BỆNH THỐI TRÁI TRÊN DƢA HẤU DO NẤM PHYTOPHTHORA

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.5 BỆNH THỐI TRÁI TRÊN DƢA HẤU DO NẤM PHYTOPHTHORA

1.5.1 Triệu chứng5

Nấm Phytophthora capsici có sự đa dạng về khả năng gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trên dƣa bầu bí, nấm có thể tấn công và gây thối trái, dây và lá, nấm bệnh gây thiệt hại năng suất đáng kể vào mùa mƣa, đặc biệt ở điều kiện ẩm ƣớt.

Trên dây: vết bệnh xảy ra ở phần thân dƣa hấu tiếp xúc mặt đất, vết bệnh ban đầu là đốm úng nước, lan nhanh và bao quanh thân, có màu nâu sậm, làm chết nhánh, trên vết bệnh có lớp sợi tơ nấm trắng mịn (Badadoost, 2001).

Trên trái: vết bệnh ban đầu là những đốm úng nước, tròn, hơi lõm, không màu hoặc hơi nâu. Vết bệnh có hình tròn đều, vòng đồng tâm, nông dân thường gọi là đốm đồng tiền. Vết bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ cao và có thể gây thối trái trong vài ngày, trên trái vết bệnh tạo thành các đốm tròn có vòng đồng tâm bị bao phủ bởi các sợi nấm trắng mịn (Gevens và ctv., 2008).

Hình 1.7: Triệu chứng bệnh thối trái Phytophthora capsici trên dƣa hấu.

(A): Triệu chứng bệnh thối trái trên dây.

(B): Triệu chứng bệnh thối trái. Nguồn: Nguyen Thi Thu Nga (2007).

1.5.2 Tác nhân gây hại

Bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra. Trong điều kiện nóng ẩm mƣa nhiều, bệnh có thể gây thất thu năng suất 100% (Badadoost, 2001).

1.5.2.1 Phân loại

Nấm Phytophthora capsici thuộc giới Chromista, ngành Oomycota, lớp Oomycetes, bộ Pythiales, họ Pythiaceae, chi Phytophthora (CABI, 2007).

A B

A B 1.5.2.2 Đặc điểm hình thái nấm

Vòng đời của nấm P. capsici gồm 3 loại bào tử sinh sản vô tính là bọc bào tử (sporangium), động bào tử (zoospore) và bào tử áo (chlamydospore). Sợi nấm lưỡng bội có thể sinh ra bọc bào tử vô tính, các bọc bào tử này thường không đều, có nhiều hình dạng nhƣ hình cầu, hình trứng, hay hình quả chanh núm, khi gặp điều kiện ẩm ướt bọc bào tử hình thành 8 – 32 bào tử động có roi và bơi lội trong nước (CABI, 2007).

Hình 1.8: Hình thái của nấm Phytophthora capsici.

(A): Sợi nấm và bọc bào tử nấm (sporangium). (B): Bọc bào tử chứa các bào tử động (zoospore). Nguồn: Nguyen Thi Thu Nga (2007).

Ở dạng sinh sản hữu tính, nấm P. capsici hình thành bào tử noãn sau khi có sự phối hợp giữa túi noãn (oogonium) và hùng cơ (antheridium), noãn bào tử có kích thước khoảng 30 – 39àm, hựng cơ cú kớch thước khoảng 15 x 17àm (Agrios, 2005; CABI, 2007).

1.5.2.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái

Bào tử của nấm P. capsici đƣợc hình thành từ 24 – 72 giờ, chiếm ƣu thế ở 24 giờ khi nhiệt độ từ 25 – 280C. Noãn bào tử đƣợc hình thành sau 48 – 96 giờ ở nhiệt độ 20 – 230C (Tlapal và ctv., 1995). Theo Kreutzet và ctv., (1940) túi noãn phát triển tối ƣu ở 300C.

1.5.3 Cách thức lan truyền và sự lưu tồn của mầm bệnh

Mầm bệnh lây lan bởi nước tưới, mưa rào và gió. Bệnh lây lan cực kỳ nhanh trong những tháng có mƣa rào (CABI, 2007).

Nấm P. capsici tồn tại trên đồng ruộng dưới dạng bào tử áo nhưng chúng xâm nhiễm không đáng kể, mà nguồn lây lan trên đồng ruộng chủ yếu là bào tử động (CABI, 2007).

Mầm bệnh có thể lưu tồn trong đất, xác bã thực vật, hạt giống bằng hai dạng chủ yếu là bào tử noãn và bào tử áo (CABI, 2007). Khi không có cây ký chủ nấm có thể lưu tồn trong đất khoảng 15 tháng (Babadoost, 2001).

1.5.4 Sự xâm nhiễm, sự phát sinh bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh của mầm bệnh

1.5.4.1 Sự xâm nhiễm và phát sinh mầm bệnh

Bệnh lưu tồn trong đất và xâm nhiễm vào mô cây bằng sợi nấm, sau đó hình thành bào tử. Trong điều kiện mát và mƣa ẩm, bọc bào tử sẽ hình thành động bào tử, có kích thước nhỏ và có roi, theo nước mưa hay nước tước xâm nhiễm vào các cành thấp hơn ở các cây trồng kế cận, các trái tiếp xúc với mặt đất dễ bị xâm nhiễm. Sự xâm nhiễm này phát triển rất nhanh trong thời gian ngắn và chỉ bị chặn đứng lại khi thời tiết khô ráo (Babadoost, 2001).

Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ cao. Trong các ruộng dƣa hấu thấp, không thoát nước tốt hoặc các ruộng dưa trồng vào mùa mưa, là điều kiện rất tốt cho bệnh phát triển (CABI, 2007).

1.5.4.2 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh của mầm bệnh Tất cả các loài Phytophthora cần có ẩm độ cao cho sự hình thành bào tử, sự nảy mầm của bọc bào tử và bào tử động mở đầu cho sự xâm nhiễm (Drenth và Guest, 2004).

Bệnh thối trái do P. capsici phát triển ở nhiệt độ 16 – 320C, đạt tỷ lệ bệnh thấp ở 160C, tỷ lệ bệnh cao nhất và gây chết cây ở 320C (Jones và McGovern, 1994).

Trong điều kiện thích hợp, đặc biệt là có mƣa rào, bệnh phát triển nhanh chóng và có thể thấy rõ triệu chứng trong 3 – 4 ngày sau khi xâm nhiễm (Gevens và ctv., 2008). Theo Erwim và Ribeiro (1996), nhiệt độ thấp giúp bệnh chậm phát triển, duy trì nhiệt độ từ 7 – 100C trong lúc di chuyển trái sẽ làm ngƣng sự phát triển của mầm bệnh thối trái.

1.5.5 Biện pháp phòng trị bệnh thối trái trên dƣa hấu.

Chọn lọc giống có tính kháng bệnh, kết hợp với việc thoát nước tốt trong ruộng canh tác là biện pháp hữu hiệu trong phòng bệnh do nấm Phytophthora. Ngoài ra, phải thu gom mẫu bệnh tiêu hủy, dọn sạch xác bã thực vật sau thu hoạch sẽ tránh được sự lưu tồn và lây lan của mầm bệnh (Matsuoka và Ansani, 1984). Tuyệt đối không được vứt bỏ cây bệnh xuống nguồn nước tưới, nên luân canh với cây trồng khác 3 năm một lần.

Theo He (2006), dòng vi khuẩn Pseudomonas GP72 đƣợc phân lập từ rễ của cây tiêu xanh tỉnh Jiangsu, Trung Quốc có khả năng chống lại nấm P. capsici. Một số tác nhân phòng trừ sinh học nhƣ T. harzianum, B. subtilis, Streptomyces griseovirdis cũng có khả năng phòng trị nấm bệnh (Nemec và ctv., 1996). Các nhóm thuốc gốc Maneb hoặc Manconeb có thể tiêu diệt đƣợc mầm bệnh. Theo Oliveira và ctv. (1995), Metalaxyl là gốc thuốc có hiệu quả nhất đối với nấm P.

capsici.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ các BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG vụ THU ĐÔNG ở QUẬN ô môn, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)