BỆNH HÉO RỦ TRÊN DƢA HẤU DO NẤM FUSARIUM OXYSPORUM F.SP. NIVEUM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.4 BỆNH HÉO RỦ TRÊN DƢA HẤU DO NẤM FUSARIUM OXYSPORUM F.SP. NIVEUM

1.4.1 Triệu chứng

Bệnh héo rủ trên dƣa hấu do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum gây ra triệu chứng héo phổ biến. Bệnh thường gây hại hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây, cây càng nhỏ thì bệnh nặng hơn cây dƣa đã đậu trái và mang trái gần chín.

Triệu chứng bệnh ban đầu cây héo bắt đầu ở phần ngọn dƣa, cây dƣa bị bệnh có hiện tượng héo rủ vào buổi trưa, tươi tốt vào buổi chiều hay sáng sớm, sau đó sẽ lan ra cả cây và làm chết cả dây. Trước khi héo, cây có thể có triệu chứng màu xanh vàng từ các lá gốc, lan dần lên các lá phía trên (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).

Đặc điểm để nhận dạng bệnh là khi chẻ dọc gốc cây ra, bên trong mô bị biến màu nâu đỏ. Ở cây đã bị nhiễm bệnh nặng, quanh gốc có lớp bào tử màu hồng của nấm bệnh. Rễ cây bị thối, có màu mật ong (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm,

Hình 1.5: Triệu chứng bệnh héo rủ F. oxysporum f.sp. niveum.

(A): Triệu chứng bệnh héo rủ ngoài đồng.

(B): Triệu chứng hóa nâu mạch dẫn trên dây dƣa hấu.

(C): Triệu chứng xì mũ trên dây dƣa hấu. Nguồn: Nguyen Thi Thu Nga (2007).

A

C B

1993). Nấm gây chết dây vì làm tắt ngẽn các bó mạch, héo gục, thối vỏ, cây con phát triển còi cọc, cây lớn hơn biểu hiện triệu chứng héo rủ. Những vết hoại tử xuất hiện trên rễ, hóa nâu mạch dẫn là triệu chứng điển hình (Burgess và ctv., 2008).

Triệu chứng có sọc nâu dọc theo mạch nhựa ở rễ hoặc cổ rễ là do enzyme của mầm bệnh phá hủy vách mạch mộc, đồng thời oxy hóa các hợp chất phenol (do tế bào ký chủ tiết ra). Sự oxy hóa này cho ra các phân tử màu, các phân tử này xâm nhập và nhuộm nâu mạch mộc của cây ký chủ (Phạm Văn Kim, 2000).

1.4.2 Tác nhân gây hại

Bệnh do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum. Nấm chỉ tấn công chủ yếu trên dƣa hấu (CABI, 2007; Burgess và ctv., 2008).

1.4.2.1 Phân loại

Nấm F. oxysporum f.sp. niveum thuộc lớp nấm nang Ascomycota, bộ nấm bông Hypocreales (CABI, 2007). Giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm này chƣa đƣợc ghi nhận.

1.4.2.2 Đặc điểm hình thái nấm

Nấm sinh sản vô tính bằng tiểu bào tử và đại bào tử đính. Số lƣợng tiểu bào tử thường nhiều, có hình ôval, bầu dục, hay hình trụ tròn, thẳng đến cong, kích thước 5,5 – 11,82 x 2,81 – 4,3àm. Đại bào tử cú dạng lưỡi liềm, đa số thường gặp là 3 vỏch ngăn. Kớch thước 14,68 – 44,25 x 2,8 – 5,22àm. Bào tử ỏo cú dạng trũn, vỏch dày, chịu đựng tốt với điều kiện của môi trường (CABI, 2007).

1.4.2.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái

Khuẩn lạc của nấm F. oxysporum f.sp. niveum phát triển trên môi trường PDA có nhiều màu sắc và hình thái khác nhau. Sợi nấm phát triển thành từng chòm nhô cao đến sát mặt môi trường và có nhiều màu từ trắng sửa, trắng vàng, tím nhạt và tím đậm. Đường kính phát triển khuẩn lạc của nấm sau 4 ngày trên môi trường PDA ở 250C là 4,25 – 5,42 cm, sợi nấm có màu vàng sáng, tím, và xanh sáng (Burgess và

Hình 1.6: Hình thái nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum.

(a): Cành bào tử (Conidiophores).

(b): Bào tử áo (Chlamydospores).

(c): Đại bào tử (Macroconidia).

(d): Tiểu bào tử (Microconidia).

Nguồn: Nguyen Thi Thu Nga (2007).

1.4.3 Cách thức lan truyền và sự lưu tồn của mầm bệnh

Nấm F. oxysporum f.sp. niveum có thể lan truyền qua phân động vật, phân xanh, dụng cụ lao động, nguồn nước tưới, đất, gió và nước mưa. Hạt giống cũng là nơi lưu tồn, đồng thời còn giúp nấm F. oxysporum f.sp. niveum lan truyền. Sự lan truyền của dịch bệnh đƣợc xác định bởi mật số ban đầu của mầm bệnh đƣợc tích lũy hằng năm trong đất (CABI, 2007).

Tác nhân gây bệnh héo Fusarium tồn tại trong đất qua thời gian dài (Burgess và ctv., 2008). Mầm bệnh có thể lưu tồn trên xác bã thực vật, trong đất bằng bào tử áo và là nguồn bệnh cho vụ sau (Wang và ctv., 1993).

1.4.4 Sự xâm nhiễm, sự phát sinh bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh của mầm bệnh

1.4.4.1 Sự xâm nhiễm và phát sinh mầm bệnh

Sợi nấm xâm nhiễm qua vùng mô phân sinh ở đỉnh đầu của rễ, hoặc có thể xâm nhập qua vết nứt tạo bởi những rễ phụ mới mọc sau (CABI, 2007). Sợi nấm và bào tử vô tính nảy mầm trong tàn dƣ cây bệnh và đất, xâm nhiễm và lan dần trong mạch dẫn trong thân. Nấm Fusarium cũng có thể xâm nhiễm vào cây qua vết thương do tuyến trùng gây ra (Agrios, 2005; Burgess và ctv., 2008).

Sau khi xâm nhiễm vào trong rễ, bào tử nảy mầm trong mạch gỗ. Tiểu bào tử đƣợc hình thành nhiều, chiếm vị trí và di chuyển trong mạch gỗ theo chiều bốc thoát hơi nước. Các tiểu bào tử liên kết lại thành khối gọi là thể sần. Sự hình thành nhiều của thể sần làm cản trở luồng nước di chuyển trong mạch gỗ, cuối cùng dẫn đến triệu chứng héo (Egel và Martyn, 2007).

1.4.4.2 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh của mầm bệnh Điều kiện môi trường và yếu tố đất đai là hai nhân tố quan trọng cho sự xâm nhiễm và biểu hiện triệu chứng bệnh héo rũ Fusarium. Bệnh gây hại nặng khi nhiệt độ đất 17 – 250C, tỉ lệ bệnh thấp khi nhiệt độ trên 300C (Holliday, 1970).

Khi thời tiết ẩm và khô, phạm vi ảnh hưởng và tác hại của bệnh gia tăng. Nhiệt độ tối thích cho nấm bệnh xâm nhiễm là 26 – 280C (CABI, 2007). Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, trên đất cát và đất thiếu đạm và lân (Vũ Khắc Nhƣợng và Hà Mạnh Trung, 1983).

1.4.5 Biện pháp phòng trị bệnh héo rủ trên dƣa hấu.

Nhổ bỏ dây bệnh và tiêu hủy trong ruộng. Tránh để ngập úng làm tổn thương rễ, cần chú ý phòng trừ bệnh do tuyến trùng nếu có trong đất canh tác. Theo Ren và ctv.,(2008) khi trồng xen lúa với dưa hấu trong điều kiện nhà lưới có thể làm cho bệnh héo rủ không xuất hiện đến 55 ngày sau khi trồng. Cách tốt nhất để phòng trị bệnh héo rủ do nấm F. oxysporum f.sp. niveum là dùng giống kháng (Hopkins và Elmstrom, 1979) hay ghép dƣa hấu trên gốc bầu bí cũng có thể hạn chế đƣợc bệnh (Trần Thị Ba, 2010).

Luân canh là biện pháp hiệu quả giúp giảm bệnh héo rủ. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để cung cấp vi sinh vật đối kháng nhƣ vi khuẩn Bacillus subtilis, nấm

Trichoderma harzianum (Hopkins và Elmstrom, 1979). Xử lý hạt giống với Benomyl, Carboxin, hay phun hoặc tưới gốc bằng Copper B (0,2-0,3%), Topan 70WP (Trần Văn Hai, 2005).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)