Phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, Salmonella gây cho lợn con

Một phần của tài liệu xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli, salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh lâm đồng và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.7.Phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, Salmonella gây cho lợn con

Để phòng được bệnh này nên tiến hành đồng bộ và thực hiện các biện pháp sau:

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [24], giữ dìn chuồng trại sạch sẽ, kín ấm vào mùa đông và đầu mùa xuân, giữ khô ráo, chống ẩm ướt sẽ làm cho lợn con phòng được bệnh tiêu chảy. Những ngày thời tiết lạnh ẩm, có thể dùng đèn điện hoặc đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho heo con sẽ giảm được tỷ lệ tiêu chảy.

Theo Trương Lăng (2004) [26] cho rằng: để phòng bệnh ỉa chảy do vi khuẩn phải thực hiện: Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng cách tẩy uế chuồng trại trước khi lợn đẻ. Chuồng khô sạch, không ứ đọng phân nước. Khi cai sữa để đàn lợn con tại chuồng 1-2 tuần, mục đích tránh nhiễm các loại mầm bệnh khác.

Theo Lê Hồng Mận (2007) [30], khi vệ sinh chuồng trại dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng: Formol 2-5%, crezyl 5-10%, cloramin 1%, nước vôi 20%,… phòng bệnh tiêu chảy tốt cho lợn.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [25], cách ly những con ốm, tiêu độc chuồng, nhốt riêng để quan sát những lợn mới lớn đưa vào chuồng, cải thiện điều kiện vệ sinh: chuồng thoáng khí, khô ráo, định kỳ tẩy uế bằng crezyl 2%, NaOH 3%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hỗ trợ nuôi dưỡng chăm sóc tốt:

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [24] khi nuôi lợn nái đúng khẩu phần quy định bao gồm đủ lượng đạm, bột đường, vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng, chất béo vừa đủ…sẽ đảm bảo cho thai phát triển tốt và lợn con sau khi sinh có sức đề kháng với bệnh.

- Phòng bệnh bằng chế phẩn sinh học:

Theo sự nghiên cứu của Đỗ Trung Cứ và cs (2000) [5], khi sử dụng men tiêu hóa Biosubtyl (chứa 105

-106CFU/g Bacillus subtilis) cho lợn từ 1-60 ngày tuổi uống, lượng Salmonella và E.coli trong phân giảm đi rõ rệt. Tác giả đã kết luận là Biosubtyl có khả năng khống chế được vi khuẩn Salmonella

E.coli trong đường tiêu hóa của lợn.

Theo Phạm Thế Sơn và cs (2008) [47] đã thử nghiệm phòng bệnh tiêu chảy bằng EM-TK21 ở lợn 1-90 ngày tuổi. Kết quả cho thấy sử dụng EM- TK21 bảo hộ được từ 74-92% và bảo hộ tỷ lệ trung bình đạt 81,3%. Tác giả cũng đã kết luận EM-TK21 có tính kháng khuẩn mạnh đối với E.coli, Salmonella sp, Cl.perfringens. Trong thực tế những cơ sở có lợn tiêu chảy do vi khuẩn đã kháng thuốc điều trị không khỏi, sử dụng EM-TK21 vẫn có hiệu quả cao.

- Phòng bệnh bằng vắc xin:

Theo Trương Lăng (2004) [26], tiêm phòng vắc xin phó thương hàn cho lợn con từ 20 ngày tuổi: lần 1 với liều 1ml dưới da/ con, lần 2 sau lần 1 từ 3-4 tuần với liều 2ml/con. Lợn nái trước đẻ 1 tháng tiêm 3ml/con để tạo nhiều kháng thể trong sữa đầu truyền sang bảo vệ lợn con không bị mắc bệnh phó thương hàn.

Còn để phòng bệnh E.coli, có thể dùng vắc xin E.coli tiêm phòng. Vắc xin được chế từ các chủng E.coli thường thấy ở địa phương thuộc các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

serotype sau: O143, O147, O141, O149, O129, O138, O127, O115, O8,…tiêm cho lợn mẹ 1-2 lần trước khi đẻ, lợn mẹ được miễn dịch và truyền miễn dịch cho lợn con qua sữa, có hiệu quả phòng tới 60%. Hoặc dùng vắc xin E.coli dạng uống, cho lợn uống 3-4 lần sau khi đẻ, tác dụng phòng bệnh đạt 70%.

Một phần của tài liệu xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli, salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh lâm đồng và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 36)