BỆNH THÁN THƢ TRÊN DƢA HẤU DO NẤM COLLETOTRICHUM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.3 BỆNH THÁN THƢ TRÊN DƢA HẤU DO NẤM COLLETOTRICHUM

1.3.1 Triệu chứng

Bệnh thán thƣ tấn công trên tất cả các bộ phận của cây nhƣ: thân, lá, trái (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993; CABI, 2007).

Hình 1.3: Triệu chứng bệnh thán thƣ C. lagenarium trên dƣa hấu.

(A): Triệu chứng bệnh thán thƣ trên lá. Nguồn: Dr. Wang, The Asian Vegetable Research and Development Center (ARVDC), CD room.

(B): Triệu chứng bệnh thán thƣ trên thân. Nguồn: Nguyen Thi Thu Nga, 2007.

(C): Triệu chứng bệnh thán thƣ trên trái dƣa hấu. Nguồn: Phạm Hoàng Oanh, 2005.

Vết bệnh điển hình trên trái là những vòng tròn đồng tâm, lõm xuống, nhũng nước và lớn dần nhanh chóng khi trái chín. Trong điều kiện ẩm ƣớt, vết bệnh chuyển sang đen và đƣợc bao phủ bởi khối bào tử màu hồng (Howard và David, 2009).

Ban đầu vết bệnh xuất hiện gần gân lá, đốm bệnh hơi tròn hay bất định, màu nâu nhạt đến hơi đỏ, tâm vết bệnh thường bị rách, lá bị nhiễm cũng có thể bị biến dạng.

Khi đường kính vết bệnh lên 1cm, hơi nhũng nước, lá bị hoại tử và nhăn nheo (Koike và ctv., 1991). Bệnh gây hại đầu tiên và nặng nhất ở những lá gần gốc (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993; CABI, 2007).

Trên cuống lá và thân, vết bệnh hơi lõm, kéo dài. Vết bệnh có dạng hình bầu dục đến hình thoi, nhũng nước. Màu sắc vết bệnh chuyển từ nâu nhạt đến sậm, thỉnh thoảng trên vết bệnh có dịch màu hồng tiết ra. Vết bệnh đƣợc bao phủ bởi cấu trúc sợi nấm màu đen gọi là đĩa đài (Howard và David, 2009).

1.3.2 Tác nhân gây hại

Bệnh thán thƣ trên các cây họ bầu bí dƣa do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra (Agrios, 2005). Ngoài ra, nấm còn có tên gọi là Colletotrichum orbiculare (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993; CABI, 2007).

1.3.2.1 Phân loại

Nấm C. lagenarium thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes. Giai đoạn sinh sản hữu tính thuộc lớp nấm nang Ascomycetes có tên là Glomerella lagenarium (Hyde và ctv., 2009).

1.3.2.2 Đặc điểm hình thái nấm

Sợi nấm Colletotrichum có vách ngăn, cơ quan sinh sản vô tính là đĩa đài cho ra bào tử đính. Bào tử đơn bào, không màu, tù ở 2 đầu.

Nấm có những đĩa đài (acervulus) và gai cứng (setae) màu sẫm (Phạm Văn Kim, 2000). Trong đĩa đài có các đính bào đài (conidiophore) và đính bào tử (conidia).

Đính bào đài gồm 1 tế bào hình trụ dài, không màu, kích thước 20 – 25 x 2,5 – 3àm. Đớnh bào tử cũng gồm 1 tế bào hỡnh trụ dài hay hỡnh thoi dài, khụng màu, kớch thước 14 – 20 x 5 – 6àm. Đĩa ỏp đa dạng, màu nõu nhạt, hỡnh chựy dài, kớch thước 9 – 10 x 5 – 6àm, cú hạch nấm và gai, bài tử dạng thẳng, tự ở 2 đầu (Sutton, 1980).

1.3.2.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái

Theo Trần Bạch Lan (2010) sợi nấm C. lagenarium mịn, mọc dày đặc, màu sắc khuẩn lạc có sự thay đổi theo thời gian và điều kiện chiếu sáng, chuyển từ màu trắng xám sang nâu đậm rồi đen.

Hình 1.4: Hình thái của nấm C. lagenarium. Nguồn: Gray (1996).

Nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ và ẩm độ cao hoặc thời tiết ẩm ƣớt, nhiệt độ thích hợp khoảng 28 – 300C. Nấm giảm gây bệnh trong điều kiện khô và không còn khả năng xâm nhiễm khi thời tiêt khô trong vòng 10 – 12 ngày (Roberts và ctv., 2004).

1.3.3 Cách thức lan truyền và sự lưu tồn của mầm bệnh

Bệnh thường xảy ra ở những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa.

Ngoài ra, mầm bệnh có thể lây lan bởi con người hay cơ học (Roberts và Kucharek, 2006)

Nấm C. lagenarium lưu tồn trong đất, hạt giống, trong xác bã thực vật, trên bề mặt hạt giống hay cây cỏ mọc tự nhiên để gây hại tiếp cho vụ sau (Howard và David, 2009).

1.3.4 Sự xâm nhiễm, sự phát sinh bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh của mầm bệnh

1.3.4.1 Sự xâm nhiễm và phát sinh bệnh của mầm bệnh

Nấm C. lagenarium xâm nhiễm vào bên trong cây ký chủ và gây bệnh phải trải qua các giai đoạn sau: 1.bào tử phát triển trên bề mặt vết bệnh, 2.bào tử nảy mầm, 3.hình thành đĩa áp, 4.xâm nhiễm qua lớp biểu bì của cây, 5.phát triển và lây lan qua các vùng xung quanh, 6.tạo nhiều ổ nấm và bào tử (Jeffries và ctv., 1990). Khi bào tử được hình thành sẽ phát tán xa hơn nhờ gió, nước mưa, nước tưới, người chăm sóc, dụng cụ canh tác (Howard và David, 2009).

1.3.4.2 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh của mầm bệnh Nhiệt độ và ẩm độ.

Nhiệt độ tối hảo cho nấm C. lagenarium phát triển và nảy mầm là 20 – 300C, hình thành đĩa áp ở 20 – 260C (Kubo, 2005). Ẩm độ 100% trong 24 giờ và nhiệt độ 20 – 230C là thích hợp nhất. Theo Trần Thị Ba và ctv., (1999) lƣợng mƣa và ẩm độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển mạnh bệnh thán thƣ trên dƣa bầu bí.

pH

Tối hảo là 7 – 8, pH thích hợp cho bào tử nảy mầm là 5 – 6 (Zhi và ctv., 1997).

1.3.5 Biện pháp phòng trị bệnh thán thƣ trên dƣa hấu.

Dùng hạt giống sạch bệnh hoặc xử lý với nước ấm ở nhiệt độ 520C trong 20 phút (Agrios, 2005). Sử dụng giống dƣa hấu có khả năng kháng bệnh thán thƣ nhƣ:

giống Fair, Charleston, Congo (Rai và ctv., 2004). Ngoài ra, phải tiêu hủy tàn dƣ và xác bã thực vật, xử lý đất sau mỗi vụ. Cắt tỉa các cành lá bên dưới bị bệnh, hạn chế tưới phun lên bề mặt tán lá, luân canh. Khử hạt trước khi gieo (Trần Văn Hai, 2005).

Dòng vi khuẩn B. amyloliquefaciens MET0908 có khả năng đối kháng tốt với nấm bệnh thán thƣ C. lagenarium trên dƣa hấu thông qua việc tạo protêin kháng nấm

(Kim và Chung, 2004). Theo Trần Văn Hai (2005), phun Zinacol, Folcap, Appencard, Copper B, Topan.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)