Chương II: Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh
2. Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh
2.1. Giá trị thơ Hồ Dzếnh
2.1.2 Nét riêng trong ý thức sáng tạo của Hồ Dzếnh
Đất nước Trung Hoa phải trải qua hàng ngàn năm phát triển, mới tìm được một hình thức trữ tình hoàn thiện với thể luật thi (thơ cận thể). Thể luật thi đã trở thành thể loại tiêu biểu cho thời đại hoàng kim của thơ cổ điển Trung Quốc (thời Đường). Vì thế mà khi nói đến thơ Đường thì người Việt Nam trong tâm tưởng mặc nhiên coi như đồng nghĩa với luật thi. Mặc dù thời Đường vẫn có thơ cổ thể với nhiều kiệt tác sáng giá. Cổ thể xuất hiện trước thời Đường, hình thức tương đối tự do. Khổ thơ có thể dài, có thể ngắn, không đòi hỏi chặt chẽ về âm điệu. Cổ thể là ngũ cổ (mỗi câu 5 tiếng), thất cổ (mỗi câu 7 tiếng). Hình thức cổ thể rất tự do, thường có câu không phải 7 tiếng.
Đến cận thể còn gọi là kim thể, hình thức vào thời Đường có luật thi và tuyệt cú.
Tuyệt cú tức tứ tuyệt (tuyệt thi, đoạn cú). Tuyệt cú cố định mỗi bài 4 câu, bằng trắc, gieo vần, có quy định song không đòi hỏi phải đối. Có ý kiến cho rằng tuyệt cú là một nửa của luật thi. Tuyệt cú chia thành ngũ tuyệt và thất tuyệt. Luật thi đòi hỏi cách luật nghiêm ngặt, có 8 câu, 4 vần hoặc 5 vần. Hai liên giữa (3,4 và 5,6) phải đối. Câu 2, 4, 6, 8 phải áp vần (câu đầu có thể không). Luật thi gần ngũ luật (5 tiếng), thất luật (câu 7 tiếng), cũng có bài 6 tiếng (gọi là lục luật). Những bài 10 câu trở lên gọi là bài luật (bài luật trừ hai liên trở lên đầu và còn lại đều phải đối). Thơ Đường qua tìm hiểu ở hình thức thể hiện ta thấy đều phát triển ở các giai đoạn.
Xét ở Việt Nam việc học tập thơ Đường đã có từ hàng ngàn năm nay. Trong thi cử nho học đó là loại thể bắt buộc. Nhiều nhà thơ Việt Nam đã sáng tác ra nhiều bài thơ tâm đắc như: Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chiều hôm nhớ nhà, Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan. Điều đó cho ta thấy sự ảnh hưởng của thơ Đường vào Việt Nam đã có từ rất lâu đời.
Có thể nói thơ ca Việt Nam đã tiếp nhận tinh hoa của Đường thi cả về nội dung lẫn hình thức. Nghiên cứu đến thơ Hồ Dzếnh sự ảnh hưởng của Đường thi khá sâu sắc:
Sắc biếc chen lừng dáng huyết tươi Lênh lang tuôn ánh thái dương cười Dưới cơ, hồn thơ tràn như biển Trí rộng muôn sông, chấp vạn người
Sức mạnh nào ngăn ý chí ta
Gươm thần khi ngứa máu xong pha?
Một đi – cái chết nghìn thu nhẹ Hát trước câu: “không trở lại nhà”
Giang sơn một thuở lầm tro bụi Kiếp sống vinh gì nợ hắc nô?
Kiếp sống vinh gì khi thế hội
Đã xoay nghiêng ngữa móng cơ đồ?
Ngựa không thèm nhớ đồng xanh cũ Ta há mơ gì chút gió quê?
Cờ (đã) tuôn ra bao máu đỏ Ghi câu non biển: chết không về!
(Màu cờ)
Với thể thơ 7 chữ kết hợp nên một bài thơ huyết mạch, cùng một cảm xúc được nâng dần lên liên tiếp. Ta thấy đây là một sự kết hợp nhuần nhuyễn rất hiện đại, mang phong cách riêng của Hồ Dzếnh. Là thể thơ 7 chữ giống thể thất ngôn bát cú của Đường thi, nhưng số câu lại tự do, phóng khoáng, không hạn định, như bài trường luật, thường dùng lần gieo vần để tính số câu, cứ hai câu lại một lần gieo vần. Và vần trong Đường thi được quy định trong một luật gọi là “thi vận”. Ở đây, ta thấy cấu tứ trong thơ Hồ Dzếnh khá mới mẽ, không bị ràng buộc khắt khe của “thi vận”. Tuy nhiên vẫn thoang thoảng hồn Đường nơi câu thơ 7 chữ ấy. Mặc dù không tuân thủ nghiêm ngặt theo thể vận hành của Đường luật, nhưng những dòng thơ tuôn ra theo một dòng cảm xúc nhất quán. Đó gọi là “nhất khí”, thống nhất từ đầu đến cuối cái tinh thần chủ đạo của thi sĩ. Tinh thần Hồ Dzếnh thiết tha với dân tộc, đất nước. Khí thế kiên cường, bất khuất, hừng hực hồn thiêng rất táo bạo, rất dứt khoát. Nếu nói đến niêm, luật, vận, đối trong bài thơ thì có vẻ không có gì chặt chẽ. Tuy vậy, vẫn thể hiện sự hài hòa, cân đối, tứ thơ phát triển đều đặn, truyền tải rất nhiều ý nghĩa của bản thể trước vận mệnh tồn vong của đất nước. Sức mạnh đối mặt gan góc với bao thế lực đen tối.
Cái chết nhẹ nghìn thu khi “ Kiếp sống vinh gì nợ hắc nô? Kiếp sống vinh gì, khi thế hội.
Đã xoay nghiên ngửa móng cơ đồ?” Từng câu thơ của Hồ Dzếnh như có một mối liên kết vô hình, bền chặt. Tạo ra cái âm điệu hòa hợp, liên đối giữa cảnh và tình. Chú ý cách gieo vần ở những từ cuối, ta thấy ẩn hiện “mùi Đường thi” nếu như không nói là tương đồng về lối tư duy thẩm mĩ. Dò trên từng đoạn thì ta thấy cứ hai câu lại vần với nhau: “tươi”, “cười”, “ta”,
“pha”, và hai câu lại vần với câu cuối: “cười”, “người”, “pha”, “nhà”. Mặc dù đến hai khổ
cuối không phối vần giống như thế nhưng đó là cái tài tạo nét riêng cho phong vị thơ Hồ Dzếnh. Ông tự tai, ung dung, dân chủ trên trang thơ của mình. Chi tiết đó làm ta nhớ đến bài thơ Thái Liên Khúc của Lí Bạch (Khúc hát hái sen):
Hà điệp la quân nhất sắc tài
Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai Loạn nhập trì trung khan bất khiến Văn ca thủy phác hữu nhân lai.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vần điệu chặt chẽ, nhịp nhàng ý tứ, gợi nên ý nghĩa mênh mông, lộng lẫy về con người và cuộc sống. Đi từ cảnh tới người, khắc họa mối quan hệ thống nhất tâm thức tư duy nghệ thuật “nhất khí” của thi sĩ Đường thi.
Ở cấp độ câu thơ, những câu thơ theo lối bảy chữ được Hồ Dzếnh dựng bút khá nhuần nhụy, hay ở câu thơ năm chữ cũng được tâm thức Hồ Dzếnh ưa chuộng. Tất cả càng hằn sâu dấu vết Đường thi cho thơ Hồ Dzếnh. Những câu thơ bảy chữ không ngừng phát tán tài năng cho thi sĩ Hồ Dzếnh:
Cho sông đau khổ bớt tàn bề Ai hay hơi máu hồn khi tắt Cả một trời thương lẳng lặng về
(Cơn giận)
Thơ Hồ Dzếnh mang kiểu tư duy hiện đại về đề tài hay chủ đề, đối tượng được đề cập, nhưng vẫn chịu sự chi phối sâu sắc có nguồn gốc lâu đời từ Đường thi. Thành thục ở thể thơ bảy chữ không chỉ riêng Hồ Dzếnh, còn có Thâm Tâm, Huy Cận. Tuy nhiên ta nhận thấy sức nóng của Đường Thi sôi lên mạnh mẽ từ thể bảy chữ của thơ Hồ Dzếnh. Nó giống như “Cơn giận” thật sự thiêu cháy tất cả, thiêu cháy “thỏa thuê” cho “sông đau khổ” của đời hóa giải. Đó cũng là tiếng lòng nhói đau trong Hồ Dzếnh, sáng tác thơ thấm thía hồn quê, thi sĩ như “điên cuồng” hoài niệm về một chuyến trở về nhưng vĩnh viễn trong tiềm thức.
“Cơn giận” ấy tràn trề tình người, tình quê, có sức hút ghê gớm, xác lập mối quan hệ hiếm có từ tâm thức nội tại đến thể loại sáng tác. Trả trách khi ta tiến gần đến câu thơ bảy chữ của Hồ Dzếnh, ta ngỡ ngàng trước sự quen thuộc quá đổi giữa câu thơ bảy chữ của Hồ Dzếnh với câu thơ bảy chữ của Đường Thi. Dù khoảng cách thời đại rất xa, nhưng tư duy sáng tác,
cách tổ chức câu thơ gần như sự tiếp nối tinh hoa truyền thống. Tiếp tục đến những vần thơ năm chữ ta sẽ thấy rõ hơn điều đó:
Tôi không hề yêu đương Sao sầu tôi vương vương Sao tình tôi bát ngát Sao hồn tôi thê lương?
(Buổi hẹn)
Các nhà nghiên cứu đã rút ta kết luận: “Nhất tam, ngũ bất luận” cho thất ngôn, và
“nhất tam bất luận” cho thơ ngũ ngôn. Nghĩa là trong một câu thơ thì tiếng 1, 3, 5 có thể chuyển đổi bằng, trắc (thơ ngũ ngôn tiếng 1, 3). Thơ Đường gò bó, cứng nhắc trong việc gieo vần, cách luật. Thơ Hồ Dzếnh tuy có kế thừa nhưng không bó buộc trong khuôn khổ đó. Đoạn thơ trên hiện lên thể năm chữ rất ngắn gọn, kết thúc đoạn thơ lại là một câu hỏi nửa vời bâng khuâng.
Người đọc chắc hẳn sẽ trăn trở mãi về giây phút tâm hồn “vương vương”, không “yêu đương”
mà “thê lương” ấy. Theo lối sáng tác Đường thi thì hầu hết ở mội thể tuy phương thức tổ chức câu thơ, vần điệu, niêm luật có khác nhau, nhưng mọi ý tứ sâu xa dường như đều dồn hết vào câu cuối. Trong Tư hương của Lí Bạch bao sự tình cốt lõi đều nén hết ở câu: “Đê đầu tư cố hương”, hay Xuân Hiểu của Mạnh Hao Nhiên, bao nổi niềm suy tư về cuộc gói gọn trong câu:
“Hoa lạc tri đa thiêu”. Điều đó vừa như tuân theo quy định của Đường thi bắt buộc phải thế để tạo ra “Ý tại ngôn ngoại”, vừa như tuân theo dòng chảy tự nhiên của tâm trạng con người nhạy cảm, giàu tình giàu ý, dồn nén cao độ. Cũng ở những phút cuối ấy của từng công việc, sáng tác suy tư hay phút cuối của cuộc đời mọi tinh hoa đều bắt đầu nở rộ. Và chính giây phút tích tụ cuối cùng đó sẽ trở thành bức ngoặt khởi đầu cho bao tầm hồn thỏa thích xao động, lửng lơ, mơ mộng: “Sao hồn tôi thê lương?”. Câu hỏi quyết định cho cả khổ thơ, vừa như thắc mắc, vừa như thừa nhận trạng thái “hư”, “thực” đang xôn xao trong lòng. Hỏi cho chính mình hay cho nhân tình thế thái? Từ ngữ, vần điệu đi theo mạch cảm xúc tự do, đều đều ru êm, pha chút bối rối, mơ màng, rất dễ tạo sự đồng cảm tâm trạng cho độc giả. Khiến bao tâm hồn phải bãng lãng, ngất ngây theo hơi thơ Hồ Dzếnh.
Thơ Đường bó buộc về gieo vần, cách luật. Tuy thơ ca Hồ Dzếnh mang bóng dáng Đường thi nhưng không rập khuôn, máy móc, luôn uyển chuyển, linh hoạt sáng tạo, đem lại phong cách riêng. Ở mỗi bài thơ niêm luật bằng trắc không giống nhau. Lời thơ dịu dàng, ý thơ sâu sắc kết hợp điêu luyện, tạo nên những án thơ với nội dung rộng rãi, kĩ xảo, đa dạng.
Ta biết, với văn chương vốn dĩ có con đường giao tiếp thần kỳ của nó. Đó là sự cộng hưởng giữa tâm hồn với tâm hồn, cho nên nói về sự gặp gỡ, tương thích không cần phải gò từng từ, từng chữ, từng cách thức, thi pháp, mà chỉ cần tiếp giáp ở một mặt nào đó về nội dung và hình thức nghệ thuật thì đã là quá đủ. Huống chi, từ những nhận định ban đầu ta đã thấy thơ Hồ Dzếnh và Đường thi rõ ràng đã có âm hưởng hút nhau rất mạnh. Hai nguồn mạch cùng mang một hơi hướng, hòa cùng một khí chất. Mổ xẻ về thơ thất ngôn hay thơ ngũ ngôn của Hồ Dzếnh ta đều thấy nằm đâu đó ngay cạnh hồn thơ Việt, một hồn thơ đầy cá tính và sáng tạo, hương hoa Đường thi ngan ngát. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khắc sâu “Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh”.
Như tìm hiểu, ta thấy Hồ Dzếnh đã độc đáo, đầy sáng tạo ngay trên cái tên mang âm Quảng Đông tự giới thiệu huyết thống của mình. Trong thơ, Hồ Dzếnh đã tạo ra cho đời những câu thơ lục bát rất hay, đậm đà nét đẹp truyền thống nhưng thấm đẫm màu sắc hiện đại. Có lẽ chính nhờ vào sự pha trộn hai máu Hoa Việt nên đã làm nên cái nảy nở độc đáo đó. Khi làm thơ, Hồ Dzếnh đã trãi rộng tấm lòng của mình ra từng trang thơ. Những trang tình cảm chân tình của ông vời vợi nỗi sầu nhân thế, nhớ thương vương vấn:
Chị tôi nay đã xế chiều, Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
Hàng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng khánh bạc ngày xưa vẫn còn.
(Rằm tháng giêng)
Tất cả tình cảm, sức nặng của tâm hồn đã được Hồ Dzếnh dành riêng, tinh luyện hoàn toàn cho thơ. Đặc biệt là ở thể thơ lục bát:
Tôi yêu nhưng chính là say
Tình quê hương Việt – bàn tay dịu dàng Thơ tôi: đê thắm, bướm vàng
Con sông be bé, cài làng xa xa
(Lũy tre xanh)
Con người, cảnh vật Quê ngoại, nơi chôn nhau, cắt rốn của Hồ Dzếnh đã thắm đượm, nồng nàn trong tư tưởng của ông. Thơ ông ấm áp tâm hồn và thể hiện Việt Nam, thiêng khí Đường thi đang được khoác lên người tấm áo choàng chạm hồn dân tộc. Âm hưởng chủ đạo trong thơ Hồ Dzếnh là đôn hậu, lắng dịu, phơn phớt, trầm buồn. Chính vì
thế, thể thơ lục bát được thi sĩ thể hiện rất thành công. Câu thơ 6/8 rất quen thuộc không phải ai cũng làm được. Tạo ra câu thơ 6/8 đã là khó, mà muốn thổi vào đó cái sức “đọng” lại càng khó hơn. Và rõ ràng là đã có rất nhiều câu thơ lục bát rất dễ nhớ nhưng lại mau quên.
Vậy mà, Hồ Dzếnh của chúng ta đã làm nên sức sống mới cho thơ lục bát. Với những câu thơ với nhạc điệu, ngôn ngữ được cách tân gây ấn tượng sâu lắng:
Phẳng lì, ngỏ trước, ao sau Đêm đêm cá đớp trang sầu đêm đêm
(Trở lại) Hay:
Chiều buồn như mối sầu chung Lòng ta nghe thoảng tơ chùng chốn xa
(Mùa thu năm ngoái) Khó thể nào ta quên được những câu lục bát có sức dồn nén, cô đọng tâm tình và sâu thăm thẳm như thế. Với thành công đáng quý này Hồ Dzếnh đã tạo cho thơ mình một thế đứng vững trải, trụ lâu với thử thách khắc nghiệt của thời gian. Ngòi bút Hồ Dzếnh vừa nêu cao tinh thần dân tộc, vừa phát huy cao độ sự sáng tạo bằng cả tấm lòng. Có thể nói, ở mức độ nào đó giá trị thơ ca Hồ Dzếnh đáng được sánh vai ngang bằng với giá trị thơ ca thời Đường.
2.2. Một số hình thức thi pháp