Trên địa bàn Lâm Đồng có ba khu vực theo dõi thời tiết khí hậu, đó là Trạm Bảo Lộc; Trạm Liên Khương; Trạm Đà Lạt. Tại đây chúng tôi chỉ trình bày điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến các vùng chăn nuôi.
Bảng 3a. Tình hình thời tiết khí hậu tại trạm Bảo Lộc Các tháng trong năm Các năm gần đây 2006 2007 2008 2009 toC L.mƣa (mm) o A (%) t o C L.mƣa (mm) o A (%) t o C L.mƣa (mm) o A (%) t o C L.mƣa (mm) o A (%) 1 20.7 72 81 20.2 41 83 21.0 3 83 19.5 10 76 2 21.7 70 78 21.7 141 79 20.5 56 82 22.3 78 76 3 22.8 112 79 22.7 304 86 21.8 201 85 22.8 160 79 4 23.6 282 79 23.8 157 87 23.6 165 85 23.4 182 82 5 23.3 129 86 23.8 310 91 23.0 418 91 23.2 249 88 6 23.2 218 88 23.6 327 92 22.9 146 90 23.3 166 89 7 22.4 524 91 22.5 729 93 22.7 297 91 22.4 419 89 8 22.6 937 92 21.7 615 94 22.1 328 91 23.6 426 89 9 22.9 405 89 22.7 397 92 22.0 372 93 21.9 620 93 10 21.6 388 89 21.9 314 93 22.1 566 89 22.5 278 88 11 21.7 72 80 20.8 61 90 21.3 169 87 22.1 43 84 12 20.3 108 83 20.9 4 86 20.2 27 81 21.4 136 79 Cả năm 22.2 3317 85 22.2 3400 89 21.9 2748 87 22.4 2767 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3b. Tình hình thời tiết khí hậu tại trạm Liên Khƣơng Các tháng trong năm Các năm gần đây 2006 2007 2008 2009 toC L.mƣa (mm) o A (%) t o C L.mƣa (mm) o A (%) t o C L.mƣa (mm) o A (%) t o C L.mƣa (mm) o A (%) 1 19.8 15 80 20.0 0 75 20.1 7 77 18.3 0 71 2 21.2 6 75 20.4 0 74 19.7 2 75 21.5 83 72 3 21.9 51 76 22.0 109 75 21.4 29 75 22.2 56 72 4 23.1 124 74 22.8 51 75 22.9 17 75 22.8 292 78 5 22.8 154 78 22.5 287 82 22.1 275 84 23.2 325 84 6 22.7 226 83 22.4 199 85 21.7 152 81 22.6 68 84 7 22.0 119 83 21.8 166 85 22.1 155 81 22.2 198 83 8 21.5 325 88 21.3 310 88 21.5 148 82 22.4 211 85 9 21.8 369 87 21.8 417 86 21.5 161 84 21.6 357 89 10 21.4 261 85 20.8 186 86 21.5 115 82 21.0 278 80 11 21.4 19 80 19.8 105 82 20.7 115 81 21.1 46 79 12 20.3 10 78 20.0 50 75 19.6 24 76 20.2 0 73 Cả năm 21.7 1679 81 21.3 1880 81 21.2 1200 79 21.6 1914 79
Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2009
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rõ, thời tiết khí hậu thuộc khu vực tỉnh Lâm Đồng có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: mùa mưa được bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 Mùa khô: kế hết mùa mưa thời tiết sẽ chuyển sang mùa khô hạn, được tính từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau.
Trong giai đoạn chuyển mùa, nhất là mùa khô chuyển sang mùa mưa, điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của gia súc và gia cầm. Chính vì vậy mà các loài động vật dễ bị mắc bệnh nói chung và đàn lợn con sau khi cai sữa bị mắc bệnh tiêu chảy nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1. TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON SAU KHI CAI SỮA NUÔI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1.1. Tỷ lệ lợn sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy
Bảng 3.1. Kết quả xác định lợn sau khi cai sữa bị bệnh tiêu chảy Địa điểm
Số con điều tra
(n)
Lợn khỏe mạnh Lợn tiêu chảy Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Bảo Lộc 2154 1894 87,93 260 12,07 Di Linh 1334 1179 88,38 155 11,62 Đức Trọng 1754 1575 89,79 179 10,21 Lâm Hà 1478 1312 88,77 166 11,23 Đơn Dương 1247 1098 88,05 149 11,95 Tổng cộng 7967 7058 88,59 909 11,41
Qua bảng trên cho chúng ta thấy được những thông tin về tỷ lệ tiêu chảy của lợn sau khi cai sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng: Trong năm địa phương chúng tôi tiến hành điều tra thấy tỷ lệ lợn con sau khi cai sữa bị tiêu chảy nhiều nhất là Bảo Lộc (12,07%) và thấp nhất là Đức trọng (10,21%), còn các địa phương khác có tỷ lệ tiêu chảy dao động từ 11,23-11,62%. Sở dĩ có sự chênh lệch tỷ lệ lợn tiêu chảy giữa các vùng là do một số nguyên nhân sau: hệ tiêu hóa của lợn con vẫn quen tiêu hóa sữa, khi cai sữa dẫn tới stress, lượng men tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn dẫn tới lợn dễ bị tiêu chảy vào những ngày đầu mới tách khỏi mẹ; Cũng có thể thời tiết khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ) giữa các vùng không đồng đều, quá cao hoặc quá thấp (Bảng 3 a,b cho thấy: vùng Bảo lộc có lượng mưa kéo dài trong hết mùa mưa, kèm theo đó là ẩm độ thường xuyên cao, trong 2009 lượng mưa trung bình ở Bảo lộc có tháng lên tới 620mm, ẩm độ cao nhất 93%. Trong lúc đó trạm Liên khương đặt tại Đức trọng lại cho biết lượng mưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đạt cao nhất trong mùa mưa là 357mm, ẩm độ 89%); cũng có thể là do kỹ thuật chăn nuôi của các trang trại, hộ gia đình còn có sự chênh lệch (cai sữa lợn con quá sớm khi đang thay đổi mùa; trong những hôm mưa nhiều, chuồng lợn con không được che chắn mưa gió; không có hệ thống sưởi ấm cho lợn); cũng có thể do sự thiết kế chuồng nuôi chưa hợp lý (nuôi ở chuồng sàn hay nuôi ở chuồng nền).
So sánh kết quả nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện ở một số địa phương khác nhau:
Theo Đỗ Trung Cứ (2004) [7] đã điều tra lợn từ 2-4 tháng tuổi mắc bệnh tiêu chảy ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong 3 năm (1997-1999) cho biết: tỷ lệ lợn từ sau cai sữa 2-4 tháng tuổi bị tiêu chảy là 9,46%;
Tô Thị Phượng (2006) [42] lại điều tra các giống lợn ngoại từ 60 ngày tuổi trở lên ở Thanh Hóa thấy tỷ lệ tiêu chảy là 13,19%;
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [20] thì lợn từ sau cai sữa tại Thái Nguyên mắc bệnh tiêu chảy là 11,81%.
3.1.2. Tỷ lệ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy theo mùa vụ
Bảng 3.2. Kết quả xác định lợn sau khi cai sữa bị bệnh tiêu chảy theo mùa vụ Chỉ tiêu theo mùa vụ Số con điều tra (n)
Lợn khỏe mạnh Lợn tiêu chảy Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Mùa mưa 4727 4039 85,45 688 14,55 Mùa khô 3240 3019 93,18 221 6,82 Tổng cộng chung 7967 7058 88,59 909 11,41
Qua kết quả theo dõi đã thống kê bảng trên cho chúng ta thấy tỷ lệ lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy ở hai mùa có sự khác nhau rõ rệt: Mùa mưa tỷ lệ lợn bị tiêu chảy khá cao chiếm 14,55%, trong lúc đó mùa khô chỉ có 6,82%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sở dĩ tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa có sự chênh lệch cao giữa các mùa là do nguyên nhân: thời tiết thay đổi đột ngột, lượng mưa giữa hai mùa là không đồng đều (qua bảng 3 a,b chúng ta có thể thấy rõ: từ tháng 4 cho tới tháng 10 thì tỷ lệ mưa nhiều và thường xuyên, lượng mưa trung bình cao nhất trong một tháng có thể lên đến 729mm, kéo theo ẩm độ luôn cao; còn mùa khô từ tháng 11 cho tới tháng 3 năm sau, giai đoạn này lượng mưa ít, không đáng kể, ẩm độ thấp, khô hanh).
3.1.3. Tỷ lệ lợn sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy do kiểu nền chuồng
Thông thường môi trường chuồng nuôi ẩm thấp, bẩn, độ thông thoáng kém, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây bệnh tồn tại. Bên cạnh đó lượng khí độc hại như H2S, NH3... cứ luẩn quẩn trong chuồng nuôi sẽ làm cho lợn nhốt tại đây bị giảm sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy.
Qua thực tế chúng tôi tiến hành điều tra và so sánh cách nuôi lợn sau khi tách khỏi mẹ nhốt ở chuồng nền và nhốt ở chuồng sàn thấy kết quả sau:
Bảng 3.3. Kết quả xác định lợn sau khi cai sữa bị bệnh tiêu chảy do kiểu nền chuồng
Địa điểm
Nuôi trên chuồng nền Nuôi trên chuồng sàn Số con điều tra (n) Số con tiêu chảy (n) Tỷ lệ (%) Số con điều tra (n) Số con tiêu chảy (n) Tỷ lệ (%) Bảo Lộc 967 143 14,79 1187 117 9,86 Di Linh 495 85 17,17 839 70 8,34 Đức Trọng 748 97 12,97 1006 82 8,15 Lâm Hà 357 71 19,89 1121 95 8,47 Đơn Dương 396 83 20,96 851 66 7,76 Tổng cộng 2963 479 16,17 5004 430 8,59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả điều tra tại bảng 3.3 cho thấy: giữa các địa phương khác nhau thì tỷ lệ nhiễm tiêu chảy ở chuồng nền và chuồng sàn cũng có sự khác nhau: Nếu xét trong phạm vi nuôi lợn trên chuồng nền thì tại Đơn Dương là có tỷ lệ lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy nhiều nhất 20,96%, sau đó đến các địa phương khác như Lâm Hà 19,89%, Di Linh 17,17%, Bảo Lộc 14,79%, cuối cùng là Đức Trọng 12,97%. Nguyên nhân chủ yếu là trình độ của người chăn nuôi vẫn còn lạc hậu, chăn nuôi đang mang tính chất tự phát, tự cung tự cấp, nuôi nhỏ lẻ, vì vậy đầu tư không đồng bộ, không có kỹ thuật viên chuyên nghiệp để tư vấn chăn nuôi và phòng dịch bệnh cho trang trại. Chính vì vậy, những hộ gia đình và các trang trại quy mô nhỏ lẻ này có tỷ lệ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy nhiều hơn ở những trang trại khác.
Nếu xét trong những trang trại nuôi chuồng sàn thì tỷ lệ lợn sau cai sữa mắc bệnh tiêu chảy giữa các địa phương khác nhau có tỷ lệ bệnh khác nhau, xếp từ nặng tới nhẹ thì Bảo Lộc chiếm 9,86%, Lâm Hà 8,47%, Di Linh 8,34%, Đức Trọng 8,15% và thấp nhất là Đơn Dương 7,76%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số trang trại mới xây dựng nên tỷ lệ nhiễm tiêu chảy có phần hạn chế hơn. Bên cạnh đó, lượng mưa và ẩm độ ở vùng Đơn Dương cũng thấp hơn so với vùng Bảo Lộc, đó có thể là lý do chính.
Nếu chúng ta so sánh chung giữa nuôi trên chuồng nền và nuôi trên chuồng sàn thì nuôi trên chuồng sàn đạt hiệu quả cao hơn, lợn phát triển tốt hơn, tỷ lệ tiêu chảy ít hơn so với nuôi trên chuồng nền. Qua bảng trên cho thấy nuôi lợn sau cai sữa trên chuồng sàn thì tỷ lệ tiêu chảy chiếm 8,59%, còn nuôi trên chuồng nền tỷ lệ này chiếm đến 16,17%, như vây chúng ta có thể kết luận rằng nuôi trên chuồng sàn hạn chế được bệnh tiêu chảy tốt hơn nuôi trên chuồng nền. Nguyên nhân có thể là chuồng sàn mức độ thoáng khí, lưu thông khí tốt hơn, ẩm độ thấp hơn, hệ thống thoát nước thải tốt hơn, mức độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lợn con sau cai sữa tiếp xúc với nước nhất là nước tiểu ít hơn ở chuồn nền, đó là những nguyên nhân chính tạo nên sự chênh lệch tỷ lệ nhiễm tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi trong hai loại chuồng.
So sánh một số kết quả nghiên cứu khác: Theo Tô Thị Phượng (2006) [42] cho rằng kiểu chuồng nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh tiêu chảy, kiểu chuồng sàn có tác dụng tốt, hạn chế tác động bất lợi của ngoại cảnh đến vật nuôi, giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn. Tác giả đã nghiên cứu và điều tra thấy tỷ lệ tiêu chảy ở chuồng sàn là 22,57%, trong lúc đó tỷ lệ tiêu chảy ở chuồng nền là 31,02%. Kết quả nghiên cứu đó cũng trùng với kết luận của chúng tôi đã điều tra là những lợn sau khi cai sữa nuôi trên chuồng sàn có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn so với lợn nuôi trên chuồng nền.
3.1.4. Triệu chứng, bệnh tích chủ yếu ở lợn mắc bệnh tiêu chảy
Khi lợn mắc bệnh sẽ tạo ra những biểu hiện điển hình của bệnh, thông qua những biểu hiện đó chúng ta có những căn cứ để xác định những nguyên nhân có thể tác động tạo nên bệnh, để từ đó có cơ sở xây dựng cách khống chế phòng và điều trị bệnh hợp lý.
Bên cạnh triệu chúng bệnh đã đề cập, khi động vật mắc bệnh quá nặng sẽ để lại những di chứng bệnh tích điển hình, từ đó có cơ sở thêm để chẩn đoán đúng chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Tiêu chảy là kết quả của một quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, có thể do những nguyên nhân tác động khác nhau mà biểu hiện triệu chứng và bệnh tích ở các mức độ khác nhau.
Chính vì mục đích đó, chúng tôi tiến hành quan sát 150 lợn sau khi cai sữa bị tiêu chảy và tiến hành mổ khám 50 con bị ốm nặng hoặc bị chết, kết quả ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.4. Kết quả xác định các triệu chứng, bệnh tích ở lợn sau khi cai sữa bị bệnh tiêu chảy
Các chỉ tiêu theo dõi Số con theo dõi (n) Số con biểu hiện (n) Tỷ lệ (%) Triệu chứng
Biểu hiện phù đầu 150 7 4,76
Ói mửa, có biểu hiện thần kinh (đầu ngoẹo một bên, đi xiêu vẹo)
150 61 40,67
Da đỏ ở tai, bụng và hậu môn 150 124 82,67
Tiêu chảy phân sệt màu vàng 150 150 100,00
Tiêu chảy ra phân lỏng như
nước 150 65 43,33
Mất nước, gầy còm 150 78 52,00
Bệnh tích
Dạ dày bị viêm 50 28 56,00
Ruột non bị xuất huyết, chứa
hơi 50 50 100,00
Hạch màng treo ruột bị sưng, có tụ huyết
50 50 100,00
Lách sưng, màu xanh đen 50 19 38,00
Gan bị sưng, dễ nát 50 34 68,00
Qua bảng 3.4 cho chúng ta thấy được những triệu chứng và bệnh tích điển hình của lợn sau khi cai sữa bị bệnh tiêu chảy.
Trong triệu chứng các chỉ tiêu biểu hiện nhiều nhất là: Tiêu chảy phân sệt màu vàng chiếm 100%; sau đó đến da đỏ ở tai, bụng và hậu môn (82,67%); mất nước, gầy còm (52%); tiêu chảy ra phân lỏng như nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(43,33%); Ói mửa, có biểu hiện thần kinh (đầu ngoẹo một bên, đi xiêu vẹo) (40,67%); Biểu hiện phù đầu (4,76%).
Trong bệnh tích các chỉ tiêu biểu hiện xếp từ biểu hiện nhiều nhất đến ít như sau: Ruột non bị xuất huyết, có chứa hơi chiếm 100%; Hạch màng treo ruột bị sưng, có tụ huyết (100%); Gan bị sưng, dễ nát (68%); dạ dày bị viêm (56%); Lách sưng, màu xanh đen (38%).
Qua triệu chứng và bệnh tích điển hình ở trên chúng ta có thể tạm kết luận đây là bệnh do hệ vi sinh vật gây bệnh đường ruột tạo nên tiêu chảy và sinh ra các độc tố tác động một số bộ phận như thần kinh, gan, lách... Hệ vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy này có thể nghi ngờ nhiều nhất là E.coli, Salmonella. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân và bệnh phẩm mang đi xét nghiệm phân lập tại phòng thí nghiệm về vi trùng thuộc Viện thú y quốc gia Việt Nam.
3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN E.COLI, SALMONELLA TỪ LỢN CON SAU KHI CAI SỮA BỊ TIÊU CHẢY LỢN CON SAU KHI CAI SỮA BỊ TIÊU CHẢY
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli, Salmonella từ phân lợn sau cai sữa bị tiêu chảy nuôi trên địa bàn nghiên cứu bị tiêu chảy nuôi trên địa bàn nghiên cứu
Để xác định vai trò của vi khuẩn đường ruột trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa, 200 mẫu phân của lợn mắc bệnh tiêu chảy trên địa bàn 5 huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng: Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, đã được thu thập và tiến hành phân lập vi khuẩn đường ruột theo quy