Chương II: Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh
2. Dấu ấn Đường thi trong thơ Hồ Dzếnh
2.1. Giá trị thơ Hồ Dzếnh
2.2.1. Thơ Hồ Dzếnh tinh hoa của họa và nhạc
Thơ cổ Trung Quốc thường gợi hứng từ thiên nhiên. Điều dễ nhận thấy là hầu như thiên nhiên chỉ hiện diện như một nét phác họa mờ ảo của bức tranh thủy mặc, chỉ là những đường nét chấm phá gợi liên tưởng, không phải là bức tranh đầy đủ màu sắc, chi tiết mà vẫn đẹp lạ lùng.
Người xưa thường yêu cầu trong thơ phải có họa và nhạc, đó là sự gắn bó tinh vi giữa ‘‘Thi, Nhạc, Họa’’, nó làm cho bài thơ thêm phần tô điểm tuy nhỏ nhưng có sức chứa lớn, âm vang nhiều chiều, tạo ra sức hút sắc sảo. Đặc biệt trong Đường thi ta thấy nhà thơ cảm nhận những vang vọng sâu lắng của vạn vật hơn là miêu tả. Và đó cũng là nguyên tắc sáng tác không thể thiếu để truyền tải hết cái hay, cái đẹp của Đường thi ‘‘Thi trung hữ họa, Thi trung hữu nhạc’’ đã là câu nói bất hủ dành cho mọi nhà thơ. Trong thơ có họa, trong thơ có nhạc đó là một quan hệ máu thịt nuôi đời, góp nên hương hoa cho văn chương nghệ
thuật, một mùi hương tỏa ra chan chứa tình, tạo nét thẩm mĩ đặc biệt, nhất tuyệt trong nghệ thuật phương Đông và trên thế giới.
Trước hết để khám phá về tinh hoa trong thơ Hồ Dzếnh. Chúng tôi xin nói đôi chút về ‘‘Thi, Thư, Họa, Ấn’’ là mô hình thẩm mĩ nghệ thuật độc đáo. Đó là một thế giới nghệ thuật tổng hợp của một nền văn hóa cổ truyền, khiến bao thế hệ phải trầm trồ thán phục. Sự tổng hợp đó một quá trình tôi luyện, tích lũy lâu dài, vì thế, đối với một nền văn hóa truyền thống hội tụ được những khía cạnh nghệ thuật tuyệt vời là một điều rất đáng trân trọng, cần được tiếp thu. Và muốn thấu suốt tiếp thu được những giá trị vô giá đó phải có một tâm hồn nhạy cảm, khí chất ôn hoa, một trái tim say mê, cảm hóa chân thành. Tất cả những điều đó lại tồn tại rất sâu sắc trong hồn thơ Hồ Dzếnh. Thực chất ta mơ màng nhận thấy đâu đó giữa con người Hồ Dzếnh và thơ Đường có một mối quan hệ mật thiết, huyền diệu từ trong chân tơ kẻ tóc tự bao giờ lại có mối quan hệ ấy cũng không ai có thể lí giải hết được. Đến với trang thơ Hồ Dzếnh ta như lạc vào khung trời hoa mộng, đầy hương, đầy sắc, thanh tao, kỳ ảo nhưng lại rất thực, rất Hồ Dzếnh.
Nói đến tính họa và nhạc trong thơ Hồ Dzếnh là nói đến mối quan hệ vô bờ bến giữa Hồ Dzếnh với Đường thi. Hồ Dzếnh có một khả năng tiếp nhận, dung hòa tinh hoa nghệ thuật một cách rất tự nhiên và tinh tế. và mối quan hệ ấy chính là một mối quan hệ rất thiêng liêng, bởi đây là sự kết sâu nặng giữa cái tâm và cái tài, giữa cuộc đời và thơ ca. Vì thế Hồ Dzếnh mang hơi thở Đường thi rất khác với Huy Cận hay Hàn Mặc Tử. ‘‘Thi, Nhạc, Họa’’ là tam vị nhất thể trong thơ Đường, là ba yêu cầu cần để tỏa sáng cho thơ, tạo âm vang hòa phối. Trong thơ Hồ Dzếnh mang cái thần khí tiềm ẩn dồi dào sự hòa phối vô cùng, vô tận ấy. Hầu hết nhiều tác phẩm thơ Hồ Dzếnh đa phần là những bức tranh màu sắc với vài đường nét sống động, mang chất liệu đặc biệt hòa nguyện trong một âm thanh tâm trạng đầy nỗi niềm. Đọc từng bài thơ của Hồ Dzếnh ta không khỏi bùi ngùi, suy ngẫm loáng thoáng cảnh sắc mơ màng, lôi cuốn sự hiếu kỳ cho độc giả. Đó là một thế giới thần tiên không có biện luận, lí giải hay phân tích, có chăng chỉ là một chút hương thơ kích thích gợi ra cho người đọc thưởng thức một vài thanh khí, một vài rung cảm. Thơ nói rất ít mà chất chứa lại rất nhiều điều, nêu bật được tầm nhận thức thâm thúy nơi thi sĩ Hồ Dzếnh.
Là nhà thơ tài hoa lại được kết tinh từ hai dòng máu đậm đà sinh sắc Hoa –Việt, Hồ Dzếnh đã ưu ái đưa vào dư hương tinh thần của mình những điều mượt mà, quyến rũ, những bài thơ lay láng lửa tình tạo nên tranh, nên nhạc âm ĩ mãi với đời. Thơ ông như hòa trộn một cuộc đời nhiều biến cố, một xuất thân đặc biệt một “nỗi sầu vạn cổ”, đây không
hoàn toàn là mạch máu chủ đạo trong thơ ông nhưng nó lại là một trong những tố chất quan trọng tạo nên sự thống nhất tam thể “Thi, Nhạc, Họa” trong thơ Hồ Dzếnh. Chính nỗi sầu vạn cổ có tính chất bi đát, thấm đẫm chua cay nơi Hồ Dzếnh đã tạo nên hình ảnh, tạo nên một thứ âm nhạc mới mẽ, nhẹ nhàng, tha thiết, một thứ buồn mới, buồn chiều, buồn “Hồ Dzếnh lâng lâng” :
...Trên đường về nhớ đầy Chiều chậm đưa chân ngày Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây...
(Chiều)
Chất họa và nhạc trong thơ Hồ Dzếnh không chỉ đến từ ngôn ngữ như trong thơ Đường mà nó còn bao hàm lan tỏa từ bên trong sâu thẳm toàn bài thơ. Chỉ những lời thơ rất nhỏ nhẹ cũng đủ cho ta thấy được một bức tranh nghệ thuật điển hình xen lẫn nhạc điệu nồng ấm rất trữ tình lãng mạn nhiều mơ mộng : ‘‘trên đường về nhớ đầy ..chiều chậm đưa chân ngày’’. Nỗi buồn nhớ mong manh bâng khuâng không định hướng, không đối tượng rõ ràng mà lại mạnh mẽ sâu sắc, tạo ra giá trị vô giá cho thơ Hồ Dzếnh. Đó là giá trị xứng đáng đưa ý thơ Hồ Dzếnh lên đỉnh cao của nguồn sống thi hứng, mang âm điệu tuyệt mĩ. Chiều là một bài thơ tiêu biểu đa dạng về màu sắc, ngọt ngào về ý nghĩa ấy là một bức tranh với không gian vũ trụ chuyển tiếp giữa ngày và đêm nhưng hòa lẫn không rõ ràng, giữa ánh sáng và bóng tối một gam màu sáng đang dần nhuộm đen cùng một gam màu tối sơ khởi.
Chiều tự thân trở thành một vùng không gian tương đối tự tại riêng tư, với màu sắc mơ hồ thuần túy ẩn sâu trong bức tranh dâng tràn một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà độc giả cần đi từ những nét vẽ khá nhuần nhụy hài hòa gợi nên liên tưởng. Khi nói đến ngày là nói đến khoảng thời gian dành cho những hoạt động tích cực của con người làm lụng tranh đấu với lao động vất vả. Đêm dành cho thế giới tâm hồn trổi dậy, chiêm nghiệm sự đời. Và đối tượng nằm giữa ngày và đêm chính là chiều, khoảng thời gian tạo ra sự ngưng đọng dần những hoạt động rõ ràng cụ thể ấy. Chiều làm không gian trở nên mơ hồ, bãng lãng ẩn chứa bao cảm xúc lắng động, trừu tượng một cách triệt để nhưng rất tự do cho những nơi ngóc ngách của tâm hồn được giải tỏ. Khi con người tồn tại giữa lưng chừng cảm xúc là lúc con người nhạy cảm tinh tế nhất, có thể lắng nghe được cả những âm thanh vốn không tồn tại, âm thanh trong tâm tính. Đó là một Chiều kỳ diệu trong Hồ Dzếnh. Nhịp điệu thời gian trong bài thơ dần dần chuyển bánh thật nhẹ nhàng, thuần khiết bởi xuất phát từ tâm hồn
trong hiện hữu giữa tình đời vẩn đục. Trong những buổi chiều của đời người mấy ai đã được như Hồ Dzếnh dành chút thời gian suy ngẫm về cội rễ bản thân, của chính mình, tác giả trầm tư, lắng đọng tìm kiếm lại những gì gọi là chân tình.
Dương Thiệu Tước phổ nhạc bài Màu cây trong khói chuyển nhan đề thành Chiều đã làm dài thêm dư âm, sâu lắng trong tiếng nhạc, khắc rõ hơn nỗi niềm suy tưởng, nỗi buồn đặc sắc riêng Hồ Dzếnh : ‘‘Tiếng buồn vang trong mây’’. Tiếng buồn vang lên đúng nghĩa giữa không gian trống rỗng, giữa khung tranh nhạt màu, đơn nét. Như vậy, với sự liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người, giữa cảnh và tình, Hồ Dzếnh đã thêu dệt nên một bức họa với khoảng không vô hình, bằng sự sáng tạo kết hợp chặt chẽ những âm thanh phát ra từ vũ trụ bao la, từ cái bề rộng của thế giới vô thường từ chiều sâu của tâm thức, rồi từ đó liên hệ thành một chuỗi hòa vọng vào cõi lòng nhân loại, để có những giây phút nao nao, thắm thiết :
...Chiều nào mây vọng hồn chuông Ngừng chân đôi kẻ trên đường mãi mê…
(Tưởng chuyện ngàn sau) Phải đạt đến độ cực giao cảm trong tâm hồn thăng hoa nơi cảm xúc hòa hợp với vạn vật thì nhà thơ mới có sự đan kết tuyệt diệu về ‘‘Thi, Nhạc, Họa’’đến như thế. Với cảm hứng sáng tác chân thành Hồ Dzếnh đã bày tỏ tâm tư, nỗi niềm sâu kín, sự trải nghiệm ở đời rất đậm nét. Chú ý hai câu cuối cùng trong bài thơ Chiều ta thấy tài phác họa của Hồ Dzếnh vô cùng độc đáo :
Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây…
Đây là một chi tiết đặc biệt cho mạch cảm xúc toàn bài thơ, tạo cảm giác màu khói huyền đang hòa quyện quấn lấy cả chòm cây, cảm xúc nhớ cố quốc da diết đang bao trùm, ôm trọn “người lữ khách”, sức lan tỏa của màu khói mang nhiều hàm ý sâu xa mơ hồ, khó tả. Một nỗi niềm miên man, lơ lững, chập chờn. Một tâm trạng chấp chới như đang bay hòa vào vạn vật. Thi liệu nhẹ nhàng, âm sắc du dương bao phủ bởi một loại nhạc trữ tình quyền rũ. Dương Thiệu Tước dường như tôn trọng trọn vẹn nguyên tác của Hồ Dzếnh, vẫn giữ nguyên nhịp điệu mà Hồ Dzếnh thổi vào, chỉ gia tốc thêm nâng lên cảm xúc, tạo ra âm hưởng đồng điệu, một tiến độ tiên tiến, không phá vỡ chất buồn trĩu xuống nơi nhà thơ. Tất
cả làm cho âm điệu cõi lòng say sưa hơn, ngân vang hơn, mờ nhạt hơn nhưng thấm thía lạ
thường. Đây cũng là một trong những thứ mùi vị đặc sắc điểm tô cho hồn thơ Hồ Dzếnh.
Đặt trong mối tương quan ta thử tìm đến hai câu thơ của Vương Duy trong Tổng Tử Châu Lý Sứ Quân:
Sơn trung nhất dã vũ Thụ sao bách trùng truyền (Trong núi một đêm mưa Ngọn cỏ trăm dòng thác).
Một đêm mưa nước từ trong khe núi xa xa trên xuống thành cả trăm dòng thác, cho một cảm giác như từ một ngọn cây đổ xuống ngay trên đầu mình. Tất cả được Vương Duy vẽ nên một mặt phẳng. Đó là bí quyết tích tụ phát hiện độc đáo của tác giả Đường thi.
Nhà thơ không bao giờ diễn tả cho hết ý tứ của mình, mà chỉ dùng vài nét vẽ đơn sơ, thanh đạm, tinh xác để gợi hình, tạo nên một bức tranh hữu tình đa âm, gợi trường liên tưởng cao cho độc giả.
Ở Hồ Dzếnh nếu như ta thấy đó là sự tiếp thu, kế thừa, tái phát hiện gợi hình ảnh, thể hiện tâm tình từ các thi sĩ Đường thi thì đó là sự tiếp thu, kế thừa tuyệt mĩ nhất. Bởi đó không hẳn là sự tiếp thu, mà rõ ràng là sự kế thừa đầy trách nhiệm về sự nghiệp truyền thống, đầy sáng tạo từ dòng máu Hoa – Việt tuôn chảy tràn trề trong tâm thức lâu đời của ông. Thơ ông luôn chìm đắm trong bao nét đặc tả với chiều cao, rộng vô hạn lại im lặng lạ lùng. Qua đó ẩn chứa niềm mê đắm tâm tư:
…Bóng mờ xuống lặng chân cây
Non cao vắng vẻ, sông đầy nhớ mong…
(Sang thu)
Khung cảnh im lìm quá đổi vắng vẻ một cách bải hoải, bơ phờ dễ đưa hồn ta nằm im lặng nghe những âm thanh lẻ loi, rời rạc, ngằn ngũi với sự phồn tạp khuấy động. Đây là chuỗi âm thanh của khúc nhạc lòng, như tiếng buồn trên kia và tiếng xe đi nơi này “xe đi rộn tiếng qua chiều” chỉ trong vài ba giây phút qua mà thôi. Toàn thể vạn vật, núi sông, mái lều chuyển một màu đặc tả nên thế giới thơ Hồ Dzếnh, cùng loại âm nhạc nhẹ nhàng lan tỏa, không réo rắt, bùi tai như Đường thi mà là loại nhạc với tính chất chống đối âm thanh thực tại, tìm về những hợp âm sâu lắng chìm khuất trong nơi thâm sâu của tâm hồn. Chẳng hạn trong bài Trưa vắng ta sẽ nghe thấy rõ sức thể hiện “lạ” mà “đắc” của âm vị này:
…Hồn xưa dậy: chim cành động nắng Lá reo trên hồ lặng lờ trong
Trưa im, im đến não nùng
Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang...
Quả thật, qua đoạn thơ của Hồ Dzếnh ta không thể nào dựa vào câu chữ mà liên tưởng hết được ý nghĩa tận cùng. Một buổi trưa “im“ đến độ não nùng, nhưng thấp thoáng đâu đây âm thanh của tiếng lòng hoài niệm, hồn nhiên của chủ thể trữ tình. Cảm giác sửng sờ, ngơ ngẩn một cách đột ngột nhưng lại thoi đưa. “Trưa vang’’ tạo sự thanh thản, nhã nhặn, cảm giác miên man khi đối diện ngoại cảnh đậm tình. Hồn xưa đang lay dậy nhưng không buồn hoạt động, chịu sức hút mạnh mẽ nơi thế giới bên ngoài, tạo ra một không gian lạnh ngắt, xô hồn ta đắm chìm trong một âm điệu dìu dịu, thầm thì giữa cảnh trưa thanh nhạt, réo gọi tâm tư. Hồ Dzếnh đã lột tả một trạng thái xuất thần của con người cõi thế, những người có một tâm hồn tinh khiết, thông thái.
Hồ Dzếnh không ngừng thả hồn mình trọn vẹn vào cõi thơ, vào thiên nhiên, vạn vật để rồi phác họa ra những án thơ hiện lên lộng lẫy, với tâm thế gợi tả sắc sảo. Thanh âm trong thơ lay láng, trong trẻo, thuần túy, mê hồn. Ngất ngây từ những câu từ gợi ý, gợi tình chân chất, ta cảm được Hồ Dzếnh đã chạm vào rất sâu cái nhạy của tâm hồn bao người. Nó như một chất xúc tác rất nhanh, rất mạnh động vào đầu lưỡi tạo ra một vị ngọt thanh tao mãi thấm sâu vào võ đại não và dừng lại lâu để phân tích, giải mã ra nhiều ý vị. Chính từ khả năng tạo cảm giác đặc biệt đó, Hồ Dzếnh đã rất thành công trong sự nghiệp nối kết tâm hồn đến tâm hồn. Và đó cũng là quá trình hàn gắn cảm xúc tiếp nhận mọi lời thơ, ý nhạc.
Khảo sát, mài mò từng kiệt tác tinh thần của Hồ Dzếnh ta sẽ cảm được ít nhiều thi vị của cuộc sống, không chỉ từ thơ mà từ cuộc đời thật những ý nghĩa thâm thúy sẽ được bộc bạch. Dù cuộc đời thật không ít phũ phàng, ngang trái. Nhưng chính thực tế cũng là nơi khởi nguồn cũng là nơi trả về của bao tinh chất văn chương đậm đà thi hứng. Bởi thế mà thơ Hồ Dzếnh có được sự thống nhất tam thể, không chỉ ở sự kế tục mà ở tư duy sáng tạo, đúc kết ngay cuộc đời thật. Đến với thơ Hồ Dzếnh như đến với một thảo nguyên tươi mát, hài hòa nhiều thanh điệu, màu sắc nhiều động tác, nhiều nét vẽ nghệ thuật đa âm, đa cảm:
…Chiều buồn như mối sầu chung Lòng êm gió thoảng tơ chùng chốn xa
Đâu tình tàu chậm quên ga
Bâng khuân gió nhớ về hoa lá đầy…
(Mùa thu năm ngoái)
Cùng dòng tâm trạng, cùng mạch chảy cảm xúc, nhưng lời thơ lại tỉ mỉ từng hang cùng ngõ hẽm tâm hồn, lại còn mang cái chất khác rất phong phú, phức tạp. Mọi trạng thái diễn ra đa dạng, có thể chậm chạp hững hờ, có thể ngưng bật bất cứ lúc nào: “Chiều buồn, tơ chùng, bâng khuâng”, mọi chuyển động thưa dần, đến nỗi chỉ còn lại những âm thanh tàn nuối, rã rời, rõ theo một nhịp mỏi mòn khôn nguôi:
Rạc rời vỏ ngựa quá quen Cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa Biển chiều vang tiếng chân ngư Non xanh tha thiết, trời thu rượi sầu,..
(Phúc linh cầu)
Mọi thứ dường như dừng lại ngay giữa dòng trôi chảy miên man, dàn rộng đến tận cùng nỗi bổng chốc chậm chạp, không khuây khỏa: “Chiều chậm đưa chân ngày”. Như đã nói thơ Hồ Dzếnh phác họa những đường nét tâm tư tuyệt diệu, trộn đều với tiếng nhạc lắng đọng xuống bề sâu lan ra cả bề rộng tích tụ, đặc quanh với thời gian mà chừng như ta không thấy rõ được bước luân chuyển nhịp nhàng, khẽ đọng.
Do đó, ta thấy với ngòi bút tài hoa của mình, Hồ Dzếnh đã gợi lên những bức hoạt thật mĩ miều, có giá trị sâu sắc với đời hài hòa những âm điệu đậm tình sâu lắng, tạo nét thanh tao cho thơ ông với cái chất thần bí, ngài ngạt hồn Đường. Tuy nhiên, vẫn thoang thoảng nguyên vẹn cái khí chất rất riêng của Hồ Dzếnh. Thi sĩ mang một khí chất lẫm liệt, oai phong, hun đúc nên những trang thơ tầm cở, có sức đồng vọng cao sâu, tĩnh tâm, tĩnh tại để đào sâu cái động luôn bồn chồn, thao thức. Ở đó có sự giao hòa kinh mạch, hòa phối chặt chẽ giữa tam thể thẩm mĩ “Thi, Nhạc, Họa”, không yêu cầu phân tích, miêu tả nhưng lại gợi khả năng liên tưởng xa hơn, tình cảm sâu nặng hơn, đem đến “cái duyên” muôn đời cho thơ Hồ Dzếnh.
2.2.2. “Ý tại ngôn ngoại” trong thơ Hồ Dzếnh
Nền văn hóa đặc sắc, đồ sộ Trung Hoa đã ào ạt tràn vào nước ta từ rất sớm, nhanh chóng bén rễ và ngự trị tâm thức người Việt Nam bằng sự đồng điệu, gần gũi. Tuy đó không