliday, 1972).

A

C D

B

Hình 1.4 Triệu chứng gây hại của nấm Didymella bryoniae trên cây dưa hấu (Nguồn: Nguyen Thi Thu Nga, 2007). A. Trên lá; B. Trên Thân; C. Trên Trái; Ruộng dưa bị nhiễm bệnh nặng

Hình 1.5 Hình thái nấm Didymella bryoniae (Nguồn: Punithalinagam và Holliday, 1972) (A. Quả thể vô tính; B. Cành bào đài; C. Bào tử vô tính; D. Quả nang bầu; E. Nang; F. Bào tử nang)

1.4.4 Sự phát sinh và phát triển của bệnh Sự xâm nhiễm

Nấm có thể tấn công trực tiếp bằng cách hình thành đĩa áp, hay xâm nhiễm gián tiếp qua vết thương do cơ học hay côn trùng, hay xâm nhiễm qua cửa khẩu tự nhiên của cây kí chủ trao đổi khí và nước trên lá hay nhụy (Neergaard, 1989). Theo Chiu và Walker (1949b), nấm có thể tấn công trực tiếp qua lớp biểu bì, qua khí khẩu hay các lỗ trao đổi nước, không khí và trực tiếp qua vết thương.

Nấm Didymella bryoniae có khả năng sản xuất ra một số emzyme thủy phân như:

pectin methylesterase, cellulose, và emzyme polygacturonase được xem là quan trọng nhất vì nó phá vỡ vách tế bào của trái (Curren, 1969).

Sự lưu tồn

Trong đất nấm có thể hình thành bào tử áo để lưu tồn ít nhất 2 năm (Keinath, 2000).

Theo Lee và ctv., (1984), nấm có thể lưu tồn trong hạt giống. Nấm có thể lưu tồn trên xác bả thực vật, trong đất trên 2 năm ở dạng quả thể vô tính (pycnidia) và quả thể hữu tính (pseudothecia), sợi nấm hoặc các bào tử vách dày (Sherf và Macnab, 1986).

Sự phát tán của mầm bệnh

Nguồn bệnh Didymella có thể bắt nguồn từ đất, hạt, không khí,…Theo Sherf và Macnab (1986), trong các con đường lan truyền thì lan truyền qua đất là quan trọng nhất. Ngoài ra mầm bệnh có thể bắt nguồn do mưa và nước tưới từ lá, thân cây bệnh xâm nhiễm lên các lá cây khỏe.

Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển bệnh

Nhiệt độ: tối hảo để bệnh phát triển ở dưa hấu là 240C (Chiu và Walker, 1949b).

Ẩm độ cao và đất ướt là điều kiện thích hợp cho bệnh tấn công, sự kết hợp giữa nhiệt độ và ẩm độ là nhân tố ảnh hưởng lên sự phát triển của nấm Didymella bryoniae trên cây dưa leo (Sherf và Macnab, 1986). Ngoài ra, mức độ xuất hiện và gây hại của bệnh còn tùy thuộc vào giống và chế độ canh tác (Chiu và Walker, 1949b).

Bệnh đốm lá chày nhựa thân phát triển và gây hại nặng trong điều kiện mùa mưa.

Theo ghi nhận của Nguyễn Thanh Giàu và Nguyễn Trung Long (2009), tỉ lệ bệnh trên dưa hấu có thể đạt đến 100% khi không áp dụng biện pháp phòng trị.

1.4.5 Biện pháp phòng trị Biện pháp canh tác

Theo Keinath và ctv., (1995), kỷ thuật canh tác cũng giúp giảm bệnh như: vệ sinh đồng ruộng trong và sau vụ trồng, cắt bỏ lá bệnh, khử hạt giống, cân đối lượng phân bón và biện pháp tưới thấm có thể giúp giảm sự lây lan và phát triển của mầm bệnh, luân canh với bắp cải hay lúa mì để giảm bớt bệnh.

Biện pháp sinh học

Theo Nguyen Thi Thu Nga (2007), vi khuẩn Pseudomonas fluorescens 23 1-1 có khả năng phòng trị cao đối với bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên dưa hấu được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) và nhà lưới. Qua thí nghiệm ngoài đồng cũng với vi khuẩn Pseudomonas fluorescens 23 1-1 bằng cách phối hợp áo hạt, tưới đất, phun lá cũng đạt được kết quả cao (Nguyễn Thanh Giàu và Nguyễn Trung Long, 2009).

Biện pháp hóa học

Các loại thuốc hóa học thuộc các nhóm tebuconazol, fentin hydroxide, prochloraz Mn, propiconazol, mancozeb và chlorothalonil (Keinath, 2000). Theo Trần Văn Hai (2005), phun thuốc Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Derosal 50 SC 20- 30 g/8 lít, Score 250 EC 3 cc/8 lít; Tilt super 300 EC 3 cc/8 lít. Phun 10- 15 ngày/ lần vào gốc các dây dưa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ đối với BỆNH đốm lá CHẢY NHỰA THÂN TRÊN dưa hấu DO nấm DIDYMELLA BRYONIAE BẰNG các CHỦNG VI KHUẨN VÙNG rễ ở điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG 2010 và vụ XUÂN hè 2011 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)