Dấu ấn tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn dấu ấn ĐƯỜNG THI TRONG THƠ hồ DZẾNH (Trang 20 - 34)

Chương I: Khái quát những vấn đề lí luận liên quan đề tài

4. Dấu ấn tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam

Như đã biết, thơ Đường du nhập vào nước ta từ rất sớm, ăn sâu và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nền văn học dân tộc. Thời kì Bắc thuộc dân tộc ta bị cai trị dưới triều đại phong kiến Trung Quốc, các nho sĩ sang nước ta truyền bá tư tưởng nô dịch Trung Hoa, chế độ thi cử từ Trung Quốc đã ảnh hưởng rất nhiều đến sĩ tử đất Việt, nho sĩ nước ta bắt đầu trao dồi kinh thi, thơ phú thời Đường. Từ đó xuất hiện nhiều tác phẩm thơ Đường của nhiều tác giả mang đậm dấu ấn Đường thi.

Nói đến việc tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam trước hết nên kể đến giai đoạn thời Lí – Trần, thời kì này nước ta bắt đầu khoa cử. Vua Lí Nhân Tôn mở khoa thi kén hiền tài đức cao vọng trọng. Đến thời nhà Trần vua mở khoa thi: thi hương và thi hội. Và thật sự đến thời Lê thì sự tiếp nhận thơ Đường ở nước ta chính thức nở rộ. Việc thi cử đã chú ý và trọng tâm ở việc sáng tác văn chương. Đến thời đại nhà Nguyễn tình hình xã hội rối ren, thực dân Pháp tấn công, văn hóa phương Tây ào ạt vào nước ta, đẩy lùi màu sắc cổ kính của Đường thi. Văn hóa phương Tây đã thổi vào nước ta một luồng gió mới tự do, phóng khoáng hơn rất nhiều so với tư tưởng Nho học Trung Quốc. Dước bầu không khí đầy chuyển biến đó phong trào Thơ Mới đã hình thành và phát triển mang tư tưởng thẩm mĩ chủ quan. Tuy vậy, sức sống của Đường thi vô cùng mạnh mẽ, luôn âm ĩ suốt bao thế hệ, dù đó là Thơ Mới thì hơi hướng Đường thi vẫn nồng đượm qua: đề tài, nội dung, nghệ thuật,…Đó đồng thời đó cũng là sự tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945.

Dưới triều đại phong kiến Việt Nam, thơ ca chủ yếu làm theo thể Đường luật.

Thời Nguyễn tỉ lệ thơ Đường đã chiếm rất cao, phần lớn thơ chữ Hán của Nguyễn Du là thơ Đường luật. Đồng thời ta thấy sự ảnh hưởng đó còn nằm ở nhiều điển tích, điển cố Trung Quốc. Ví Truyn Kiu của Nguyễn Du mặc dù viết theo thể thơ lụt bát truyền thống nhưng Nguyễn Du đã vận dụng tài tình điển tích, điển cố:

Trộm nghe thơm nức hương lân

Một nền Đồng Tước, khóa xuân hai Kiều

………

Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều

Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.

Thâm nghiêm kín cổng cao tường

Cạn dòng lá thắm , dứt đường chim xanh.

Đỗ Phủ, Lí Bạch là những nhà thơ có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền thơ Việt Nam. Thường các chủ đề yêu nước, ca ngợi truyền thống dân tộc được tiếp thu rất nhiều, ý chí làm trai, khí tiết anh hùng có mặt hầu như xuyên suốt trong tác phẩm thơ nước ta.

Trong Văn hc so sánh nghiên cu và trin vng các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số minh chứng cho ta thấy rất rõ dấu vết ảnh hưởng giữa văn học Trung – Việt: “Những lời của Ngô Khởi (Thế kỉ IV trước công nguyên) về nhân tố đức của người lãnh đạo quan trọng hơn nhân tố đất đai hiểm trở (dấu vết ảnh hưởng thấy trong Bch Đằng giang phú), nhiều tư tưởng quân sự trong binh pháp Khương Thái Công như xuất kì bất ý, dĩ nhược thắng cường, công nhân chi bất bị có thể đọc thấy trong Bình Ngô đại cáo.

Xét về nhà thơ Nguyễn Trãi qua Ức Trai thi tpQuc Âm thi tp ta thấy ảnh hưởng rất nhiều từ thơ Đường. Trong Thái Bch hoài cổ ông viết về Lí Bạch một cách rất am hiểu về cuộc đời và tính cách:

Thái Thạch tằng văn Lí trích tiên, Ki kình phi khứ dĩ đa niên

Thử giang nhược biến vi xuân tửu, Chỉ khủng ba tâm thượng túy miên.

(Thái Thạch từng nghe Lí trích tiên,

Cưỡi kình vút thẳng đã bao niên Sông kia ví biến thành song rượu, E giữa lòng sông vẫn ngủ yên.

Có thể nói, thơ Đường du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ lúc nước ta bị nhà Đường đặt ách đô hộ (818 – 906). Trong khi đó, ta phải đợi mãi về sau, ta mới bắt đầu gặp gỡ bài tứ tuyệt đầu tiên của Pháp Thuận đại sư (915 – 990) trả lời vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu mờ nhạt về ảnh hưởng của Đường Thi.

Theo quá trình khảo sát của các nhà nghiên cứu thì không chỉ thời Trần –Lê với Nguyễn Trãi mà ngay cả ở giai đoạn đất nước bước sang giai đoạn nồng nặc mùi Tây hóa phong vị thơ Đường vẫn đậm đà đối với thi ca Việt Nam. Minh chứng cho điều đó là Thơ duyên của Xuân Diệu, mặc dù đây là bài thơ rất lạ, rất hay, đầy sáng tạo nhưng về niêm, về luật không khác gì thể tuyệt cú thời Đường:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đỗ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền….

Hay Huy Cận với Tràng Giang ông đã rất thành công bày tỏ nỗi lòng da diết của một người xa quê hương, cố quốc. Một cảm xúc bắt gặp rất nhiều ở tác phẩm Đường thi:

Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp

Con thuyền xuôi máy nước song song….

Rồi đến Tng bit hành của Thâm Tâm ta bắt gặp ngay một bối cảnh, không gian tiễn biệt đặc trưng của thơ Đường:

Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng?....

Câu thơ gợi không khí chia li nghẹn ngào của bao bài thơ cổ. Chẳng hạn, Dch Thy tng bit của Lạc Tân Vương, hay Thu Giang tng khách của Bạch Cư Dị có câu:

…Hôm nao thuyền lẻ khách.

Cõi ấy chốn chia tay…

Ta biết thường cảnh tiễn đưa trong thơ Đường tràn ngập “hoàng hôn”, “bến sông”,

“sóng nước”. Thâm Tâm không miêu tả trực tiếp những hình ảnh biểu tượng đó mà lại tạo ra sức gợi rất cao từ phía người đọc “Bóng chiều không thắm không vàng vọt”, “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”. Sự chất chứa tình người đang dồn nén, âm ĩ đến tê lòng ngay giờ phút chia xa. Cảnh tiễn biệt, cô đơn dường như bao trùm Thơ Mới. Qua đó, ta có thể khẳng định một điều bối cảnh và không gian nghệ thuật của thơ xưa luôn chiếm một vị trí quan trọng và quen thuộc đối với thơ nay. Đó cũng chính là sức đọng của Đường thi ngưng tụ nơi Thơ Mới.

Khi phong trào Thơ Mới nở rộ vào những năm 1932 – 1945 những tưởng với tuyên ngôn của nhóm Tây học, thơ Đường Việt Nam sẽ chết gục, nhưng không. Đó là câu nói các nhà thơ mới công kích thơ cũ (tức thơ Đường luật), nhưng thật chất thì thơ mới vẫn vận dụng những nét trường tồn của thơ Đường để thổi vào đó những yếu tố mới của thời đại.

Thơ Đường Việt Nam ở thời điểm đặc biệt (từ những năm 20 của thế kỉ XX) đã có tiếng nói mới. Ai mà cũng sẽ dễ dàng nhận ra âm vang của Thôi Hiệu từ Hoàng Hc Lâu cắm sâu trong tâm tưởng nhà thơ mới Huy Cận để rồi đưa vào bài thơ bất hủ của mình:

Nhật mộ huy giang hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Đó là hồn Đường đã ẩn sâu và được nâng lên ở tầng mới, phù hợp tâm trạng trí thức Việt Nam thời bấy giờ:

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Tràng giang – Huy Cận)

Tuy ở mỗi bài vẫn mang nét riêng ở thời điểm, câu chữ, nhưng xét kỹ vẫn hòa chung một giọng điệu sầu não. Trong thế đối lập với con người nhỏ bé, tha phương, trăn trở cho tình đời, tình người.

Ảnh hưởng của Đường thi đối với thơ mới là một vấn đề từ lâu đã được đề cập đến nhưng vẫn chưa ai đào sâu rộng đến cội rễ của sự ảnh hưởng đó. Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi nhân vit Nam mặc dù dành nhiều trang để miêu tả ảnh hưởng của thơ Pháp nhưng các ông đã trân trọng và có một hứng thú đặc biệt về ảnh hưởng của Đường thi với Thơ Mới. Khi phân chia các dòng mạch chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, dòng mạch mang tính cách Việt đồng thời ưu ái đặc biệt cho dòng mạch chịu ảnh hưởng từ Đường thi. Từ đó, gợi cho ta suy nghĩ những điều gì bí ẩn, huyền diệu đều được chú ý một cách lạ lùng. Tiếp sau Thi nhân Vit Nam, những tác động của Đường thi đối với Thơ Mới cũng là đối tượng được nghiên cứu trong một loạt những chuyên luận, những bài viết của Phan Cư Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phương Lựu, … Nhiều cứ liệu cũng như những vấn đề lý luận đã được bổ sung và tổng kết. Xung quanh vấn đề này, ý kiến của nhà nghiên cứu khá thống nhất. Ai cũng cùng một tâm thức là chất liệu Đường thi đã khảm sâu và trở thành bộ phận hữu cơ trong chỉnh thể của thế giới nghệ thuật Thơ Mới.

Chú ý thì ta thấy có những trường hợp nhan đề bài thơ hoàn toàn trùng khớp với một số bài thơ nổi tiếng trong Đường thi. Trường tương tư của Hàn Mặc Tử và Trường tương tư của Bạch Cư Dị. Bài Đá vng phu, và Đêm thu nghe qu kêu của Quách Tấn dường như chỉ là dịch từ Hán sangViệt hai bài thơ Vng phu thch của Vương Kiến và Ô d đề của Lý Bạch:

Vọng phu xứ Giang du du Hóa vi thạch Bất hồi đầu

Sơn đầu nhật nhạt phong hòa vũ Hành nhân vi lai thạch ưng ngữ.

(Ở nơi đứng trông chồng Nước sông cuồn cuộn chảy Hóa thành đá

Đầu không ngoảnh lại

Đỉnh núi ngày ngày đội gió mưa

Khi nào người (chồng) đi xa trở về thì đá mới nói.

(Vọng phu thạch – Vương Kiến)

Hay:

Hoàng vân thành biên ô dục thê Qui phi á á chi thượng đề

Cơ trung chức cẩm Cần Xuyên nữ Bích sa như yên cách song ngữ Đình thoa trướng thiên tư viễn nhân Độc túc cô phong lệ như vũ.

(Ô dạ đề - Lí Bạch) (Ráng chiều cánh qua liêng chao,

Ngoài thành kêu khóc nghe sao não nùng Cần Xuyên gái dệt bên khung

Song sa khói biếc ai cùng thở than Đừng thoi buồn nhớ nơi chàng

Phòng không bóng lẻ đôi hàng lệ tuôn)

Các bài thơ sau của Quách Tấn trong Mùa c đin: Cm thu, V thăm nhà cm tác, Mt đêm mùa thu, Đêm thu, Đêm xuân đều là những thi đề rất quen thuộc trong Đường thi. Ngoài ra, trong bài Tư Hương của Hồ Dzếnh có lời đề từ “Phương thảo thê thê Anh Vũ châu” rút từ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Bài Trông chng của Thái Can đề từ bằng cả bài Khuê oán của Vương Xương Linh:

Khuê trung hiếu phu bất tri sầu

Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu Hốt nhặt ngưng trang thượng thúy lâu Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu (Trẻ trung nàng biết chi sầu

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương

Nhác trông vẻ liễu bên đường

Phong hầu nghĩ lại, xui chàng kiếm chi).

Phan Thanh Phước với lời đề từ cho bài Đêm Tn của mình là quà “tặng Vương Xương Linh”. Độc đáo nhất là Huy Nhiệm thường ký tên là Đỗ Phủ, Thiếu Lăng. Ta thường biết nhan đề, lời đề từ của một bài thơ thường ngưng đọng trong nó cảm hứng ý nghĩa tinh túy, chủ đề của toàn bài. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số những tác phẩm đã kể trên đều có sự gặp gỡ trọn vẹn về nguồn mạch cảm hứng nơi tác phẩm Đường thi như bài Trường Tương Tư của Hàn Mặc Tử là một tiêu biểu:

Hiểu gì không, ý nghĩa của lời thơ?

Của hương hoa trong trắng lờn lợt bảy, Của lời câm, muôn vì sao áy náy Hiểu gì không em hỡi! hiểu gì không?

Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng Cho trăng xuân tràn trề say chới với Cho năng hồng vấn vương muôn ngàn sợi;

Cho em buồn, trời đất ứa sương khuya Để em buồn, để em nghiệm cho ra Cái gì kết lại mới thành tinh tú?...

Dù thế với những trường hợp của lời đề từ hay cách lấy bút danh …như trên cho thấy các nhà thơ mới khi hạ bút vẫn thấy mình gắn bó mật thiết với hồn Đường. Tất cả thấy như đồng điệu có thể trò chuyện tâm tình với những tứ thơ, những chủ thể của thế giới Đường thi. Tâm trí sáng tác này cũng khiến ta liên tưởng rất nhiều đến tâm thế của Nguyễn Khuyến trong Thu vnh:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Ở đây cho ta nhận thấy một sự gắn bó trực tiếp của các nhà Thơ Mới với quá khứ Đường thi. Phải chăng, tâm thế sáng tác của các nhà Thơ Mới chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiện đại? Vẫn phảng phất đâu đó hương vị lâng lâng của Đường thi.

Đến với ánh trăng thơ Hàn Mặc Tử “dữ dội đau thương” gợi nhớ chúng ta nghĩ đến ánh trăng trong thơ Lí Bạch nghìn năm trước:

Nhân sinh đắc ý tự tân hoan Mặc sử Kim tôn không dãi nguyệt (Đời đắc ý hãy nợ cho

Cán vàng đừng để hửng hờ dưới trăng)

Thơ cận thể ở Việt Nam thật sự hiện diện vào đời Lý (1010 – 1025) với những thành tựu của thơ ca Phật giáo. Lần đầu ta bắt gặp được ở đây những áng thơ hay rất giàu sắc thái Đường thi, tiêu biểu hơn cả là bài Ngư nhàn của Dương Không Lộ thiền sư:

Vạn lý gian thanh vạn lý thiên Nhất thôn tay giá nhất thôn yêu Ngư ông thuy trước vô nhân oán Quá ngọ tỉnh lại tuyết mạn thuyền.

(Mây xanh nước biếc muôn màng Dâu chen khói tỏa một vùng thôn quê Ông chẳng ngũ giấc đang mê

Quá trưa tỉnh dậy tuyết che đầy thuyền)

(Đinh Văn Chấp dịch)

Bài thơ vẽ nên một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cảnh sắc được đặt trong mối quan hệ hài hòa với tâm thế con người, lời thơ giống như lời ghi nhận những đặc trưng vốn có của thơ Đường. Qua đó, ta thấy sức lan tỏa của Đường thi không những mạnh mà còn sắc nét, ăn sâu, bén rễ và phủ kín khung trời thơ ca Việt Nam.

Những mô típ kỹ nữ, ca nữ như Công Tô của Lưu Trọng Lư, Li k nữ của Xuân Diệu, Oan nghit của Nguyễn Bính đều có hồn khí từ người kỹ tài sắc trong T bà hành của Bạch Cư Dị. Đề tài chinh phu cũng được nhiều tác giả thơ mới ra công khai khác. Đặc biệt thể hành của Đường thi vẫn đọng lại vang vọng trong Thơ Mới. Như đã nói ở trên, thì ta thấy bài hành nổi tiếng của Thâm Tâm mang đậm màu chia li, tiễn biệt cùng chí khí trượng phu kiên định:

Ly khách, lý khách con đường nhỏ Chí lớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong

(Tống biệt hành)

Đoạn thơ chợt làm ta liên tưởng đến hình ảnh tráng sĩ trong nhất khí trong cổ thư và nhất là Dch Thy tng bit của Lạc Tân Vương nhắc tích Kinh Kha thích khách Tần Vương và cuộc tiễn đưa vĩnh biệt trên sông Dịch Thủy:

Thủy địa vượt Yên Đan Tướng sĩ phát xung quan Tức thời nhất thủy do hàn.

(Nơi này từ biệt Yên Đan Tóc anh chiến sĩ tức gan lên đầu Người xưa nay đã đi đâu

Lạnh lùng sông nước cõi sầu chưa tan).

Bàn đến vị trí hàng đầu ở cấp độ câu thơ là vấn đề cú pháp của Đường thi là phép vấn đề cú pháp. Đặc điểm cú pháp của Đường thi là phép tĩnh lược. Có thể là tĩnh lược chủ từ, giới từ động từ hay các từ so sánh. Đặc điểm này làm cho các từ trong câu có quan hệ lỏng lẽo về mặt ngữ pháp. Do thế chúng có thể kết hợp với nhau theo nhiều cách. Tùy theo mỗi cách kết hợp mà có thể có cách hiểu khác nhau trong một câu thơ, làm cho thơ Đường mang tính chất đa nghĩa. Qua tìm hiểu thì thấy trường hợp này cũng tồn tại nơi nguồn Thơ Mới nhưng với tần số thấp. Một hồn thơ có nhiều duyên nợ với Đường thi như Hàn Mặc Tử cũng chỉ thấp thoáng với những câu thơ như:

Mở của nhìn trăng, trăng tái mặt Khép dòng đốt nến, nến rơi châu Hay:

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chăn

Ở hai câu thơ sau trong Tng bit hành của Thâm Tâm:

Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Ta thấy phép tĩnh lược đã gây nên độ nhòe trong việc xác định chủ thể của hiện tượng, cũng chính độ nhòe này đã làm cho bài có một sinh thể mạnh mẽ, gây nhiều trang cãi

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn dấu ấn ĐƯỜNG THI TRONG THƠ hồ DZẾNH (Trang 20 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)