Dựa vào bảng 3.2, nhận thấy ở thời điểm 21 NSKG, bệnh bắt đầu xuất hiện do mầm bệnh có sẵn trong tự nhiên nhƣng với tỷ lệ bệnh (TLB) rất thấp khoảng 0 – 1%. Ở NT6 (xử lý phối hợp 4 loại VK 12+89+151+187 kết hợp phun lá Amistar 250SC liều lượng ẳ nồng độ khuyến cỏo và tưới đất Binhnomyl 50WP liều lượng ẳ nồng độ khuyến cáo) không thấy xuất hiện bệnh đốm lá chảy nhựa thân (TLB = 0%).
NT2 (xử lý VK 89) có TLB cao nhất tại thời điểm này 2,14%. NT5 (xử lý phối hợp 4 loại VK 12+89+151+187) có TLB là 1,67%. Ở NT7 (nghiệm thức đối chứng) có TLB là 0,36%. Các NT còn lại trong đó có NT xử lý theo tập quán của nông dân có TLB nhỏ hơn 1%, cụ thể là NT1 (xử lý VK 12), NT3 (xử lý VK 151), NT4 (xử lý VK 187) và NT 8 (xử lý theo nông dân) có TLB lần lƣợt là 0,83%; 0,41%; 0,89%
và 0,70%. Mặc dù có TLB thấp nhƣng ở giai đoạn này chƣa có sự khác biệt giữa các nghiệm thức .
Ở thời điểm 28 NSKG, tỷ lệ bệnh ở các NT có sự gia tăng. NT6 và NT8 có TLB là 5,51% và 4,08% thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (TLB: 10,70%) qua phân tích thống kê. Xét giữa NT6 và NT8, bằng việc xử lý 4 loại vi khuẩn khác nhau kết hợp dùng một lƣợng nhỏ thuốc trừ bệnh (Amistar 250SC và Binhnomyl 50WP với liều lƣợng ẳ nồng độ khuyến cỏo) đó phỏt huy hiệu quả phũng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân tương đương với cách nông dân dùng thuốc trị bệnh. Trong khi đó, ở NT8 từ giai đoạn 0-28 NSKG, nông dân đã sử dụng 5 lần phun thuốc các loại nhƣ: Ridomil 68WP, Aliette 800WG, Altracol 70WP. Tuy nhiên, việc xử lý như NT6 tỏ ra thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do
so với NT đối chứng 10,70%, không khác biệt qua phân tích thống kê. Điều có thể giải thích là do trong điều kiện ngoài đồng, dưới tác động của nhiều điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, nhiệt độ, ẩm độ, bệnh khảm do virus,…), đặc tính đối kháng với nấm bệnh D. bryoniae của chủng vi khuẩn 151 (Trần Thị Kim Đông, 2010) đã không phát huy đƣợc tác dụng phòng trị đối với bệnh đốm lá chảy nhựa thân. NT5 có TLB 10,20% không có ý nghĩa khác biệt so với đối chứng. Các NT1, NT2, NT4 có TLB lần lƣợt là 12,17%; 8,60% và 13,57% không thể hiện khác biệt so với đối chứng .
Tương tự ở giai đoạn 35 NSKG, NT6 và NT8 có TLB lần lượt là 19,36% và 21,26%, thấp hơn và khác biệt so với đối chứng (TLB là 35,11%) qua phân tích thống kê. NT8 từ giai đoạn 28 đến 35 NSKG nông dân đã phun thuốc 2 lần vào thời điểm 32 và 33 NSKG với các loại thuốc nhƣ Aliette 800WG, Anvil 5SC, Altracol 70WP. Các loại thuốc nông dân sử dụng thể hiện hiệu quả phòng trị tương đương với NT6 (hỗn hợp 4 chủng VK và áp dụng 1 lần phun lá Amistar 250SC liều lƣợng
ẳ nồng độ khuyến cỏo +tưới đất Binhnomyl 50WP liều lượng ẳ nồng độ khuyến cáo vào giai đoạn 30 NSKG. Điều này cho thấy, biện pháp tổng hợp có sự phối hợp VK với một ít thuốc hóa học thể hiện hiệu quả phòng trị cao tương đương sử dụng thuốc hóa học của nông dân. Ở các NT có xử lý chủng vi khuẩn 151 có đặc tính đối kháng với bệnh bã trầu (Trần Thị Kim Đông, 2010) là NT3 và NT5 có TLB lần lƣợt là 28,93% và 32,89%, không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng qua phân tích thống kê. Nhƣ đã đề cập ở phần tổng quát thí nghiệm, trong suốt quá trình làm đề tài ở ngoài đồng, ruộng dưa phải chịu ảnh hưởng của những trận mưa kéo dài.
Chính vì thế, ở các NT chỉ sử dụng vi khuẩn vùng rễ đơn thuần là NT1, NT2 và NT4 đã không phát huy đƣợc hiệu quả phòng trị bệnh nhƣ mong muốn. Các NT1, NT2 và NT4 có TLB là 31,07%; 29,33% và 32,63% không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng về mặt thống kê.
Thời điểm 42 NSKG, TLB ở NT3 là 34,58%, NT5 là 36,24%, NT6 là 31,84% và NT8 là 31,08%. TLB ở các NT này là tương đương nhau không khác biệt so với đối chứng.
Ở giai đoạn 49NSKG, cây dƣa hấu phát triển với bộ lá xum xê dẫn đến bệnh đốm lá chảy nhựa thân D. bryoniae xuất hiện phổ biến hơn. Mầm bệnh tích lũy cao kết hợp mƣa ẩm nhiều làm cho bệnh bã trầu xảy ra nghiêm trọng ở tất cả các nghiệm thức.
Do đó, ở tất cả các NT xử lý vi khuẩn và NT xử lý theo tập quán của nông dân đều không thể hiện đƣợc khác biệt ý nghĩa so với NT đối chứng, cụ thể NT1 có TLB là 35,42%, NT2 là 36,30%, NT3 là 35,05%, NT4 là 35,92%, NT5 là 36,60%, NT6 là 33,53%, NT7 là 39,69 và NT8 là 34,07%. Điều này cho thấy, đối với bệnh đốm lá chảy nhựa thân khi bệnh gia tăng và phát tán nhanh kết hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi, hiệu quả phòng trị đối với bệnh này không thể hiện ngay cả đối với NT xử lý theo tập quán của nông dân đƣợc áp dụng rất nhiều thuốc hóa học và biện pháp phòng trừ sinh học cũng nhƣ biện pháp sinh học phối hợp một lƣợng nhỏ thuốc hóa học cũng không thể hiện hiệu quả.
Thời điểm 56NSKG, cây dƣa hấu chuẩn bị vào giai đoạn thu hoạch nên bộ lá phát triển rất to và nhiều. Bên cạnh đó, những trận mƣa kéo dài làm cho bệnh đốm lá
chảy nhựa thân phát triển rất mạnh, lây lan trên toàn bộ các NT. Tất cả 8 nghiệm thức đều có TLB tương đương hoặc lớn hơn 90%. Trong đó, NT1 ( ngâm hạt + tưới đất + phun lá với vi khuẩn 12) và NT2 ( ngâm hạt và tưới đất với vi khuẩn 89) có TLB là 89,42% và 94,24% thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng về mặt thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trong điều kiện in vitro của Trần Thị Kim Đông (2010), nhận thấy chủng VK 89 (chƣa xác định) đối kháng với nấm D. bryoniae thông qua bán kính vô khuẩn là 14,2 mm và hiệu suất đối kháng là 51,6%. Riêng NT3, NT4, NT5, NT6 và NT đối chứng có TLB là 100% không thể hiện ý nghĩa khác biệt với nhau. Điều này có thể là do trong điều kiện dịch bệnh phát triển kết hợp mƣa liên tục, các biện pháp xử lý đã không đạt hiệu quả phòng trị.
STT Nghiệm thức Tỷ lệ bệnh ở các thời điểm (NSKG)
21 28 35 42 49 56
1 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12.
0,83 12,17a 31,07a 36,28 35,42 089,42abc
2 Ngâm hạt, tưới đất với HPVK 89.
2,14 08,60abc 29,33a 35,74 36,30 094,24abc
3 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 151.
0,41 11,44a 28,93a 34,58 35,05 100,00 a
4 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá
với HPVK 187. 0,89 13,57a 32,63a 34,52 35,92 100,00 a
5 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12+89+151+187.
1,67 10,20ab 32,89a 36,24 36,60 100,00 a
6
Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12+89+151+187
+ xử lý hóa chất
0,00 05,51abc 19,36 ab 31,84 33,53 100,00 a
7 Đối chứng. 0,36 10,70a 35,11a 37,36 39,69 100,00 a
8 Xử lý giống nông dân. 0,70 04,08abc 21,26 ab 31,08 34,07 099,90 a
Mức ý nghĩa Ns * * ns ns *
CV % 126,32 33,55 13,05 10,91 12,08 2,35
Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên dƣa hấu vụ Thu Đông 2010 tại quận Ô Môn, TPCT.
Ghi chú: các số trung bình cùng một cột theo sau bởi một hoặc nhiều những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở
Về hiệu quả giảm bệnh (HQGB): qua bảng 3.3, ở giai đoạn 28 NSKG, HQGB của NT6 và NT8 lần lƣợt là 48,33% và 63,05% thể hiện hiệu quả khá cao, tuy nhiên tương đương và không khác biệt so với NT2 (HQGB là 19,77%) và NT5 (3,77%), thể hiện cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với NT1 (HQGB là -27,64%) và NT4 (HQGB là -38,53%). Ngoài ra NT8 cũng thể hiện HQGB cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với NT3 (HQGB : -12,76%). Tuy nhiên ở thời điểm này TLB ở các nghiệm thức còn rất thấp nên chƣa thấy rõ sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
Tương tự ở thời điểm 35 NSKG, HQGB của NT6 và NT8 là 43,81% và 38,74%
tương đương và không thể hiện khác biệt với nhau, nhưng lại cao hơn và thể hiện khác biệt so với các NT còn lại. HQGB của NT1, NT2, NT3, NT4 và NT5 có giá trị lần lượt là 10,84%; 15,65%; 16,49%; 6,64% và 6,72% tương đương nhau và không thể hiện khác biệt.
Ở giai đoạn 42 NSKG, HQGB của các NT đã giảm chỉ đạt trong khoảng 1,59 15,15% và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau về HQGB. Trong đó NT8 và NT6 có HQGB cao nhất đạt 15,15% và 13,49% .
Tương tự ở thời điểm 49 NSKG, HQGB của của NT8 và NT6 có giá trị cao nhất đạt 14,61% và 15,27% tương đương và không thể hiện khác biệt với nhau, cũng như không thể hiện khác biệt so với các NT1 (10,45%); NT2 (8,77%); NT3 (11,53%);
NT4 (9,20%) và NT5 (7,67%).
Ở giai đoạn 56NSKG, HQGB của NT2, NT3, NT4 và NT5 là 0%, NT8 là 0,11%
tương đương và không thể hiện ý nghĩa khác biệt với nhau. Tuy nhiên, NT1 và NT2 có HQGB cao nhất đạt 10,59% và 5,76% tương đương và không thể hiện khác biệt với nhau nhƣng lại thể hiện khác biệt so với NT2, NT3, NT4 và NT5.
Tổng quát lại bảng 3.2 và 3.3, nghiệm thức ngâm hạt, tưới đất, phun lá vi khuẩn 12+89+151+187 kết hợp xử lý phun lỏ Amistar 250SC liều lƣợng ẳ nồng độ khuyến cỏo và tưới đất Binhnomyl 50WP liều lượng ẳ nồng độ khuyến cỏo (NT6) và nghiệm thức xử lý theo nông dân đã phát huy hiệu quả đối với bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm D. bryoniae ở một vài thời điểm nhất định trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu. Kết quả thể hiện rõ ở thời điểm 28 và 35 NSKG. Vào thời điểm 28 NSKG, NT8 (xử lý theo tập quán của nông dân) đã phun thuốc trừ bệnh 2 lần các loại thuốc nhƣ Altracol 70WP, Ridomil 68WP nên có TLB rất thấp là 4,08% và HQGB rất cao đạt 63,05%. Trong khi đó, NT6 (xử lý phối hợp 4 chủng vi khủng và phun lỏ Amistar 250SC liều lƣợng ẳ nồng độ khuyến cỏo + tưới đất Binhnomyl 50WP liều lượng ẳ nồng độ khuyến cỏo) cũng cú TLB thấp 5,51% và HQGB cao 48,33%. Tương tự như vậy cho thời điểm 35 NSKG, NT8 nông dân đã áp dụng 3 lần các loại thuốc trừ bệnh nhƣ Aliette 800WG, Anvil 5SC, Altracol 70WP nên có TLB thấp là 21,26% và HQGB cao 38,74%. NT6 ở giai đoạn này có TLB là 19,36% và HQGB là 43,81%. Bằng 2 biện pháp xử lý khác nhau nhƣng đều đem hiệu quả phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân nhƣ nhau và khác biệt có ý nghĩa so với các biện pháp còn lại dùng trong thí nghiệm. Tuy nhiên, với biện pháp sinh học (áp dụng phối hợp 4 chủng VK) kết hợp dùng một lƣợng nhỏ thuốc hóa học (NT6) tỏ ra thân thiện với môi trường hơn so với nghiệm thức chỉ áp
dụng toàn là thuốc hóa học của nông dân (NT8). Từ giai đoạn 42 đến 49 NSKG, khi bệnh đốm lá đã phát triển và lây lan nhanh chóng, kết hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi đã làm cho các biện pháp phòng trị không đạt đƣợc hiệu quả, ngay cả đối với nghiệm thức xử lý theo nông dân và biện pháp sinh học cũng nhƣ biện pháp sinh học kết hợp dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên đến thời điểm 56 NSKG, 2 NT xử lý VK đơn thuần là NT1 (xử lý VK 12) và NT2 (xử lý VK 89) thể hiện đƣợc hiệu quả ức chế bệnh đốm lá chảy nhựa thân D. bryoniae. Nghiên cứu này cũng phù hợp với ghi nhận của Trần Thị Kim Đông (2010), khi khảo sát khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn vùng rễ lên nấm D. bryoniae trên đĩa pêtri trong điều kiện in vitro, nhận thấy có sự đối kháng với nấm qua việc hình thành bán kính vòng vô khuẩn. Trong đó, bán kính vòng vô khuẩn của chủng 89 (chƣa xác định) là 14,2 mm và hiệu suất đối kháng là 51,6%. Ngoài ra, theo báo cáo của Keel và ctv.,(1996), các chi của vi khuẩn Pseudomonas spp. có tác dụng ngăn chặn nhiều mầm bệnh trên cây trồng thông qua tổng hợp nhiều chất kháng sinh. Tương tự, Schnider và ctv., (1995) nhận thấy chi vi khuẩn Pseudomonas có khả năng tổng hợp các kháng sinh phenazine carboxylic acid (PCA), 2-4DAPG, pyoluterin và pyrrolnitin. Thêm vào đó, cơ chế giảm diện tích lá bị nhiễm bệnh và HQGB của các chủng vi khuẩn vùng rễ đối với bệnh đốm là chảy nhựa thân D. bryoniae có thể là do tác động phối hợp của nhiều cơ chế nhƣ: tiết kháng sinh, kích thích tính kháng bệnh của cây, cạnh tranh dinh dƣỡng và nơi ở (Liu và ctv., 1995).
STT Nghiệm thức Hiệu quả giảm bệnh ở các thời điểm (NSKG)
28 35 42 49 56
1 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá
với HPVK 12 -27,64 abc 10,84ab 1,89 10,45 10,59abc
2 Ngâm hạt, tưới đất với
HPVK 89. 19,77abc 15,65ab 2,46 8,77 05,76abc
3 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá
với HPVK 151. -12,76abc 16,49 bc 4,97 11,53 00,00abc
4 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá
với HPVK 187. -38,53abc 06,64ab 6,65 9,20 00,00abc
5 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá
với HPVK 12+89+151+187. 03,77 abc 06,72ab 1,59 7,67 00,00abc
6
Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12+89+151+187
+ xử lý hóa chất.
48,33 ab 43,81abc 13,49 15,27 00,00abc
7 Xử lý giống nông dân. 63,05 a 38,74abc 15,15 14,61 00,11vvc
Mức ý nghĩa * * ns ns *
CV % 27,96 23,41 23,93 52,22 103,74
Bảng 3.3 Hiệu quả giảm bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên dƣa hấu vụ Thu Đông 2010 tại quận Ô Môn, TPCT.
Ghi chú: các số trung bình cùng một cột theo sau bởi một hoặc nhiều những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan.