Chương II: Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh
2. Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh
2.1. Giá trị thơ Hồ Dzếnh
2.1.1 Hồn Đường từ tâm thức tư duy Hồ Dzếnh
Văn chương nghệ thuật chính là thế giới của sự sáng tạo cái mới, cái tinh túy nhất của cuộc đời. Nhà văn Nam Cao đã từng nói nghệ thuật phải “Khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” Và tận cùng công trình sáng tạo ấy là bến bờ để bày tỏ, là biển nước mênh mông tình cảm, luôn chờ đón sự trở về của những con thuyền tâm trạng xa khơi, cô đơn.
Thơ của Hồ Dzếnh nhìn chung không nhiều nhưng chính cái không nhiều của số lượng đã tạo sự dồn nén ở giá trị được ấp ủ trong thơ. Sáng tác thơ, Hồ Dzếnh xem đó như một dịp may để giải bày những gút mắc của cõi lòng. Cội rễ sâu xa ở thơ ông chính là một cuộc chuẩn bị công phu cho một chuyến trở về. Hồ Dzếnh đang loay hoay trở về trên một chuyến đò miên man sống vỗ, ông như đang tìm lại chính mình, tìm lại cái màu, cái chất thật sự của một phần máu thịt trong ông, tìm lại những giá trị cao quý đang chìm sâu giữa cuộc đời. Chuyến trở về thật gần, thật quen trong tâm tưởng nhưng sao lại hóa lạ, hóa xa, hóa thành khát vọng viễn vong khi nhìn về cố quốc. Cố quốc của Hồ Dzếnh, một nơi xa xăm phương Bắc, chưa một lần được đặt chân đến mà thương nhớ đến tê lòng. Hỏi ai tránh khỏi đớn đau? Vì thế mà ta thấy âm vang trong thơ Hồ Dzếnh một nỗi trăn trở, một niềm kỳ vọng lớn lao nhưng lại nhạt nhòa, chan chứa nước mắt. Thi sĩ Hồ Dzếnh thuộc loại nhân tài thầm lặng đáng phục. Hồ Dzếnh nhìn ra được chân tướng cái khổ, cái đẹp của một thời từ đôi mắt đậm tình, từ một thiên lương trong sáng. Ông phát hiện ra rằng những điều tốt đẹp trong cõi đời này được hội tụ rất nhiều trong những mảng bình dị quanh ông. Những chân dung sống động, biến chuyển về cuộc đời số phận, phẩm chất con người đậm đặc trong từng án thơ.
Đào sâu, nghiên cứu về thi sĩ Hồ Dzếnh, từ thâm thức tư duy nghệ thuật đặc biệt.
Nếu như đặt trong cái nhìn tổng thể ta sẽ bắt gặp được rất nhiều điều thú vị, ý nghĩa ở từng góc độ, từng khía cạnh của cuộc sống. Bước vào mảng đất của Đường thi ta như ngơ ngẩn trước một tiềm tàn bí ẩn về tư duy tổng hợp cho hàng ngàn mắt xích giao cảm quan hệ để đi đến cái cuối cùng của triết lý, quan niệm về một thời. Và khi len lõi vào thế giới ngập tràn không khí thơ ca Hồ Dzếnh ta thấy ngan ngát hơi ấm Đường thi, thi sĩ trải lòng ra với đời để lại cho đời những thanh âm ý nghĩa. Với đề tài này, ta có dịp tìm tòi, khảo sát để mong có thể chạm vào một chút gì đó hồn thơ đầy ẩn ý của Hồ Dzếnh. Ông đã tổng hợp, sáng tạo, cắt xẻ và gán ghép một cách tự nhiên, hợp lí để đưa vào thơ mình những mảnh buồn vui, rung cảm riêng tư, chân thật đối diện với cõi lòng mình. Đọc thơ ông không mấy ai không có cảm xúc mông lung, lâng lâng, chông chênh khó tả của nổi sầu muôn thưở. Nếu nói cái “thần khí” chính gốc của Đường thi đưa con người lạc vào cõi mộng triền miên, với vô vàn cảm xúc ngổn ngang không có điềm dừng thì thơ của Hồ Dzếnh cũng không thua kém cái khả năng ấy chút nào.
Nhân loại đã có lí khi đưa ra nhận định rằng người Trung Hoa luôn giữ bản tính dân tộc một cách rất bền bỉ, rất phi thường. Ở cái mức phi thường thì không gì có thể so
sánh được, mà hơn thế nếu nói về cốt cách thi sĩ Hồ Dzếnh, về tinh thần, bản sắc dân tộc thì ông là một trường hợp đáng ngưỡng mộ. Với một con người mang trong mình hai dòng máu Hoa – Việt, hai dòng máu ấy lại rất hài hòa, tồn tại ở hai nhánh sông tâm hồn nhưng lại ưu ái trọn vẹn một tâm thức chung. Những nét cá biệt về thân thế không hề biệt lập của Hồ Dzếnh với cuộc đời mà đó là một phần sinh khí để đưa nguồn thơ của Hồ Dzếnh lên đỉnh cao của cuộc đời. Nó cũng là yếu tố khẳng định cái riêng đặc trưng của nhà thơ Hồ Dzếnh với những nhà thơ khác ngay ở Việt Nam hay ở cả Trung Hoa.
Mặc dù sinh trưởng ở xứ sở Việt Nam, nhưng trong tâm tưởng tiềm thức của Hồ Dzếnh lúc nào cũng mơ về một quê hương đầy bản sắc thơ mộng. Tâm khảm của Hồ Dzếnh vẫn lưu giữ nguyên vẹn những hình ảnh thiêng liêng nơi quê cha, đất tổ. Những “áng mây trắng ngàn năm” bồng bềnh trên lầu Hoàng Hạc vẫn còn bay lãng đãng, những áng cỏ thơm nơi bãi xa Anh vũ vẫn xanh rợn một màu. Nhà thơ vẫn trằn trọc, da diết trong tâm thức về một chân trời xa xăm nơi Trung Hoa bạc ngàn:
Ta nhớ màu quê, khát gió quê Mây ơi ngưng cánh đợi ta về Cho ta trông lại tầng xanh thẳm Ngâm lại bài thơ “Phương Thảo thê”
Mây ơi có tạt về phương Bắc Chậm chậm cho ta gởi mấy lời Từ thưở ly hương ta vẫn nhớ Nhưng tình xa lắm gió mây ơi!
(Tư Hương)
Tất cả những hình ảnh có nhỏ bé, có lớn lao xa hay gần đều được Hồ Dzếnh huy tụ, xe két lại rất hòa hợp, từ vòm mây, cơn gió như luôn được nung nấu trong một dòng cảm xúc nóng bỏng về cố quốc! Khối tình ấy của Hồ Dzếnh thật thiêng liêng, tuy không được một lần hòa mình vậy mà tình ấy vẫn thâm sâu đến từng chi tiết nhỏ nhặt, bình thường nhưng lại kỳ vĩ. Những điều không thấy, không biết như lại hiện hữu mơ hồ, luôn ám ảnh, réo gọi, dằng vặc tâm hồn Hồ Dzếnh:
Tô Châu lớp lớp phù Kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
Rạc rời vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ, mây ngàn mộng xưa
Hồn quê bừng sáng, dằng vặc nơi tâm khảm Hồ Dzếnh. Nó như một hạt lệ ngọc được kết tinh hòa trộn từ cuộc đời lam lũ của cha, của mẹ và của chính bản thân ông. Hạt
“lệ ngọc” ấy chảy ra trăm ngàn mãnh như niềm thương, cùng vị mặn, vị chát mang sức ấm nóng lạ thường. Sâu sắc hơn nữa đó là sự kết tinh từ lịch sử cả hai dân tộc Việt – Hoa, không thiếu điều to tát, oanh liệt, mênh mông nơi cõi thế. Cái cõi hình như dành riêng cho cái gọi là “bể khổ hằng hà sa số kiếp người trầm luân”. Để rồi làm “đứt gan, nát ruội” những thi hào lõi lạc như: Đỗ Phủ, Lí Bạch, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du… Và trong đó không thể không kể đến thi sĩ rất mực khiêm nhường Hồ Dzếnh.
Hồ Dzếnh đã thổi hồn vào thơ mình biết bao điều lắng đọng, phủ màu sầu nhân thế. Thơ ông chứa chan tình cảm của một người con đối với quê mẹ thương yêu, chua xót nỗi nhớ chia lìa, cô đơn, tiễn biệt của Đường thi. Ta vẫn nghe đâu đó trên bầu trời Việt Nam thôn dã ấy phảng phất tiếng nĩ non, âm thầm nhớ về quê nội xa xôi của tác giả. Chỉ phảng phất thôi nhưng lại tạo ra một luồng máu thắm làm nên cả “Cuộc đời thơ” Hồ Dzếnh. Lời thơ, ý thơ của Hồ Dzếnh là lời và ý của tình yêu thương cao cả. Nó thấm sâu, lang rộng trái tim bao người, nuôi dưỡng bao tâm hồn nghèo khổ, bất hạnh, chảy tràn những dòng nước mắt xốn xang, như để thương cảm, sẽ chia phần nào cái đau ở đời, nói cái tầm thường nhưng khái quát được cái lớn lao, cái khát khao hòa nhập:
Xót mình đã lắm thương đau Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩ tình mình ơi ! (Bài thơ tặng vợ)
Lời thơ thật ý vị, chân thành, đầy sẽ chia thấu hiểu, tất cả như thắp sáng thương yêu cho người vợ, cho cả người mẹ, cho cả những con người ở chốn nhân sinh này. Lời thơ tuôn ra nhịp nhàng trong sự quặn thắt tâm trạng buốt giá của Hồ Dzếnh. Mang dòng máu trung hậu tưới mát cho thơ, sự chịu đựng, sẽ chia giữa người với người luôn là điểm nhấn trong thơ Hồ Dzếnh. Đó như một điều cần thiết đầy ấp tâm tư, nỗi yêu thương vô hạn về quá khứ đã xa nhưng ghi khắc rất sâu đậm trong tâm:
Ngàn thu – giấc ngũ nào yên !
Bom đạn gầm rung thước đất Xé trời, xé triệu con tim Quả táo chị cho ngày trước Em ăn nhớ đến bây giờ Quá buổi hồi môn của chị Thưở còn sen ngó đào tơ Chị ạ, bao giờ quả táo
Hoàn nguyên hương vị thơm tho Em sẽ đặt lên khấn chị
Chị ơi, quả táo ngày xưa.
(Quả táo)
Với tư duy đầy trải nghiệm, nhận thức sâu sắc, Hồ Dzếnh đã cho chúng ta thấy được những điều quan trọng thật sự của con người chính đang tồn tại lẫn lộn trong những điều nhỏ bé bình thường. Thời gian bài thơ bắt đầu từ ngày chị cài hoa, thắt bím lấy chồng và cho em món quà hồi môn là quả táo, đến lúc chị nằm xuống ngàn thu nơi đất “bom đạn gầm rung”, để em còn nhớ đến bây giờ. Chỉ một quả táo thôi mà biết bao yêu thương, bao kỉ niệm đẹp đẽ ùa về. Cái ngày xưa sẽ quấn lấy cái ngày nay, để ngày nay là một chuỗi dài miền nhớ vang dội.
Âm vang bài thơ trãi rộng từ Hợp phố Trung Hoa đến Quảng Xương – Thanh Hóa Việt Nam, để tỏa ra một mạch cảm xúc trong veo của hai dân tộc Hoa – Việt. Tình trong thơ là tình chị em, tình Việt Trung thân hữu, liên kết vô hình bởi sợi dây tình cảm của tác giả và người chị quá cố cùng quả táo còn nguyên hương vị. Âm sắc trong thơ Hồ Dzếnh toát lên thanh nhã mơ hồ, bay bổng, êm êm với giọng thơ trầm tĩnh, thông tuệ. Dù đó chỉ là ngày xưa, là một lần nhưng sẽ nhớ mãi cái mùi vị ngọt ngào ở đầu lưỡi, cái hương thơm dịu dịu sẽ vương vấn mãi trong em. Hồ Dzếnh đã rất tinh tường khi lưu tâm đến trọng đểm lưu giữ hiệu quả nhất của con người. Đó là vị giác và khứu giác. Và cũng là cái thú vị đặc sắc trong Đường thi, các thi sĩ Trung Quốc đã tận dụng rất tài tình sự liên tưởng sâu sắc của khứu giác. Thi sĩ Lưu Vũ Bích đã nói về hương thơm trên mái tóc một cung nữ trong bài Xuân Từ (bài hát mùa xuân):
Tân trang nghi diện hạ chu lâu,
Thâm tỏa xuân quang nhất dạ sầu Hành đáo trung đình sổ hoa đóa, Tình đình phi thượng ngọc tao đầu.
Nhà thơ Hồ Dzếnh ý thức rất rõ trong cuộc sống này chúng ta cần gì? Đó không gì khác chính là tình yêu thương. Hồ Dzếnh yêu tất cả những gì tạo hóa, từng cọng cỏ, lá cây, từng con người thân thuộc hay xa lạ…Mọi thứ đều hóa thành những hạt ngọc tình xe kết trong ông. Trong nhân sinh ta còn thấy mùi vị để mỗi con người nếm trải thưởng thức, có thể sinh tồn hay hủy diệt, đó không ngoài tình yêu. Và khi nói đến tình yêu trong thơ Hồ Dzếnh đó là một tình yêu nằm trong tổng thể của tình người, tình dân tộc. “Triết lý tình” ấy khá lạ lẫm đối với quan niệm tình yêu truyền thống hay tình yêu thông thường. Tình yêu của Hồ Dzếnh phục vụ tuyệt mỹ cho đời sống tâm lí, bởi tình yêu đó là cái để tôn thờ trong tâm khảm chứ không phải để “hưởng thụ chán chê”, và đó cũng không phải là thứ “thuốc an thần” công hiệu cho những tâm hồn yếu đuối không tin vào khả năng gìn giữ một tình yêu tuyệt diệu khi đã chiếm được nó. Đến với hương vị tình yêu theo tư duy Hồ Dzếnh ta sẽ thấy được một sự đúc kết hết sức duyên dáng, cái duyên tình muôn đời trong trẻo, hàn gắn bao vết đứt của những cuộc tình li tan, chia lìa:
Trời đẹp như trời mới tráng gương Chim ca tiếng sáng rộn vang đường Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy tan thành một suối hương…
Tình mất vui kho đã trọn vẹn câu thề Đời chỉ đẹp khi hay còn dang dỡ…
(Xuân ý)
Tình yêu là phần quan trọng của cuộc sống có vui có buồn mâu thuẫn và luôn không hài lòng. Điều tốt nhất là phải hết lớn lên trong suy nghĩ đứng vội vui vì những gì mình đã có, chưa hẳn buồn khi mọi chuyện dỡ dang. Hơn hết trong cuộc sống luôn đời hỏi ta phải vận động tư duy không có điểm dừng, cùng với một tâm thế vững trải, kiên định, tinh thông chân lí ở đời. Biết tôn thờ những gì ta không đạt được, điều đó sẽ giúp ta có được niềm tin, hy cọng trong cuộc sống vẫn hơn là cứ bất động với những gì đã đạt được.
Bên cạnh thơ trữ tình, Hồ Dzếnh còn đem lại cho đời mãng thơ với không khí hào sảng, hào hùng. Đó cũng chính là lúc tư duy con người trầm lặng chuyển đổi tâm thế với
đời. Hồ Dzếnh trầm lặng nhưng lại rất mở lòng, trải tình ra vạn nẻo xa xôi. Đất nước Việt Nam đang quặn mình mãnh liệt bước sang một trang mới của độc lập vẻ vang. Thơ Hồ Dzếnh lúc này như một con chim sổ lồng, thoát khỏi vòng nô lệ đau thương, chỉ có một tấm lòng yêu thương vô hạn, nỗi thấu hiểu khôn cùng mới có thể cảm nhận được nhiềm vui cuồng nhiệt, ý nghĩa ấy:
Đây nửa đời đau thấy dáng xuân Đất, hoa thở mạnh, gió thơm ngần Ta quàng tay nhớ ghì non nước Như gã suy tình say ái ân
Người hãy cùng ta dạo cảnh xuân Yêu nhau cho bỏ lúc phong trần Nhịp đời lên mạnh, hồn ta đẹp Thơ ý rung mùa vàng bước chân
(Mùa xuân mới)
Là thi sĩ tài hoa, cuộc đời kém may mắn, đã đưa đẩy Hồ Dzếnh hòa làm một với những kiếp người dưới đáy xã hội, yêu thương trân trọng bằng cả tấm lòng. Đó là một nhân cách cao quý ngời lên một nhân phẩm tột bật mà ta thấy rõ qua nhiều nhà thơ xưa của Đường thi : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…Nhưng điều đặc biệt ở đây Hồ Dzếnh đã hóa thân vào thân phận của từng mảnh đời, để bày tỏ chân tình bằng ngôn ngữ thật ấm áp, gần gũi, trầm lắng như chia sẽ tâm tư Hồ Dzếnh đại diện cho hồn thơ vừa bình dị cừa cao sang, biết yêu thương, đau khổ được kết chặt trong vòng tư duy ‘‘non tiên’’ nhưng không thoát tục, đầy trách nhiệm, bền chặt và ân ái với đời.
Tóm lại, Hồ Dzếnh là một thi sĩ khí khái, không quỵ ngã trước mọi áp lực của thời thế, ông đã dùng hết tinh thần và trí lực để vượt qua giông bão của cuộc đời, tạo một thế đứng lẫm liệt của một cây thông đứng giữa trời bạc ngàn lau lách. Vì thế mà qua thơ Hồ Dzếnh đã giữ được niềm quý trọng của muôn người, nuôi hoài những cảm xúc mới mẽ nơi cõi thơ trong sáng, hồn nhiên, thơ mộng của ông. Bằng ngòi bút thâm sâu, tư duy mang hòa khí Đường thi đậm nét. Đó cũng chính là nét đẹp đáng quý in hằn tron tâm thức, tạo nên mối liên hoàn độc đáo giữa các tác phẩm, gợi lên sự liên tưởng tự do cho độc giả. Thơ ca Hồ Dzếnh mang dáng dấp Đường thi và đó cũng chính là hồn dân tộc vỗ về trong ông.