3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.2. Yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella
1.4.2.1. Các yếu tố không phải là độc tố của vi khuẩn Salmonella:
Vi khuẩn Salmonella có một số yếu tố không phải là độc tố nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh cho động vật.
- Yếu tố kháng nguyên F: đây là yếu tố bám dính của vi khuẩn, là bước đầu tiên của vi khuẩn trong quá trình gây bệnh đường ruột cho động vật. Vai trò của kháng nguyên bám dính là giúp vi khuẩn tiếp cận tế bào vật chủ, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát huy vai trò gây bệnh của chúng, Nguyễn Như Thanh (2001) [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kháng nguyên K của vi khuẩn có vai trò quan trọng là tạo hàng rào bảo vệ giúp chúng chống lại các yếu tố tác động ngoại cảnh và hiện tượng thực bào, Nguyễn Như Thanh (2001) [57].
- Kháng nguyên H của vi khuẩn có vai trò bảo vệ vi khuẩn không bị tiêu diệt trong quá trình thực bào. Chúng giúp vi khuẩn nhân lên trong tế bào gan, thận và cả tế bào thực bào, Weinstein và cs (1984) [117].
- Kháng nguyên O là yếu tố giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của vật chủ, phát triển trong tế bào tổ chức, chống lại sự thực bào, Morris và cs (1976) [96].
1.4.2.2. Các yếu tố gây bệnh là độc tố của vi khuẩn Salmonella.
* Độc tố đường ruột (enterotoxin): do vi khuẩn Salmonella tiết ra. Theo Peterson (1980) [102] thì độc tố enterotoxin có hai loại: loại thẩm xuất nhanh và loại thẩm xuất chậm.
- Loại thẩm xuất nhanh (Rapit Permeability Factor): giúp Salmonela
xâm nhập vào tế bào và làm trương tế bào, ngoài ra nó còn làm tăng tính thấm thành mạch, phá hủy các mạch máu cục bộ. Thành phần và cấu trúc của loại này giống độc tố chịu nhiệt của vi khuẩn E.coli, chịu được ở nhiệt độ 1000
C trong vòng 4 giờ.
- Loại thẩm xuất chậm (Delayed Permeability Factor = DPF): loại này tác động vào tế bào biểu mô ruột làm thay đổi quá trình trao đổi nước và chất điện giải của cơ thể dẫn đến rút nước vào lòng ruột, gây tiêu chảy. Thành phần cấu trúc DPF giống với độc tố không chịu nhiệt của vi khuẩn E.coli, nó bị phá hủy ở 700
C trong ba phút.
* Nội độc tố (endotoxin): có thành phần cấu trúc là Lipopoly saccharide, là một loại độc được giải phóng ra khi vi khuẩn bị phân hủy. Độc tố này tác động làm rối loạn đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể: gây thiếu oxy mô bào, làm toan huyết, giảm trương lực cơ, rối loạn tiêu hóa...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Taylor (1995) [115] độc tố tác động vào gan làm tổn thương gan, cạn kiệt nguồn dự trữ Cacbonhydrate, ức chế quá trình chuyển hóa đường glucose, tăng đường huyết tạm thời, sau đó làm giảm đường huyết nghiêm trọng.
* Độc tố tế bào (Cytotoxin): Đặc tính chung của Cytotoxin là có khả năng ức chế tổng hợp Protein của tế bào có nhân và làm trương tế bào CHO (Chinese Hamster Ovary cell) Đa phần độc tố của chúng bị phá hủy bởi nhiệt độ.
Theo Clarke và cs (1988) [75], làm tổn thương tế bào biểu mô là đặc tính quan trọng của Cytotoxin. Có ít nhất là 3 dạng Cytotoxin:
+ Dạng 1: Không bền vững với nhiệt và mẫn cảm với Trypsin. Độc tố này có trọng lượng phân tử khoảng 56- 78 kDa, nó tác động theo cơ chế là ức chế tổng hợp Protein của tế bào Hela và làm teo tế bào.
+ Dạng 2: Có nguồn gốc từ Protein màng ngoài tế bào vi khuẩn, có cấu trúc và chức năng gần giống với các dạng độc tố tế bào do Shigella và các chủng Enterotoxigenic E.coli (ETEC) sản sinh ra. Dạng độc tố này cũng có ở hầu hết các serovar Salmonella gây bệnh.
+ Dạng 3: Dạng này có liên quan với Hemolysin. Dạng độc tố này tác động lên tế bào theo cơ chế dung giải các không bào nội bào. Trong phòng thí nghiệm, độc tố này gây chết tế bào Vero, tế bào Hela và tế bào CHO, Rahman và cs, 1992[108].