PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 37 - 41)

Thời gian: Thí nghiệm ngoài đồng đƣợc thực hiện vào vụ Thu-Đông, từ tháng 9/2010 đến tháng 11/2010.

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại ruộng của nông dân, ở phường Trường Lạc, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ.

Trang thiết bị và vật liệu trong phòng thí nghiệm: tủ cấy vi sinh, máy lắc ngang, máy quang phổ, tủ thanh trùng, micropipette, cân điện tử, cồn 700 , máy đo pH, … Trang thiết bị và vật liệu dùng ngoài đồng: màng phủ plastic, bình xịt 2 lít, thùng 10 lít, khay nhựa,…

Các hóa chất cần thiết cho môi trường King’s B.

Thuốc hóa học: Amistar 250SC, Binhnomyl 50WP.

2.2. PHƯƠNG PHÁP

Mục đích: đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh của các dòng vi khuẩn vùng rễ (12, 89, 151, 187) và biện pháp phối hợp 4 chủng vi khuẩn hoặc phối hợp 4 chủng vi khuẩn và một lƣợng nhỏ thuốc hóa học đối với bệnh thán thƣ C. lagenarium, héo rủ F.

oxysporum. f.sp. niveum, bã trầu D. bryoniae và thối trái P. capsici ở điều kiện ngoài đồng.

Chuẩn bị

Nguồn vi khuẩn: Trần Thị Kim Đông, 2010 cung cấp.

Vi khuẩn được nhân nuôi trên môi trường King’s B đặc trên đĩa petri trong 48 giờ, thu huyền phù vi khuẩn bằng dung dịch NaCl 0,9%. Xác định mật số bằng cách đo độ quang truyền ở bước sóng = 600 nm. Sau đó, dựa vào đường chuẩn vi khuẩn để qui ra mật số (cfu/ml) trong huyền phù.

Hạt giống (giống dƣa hấu Thành Long TN522 của công ty Trang Nông) đƣợc xử lý 2 sôi 3 lạnh trong 15 phút.

Liếp đƣợc lên theo kiểu liếp đôi, đƣợc chia ra làm 32 lô với chiều dài mỗi lô 4,5 m;

chiều rộng 3m. Liếp đƣợc bón phân lót, phũ màng phũ và đục lỗ với khoảng cách 2 lỗ liên tiếp là 0,45m.

Diện tích làm thí nghiệm : 511,2 m2.

Khay nhựa chuẩn bị tro trấu sẵn để gieo hạt.

Tiến hành:

Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại ruộng của nông dân, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 8 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức nhƣ sau:

NT 1. Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12 (108 cfu/ml).

NT 2. Ngâm hạt, tưới đất với HPVK 89 (108 cfu/ml).

NT 3. Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 151 (108 cfu/ml).

NT 4. Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 187 (108 cfu/ml).

NT 5. Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12 (108 cfu/ml) + HPVK 89 (108 cfu/ml) +HPVK 151 (108 cfu/ml) + HPVK 187 (108 cfu/ml).

NT 6. Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với hỗn hợp HPVK 12 + 89 + 151 +187 với mật số mỗi chủng là 108 cfu/ml kết hợp xử lý phun lá Amistar 250SC liều lƣợng

ẳ nồng độ khuyến cỏo và tưới đất Binhnomyl 50WP liều lượng ẳ nồng độ khuyến cáo.

NT 7. Đối chứng không xử lý vi khuẩn.

NT 8. Nghiệm thức xử lý theo tập quán của nông dân.

Bảng 2.1: Lịch phun thuốc trừ bệnh trên dƣa hấu của nghiệm thức xử lý theo tập quán của nông dân (NT8)

Ngày sau khi gieo (NSKG)

Tên thuốc Hoạt chất Liều lƣợng

Sử dụng

7 NSKG Ridomil 68WP Metalaxyl và Mancozeb 10gr/ 8 lít nước 18 NSKG Ridomil 68WP Metalaxyl và Mancozeb 10gr/ 8 lít nước 25 NSKG Aliette 800WG Fosetyl Aluminium 20g /8 lít nước

28 NSKG

Altracol 70WP Propineb 35g/ 8 lít nước

Ridomil 68WP Metalaxyl và Mancozeb 10gr/ 8 lít nước 32 NSKG Aliette 800WG Fosetyl Aluminium 20g /8 lít nước.

33 NSKG

Anvil 5SC Hexaconazole 20ml/ 8 lít nước

Altracol 70WP Propineb 35g/ 8 lít nước,

40 NSKG Starner 20WP Oxolinic acid 20% 10gr/ 8 lít nước.

45 NSKG Anvil 5SC Hexaconazole 15ml/ 8 lít nước

52 NSKG

Nativo 750WG Trifloxystrobin và

Tebuconazol 3gram/ 8lít nước Ridomil 68WP Metalaxyl và

Mancozeb. 10gr/ 8 lít nước 59 NSKG Anvil 5SC Hexaconazole

25ml/ 8 lít nước

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Mỗi nghiệm thức gồm 20 cây dƣa hấu.

Phương pháp xử lý vi khuẩn:

Ngâm hạt: hạt dƣa hấu đƣợc xử lý ngâm trong HPVK 108 cfu/ml từng nghiệm thức riêng biệt, sau đó để trên máy lắc ngang trong vòng 45 phút. Riêng đối với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý theo nông dân thì ngâm hạt bằng nước cất.

Tưới đất: tưới HPVK vào gốc từng loại cho từng NT tương ứng với mật số mỗi chủng là 108 cfu/ml, định kỳ 10 ngày/ lần, bao gồm các NT xử lý vi khuẩn nhƣ NT1: tưới VK 12, NT2: tưới VK 89, NT3: tưới VK 151, NT4: tưới VK 187, NT5:

tưới hỗn hợp 4 chủng VK 12+89+151+187, NT6: tưới hỗn hợp 4 chủng VK 12+89+151+187 kết hợp xử lý tưới đất Binhnomyl 50WP liều lượng ẳ nồng độ khuyến cáo. Có 2 giai đoạn tưới HPVK

+ Giai đoạn 1: 10 NSKG và 20 NSKG tưới 200 ml HPVK/cây.

+ Giai đoạn 2: 30 NSKG, 40 NSKG, 50 NSKG tưới 300 ml HPVK/cây.

Phun lá: phun HPVK sao cho trải đều trên bề mặt tán lá từng loại cho từng NT tương ứng định kỳ 10 ngày/ lần, bao gồm các NT xử lý vi khuẩn như NT1: phun VK 12, NT3: phun VK 151, NT4: phun VK 187, NT5: phun hỗn hợp 4 chủng VK 12+89+151+187, NT6: phun hỗn hợp 4 chủng VK 12+89+151+187 kết hợp Amistar 250SC (liều lƣợng ẳ nồng độ khuyến cỏo).

Chỉ tiêu theo dõi

Chọn 10 cây/lô có cùng độ lớn, kích thước, trạng thái sinh trưởng đánh dấu theo dõi và lấy chỉ tiêu.

Khi dƣa hấu đƣợc 21 NSKG thì bắt đầu lấy chỉ tiêu, ghi nhận chỉ tiêu 7 ngày/lần gồm các thời điểm 21 NSKG, 28 NSKG, 35 NSKG, 42 NSKG, 49 NSKG, 56 NSKG.

Tỷ lệ bệnh (TLB): ghi nhận tổng số lá bị bệnh trên tổng số lá quan sát trong một nghiệm thức, đƣợc tính theo công thức sau:

Hiệu quả giảm bệnh (HQGB): hiệu quả giảm bệnh đƣợc tính theo công thức sau

C: tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng.

T: tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức có xử lý vi khuẩn.

Chỉ tiêu năng suất: khi cây dƣa hấu đƣợc 60-65 NSKG, tiến hành thu hoạch dƣa hấu, ghi nhận chỉ tiêu năng suất. Cân trọng lƣợng của 10 trái của 10 dây lấy chỉ tiêu/

lô. Dựa vào mật độ trồng quy ra năng suất (tấn/ hecta) . Xử lý số liệu

Các số liệu ghi nhận đƣợc, xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel và phân tích thống kê bằng phần mềm MSTATC qua phép thử Duncan.

Số lá bị bệnh

x 100 Tổng số lá quan sát

C - T

x 100 C

TLB % =

HQGB % =

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)