2.1. Xác lập việc giám hộ
2.1.2. Các hình thức của việc giám hộ
Theo pháp luật hiện hành thì việc giám hộ người chưa thành niên được chia ra làm hai hình thức đó là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, việc xác định người giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử xuất phát từ quan điểm những người gần gũi, thân thích nhau của người được giám hộ phải là người giám hộ đương nhiên cho người được giám hộ trong trường hợp người được giám hộ mà không có người thân thích hoặc có người thân thích nhưng những người đó không đủ diều kiện để làm người giám hộ. Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cử người giám hộ cho người được giám hộ, cơ sở pháp lý của hai hình thức này được xác lập như thế nào chúng ta hãy tìm hiểu những quy định của pháp luật.
2.1.2.1. Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là một quan hệ pháp luật mà theo đó pháp luật quy định những trường hợp nào thì người chưa thành niên có người giám hộ đương nhiên và pháp luật cũng đã quy định cụ thể tại Điều 61 Bộ luật dân sự.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
- Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của người chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ.
- Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
- Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là giám hộ do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc được đặt ra đối với những người thân thích của người chưa thành niên, với điều kiện họ có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự 2005. Trong trường hợp những người thân thích không có điều kiện làm giám hộ thì áp dụng chế độ cử người giám hộ theo Điều 63 Bộ luật dân sự 2005.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 thì có hai cơ chế lựa chọn người giám hộ đối với người chưa thành niên:
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 17 - SVTH : Lê Quốc Khải Thứ nhất, anh, chị em ruột có thể thỏa thuận chọn ra một người làm giám hộ cho em chưa thành niên.
Thứ hai, khi anh ruột, chị ruột không thỏa thuận được ai là người giám hộ cho em chưa thành niên, thì việc giám hộ được thực hiện theo cơ chế đương nhiên, mang tính bắt buộc. Cụ thể là anh cả, chị cả đủ mười tám tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám hộ, phải là người giám hộ cho em chưa thành niên, nếu anh cả hoặc chị cả không có điều kiện làm người giám hộ thì người anh hoặc chị tiếp theo đã thành niên đủ điều kiện theo Điều 60 Bộ Luật dân sự 2005 phải là người giám hộ.
- Trong trường hợp không có anh, chị em ruột hoặc anh, chị em ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ. Theo quy định tại Điều 60 Bộ Luật dân sự, thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ cho cháu chưa thành niên. Trường hợp ông, bà nội, ông, bà ngoại đều còn sống thì hộ phải bàn bạc, thỏa thuận cử một bên làm giám hộ trên cơ sở cân nhắc điều kiện thực tế của mỗi bên..
Tóm lại, các quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trên đây đã từng được quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự 1995. Ngoài ra khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 còn quy định bổ sung trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc có anh, chị ruột nhưng anh, chị ruột không đủ điều kiện là người giám hộ cho em chưa thành niên, ông bà nội, ông bà ngoại đều đã mất hoặc ông bà nội, ông bà ngoại sống nhưng đã quá già yếu, không đủ điều kiện là người giám hộ cho cháu chưa thành niên, thì những người thân thích là bác, chú, cô, cậu, dì đủ điều kiện làm người giám hộ sẽ là người giám hộ cho cháu chưa thành niên. Quy định bổ sung của Bộ luật dân sự 2005 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam và phù hợp với thực tế cuộc sống.
Đồng thời bảo đảm cho người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, hoặc tuy còn cha và mẹ nhưng họ đều mất năng lực hành vi bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục và có yêu cầu, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ.
Theo Điều 73 Bộ luật dân sự 1995 thì: “Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và cũng không có người giám hộ, thì cơ quan lao động thương binh và xã hội nơi cư trú của người được giám hộ nhận việc giám hộ”.
Quy định như trên là mâu thuẫn với quy định về “cử người giám hộ” (Điều 72 Bộ luật dân sự 1995, Điều 63 Bộ luật dân sự 2005), vì các Điều luật này quy định:
“Trường hợp những người thân thích của người được giám hộ cử người giám hộ, nếu không có những người thân thích hoặc không cử được thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ”. Với quy định này thì không thể xảy ra trường hợp Uỷ ban nhân dân xã không cử được người giám hộ. Hơn nữa, hiện nay cơ quan lao động, thương binh và xã hội chỉ có từ cấp huyện trở lên, trong
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 18 - SVTH : Lê Quốc Khải khi đó người được giám hộ lại cư trú, sinh sống ở đơn vị thôn, xã làm sao cơ quan lao động, thương binh và xã hội biết tới.
Mặt khác, Bộ luật dân sự 2005 đã quy định cụ thể người làm giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (Điều 60) và của người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 62) và quy định rõ trường hợp cử người giám hộ khi không có người giám hộ đương nhiên (Điều 63). Vì vậy, bỏ quy định việc giám hộ của cơ quan lao động, thương binh và xã hội là hợp lý.
Tóm lại, mặc dù Bộ luật dân sự 2005 đã có hiệu lực và thay thế cho Bộ Luật dân sự 1995 song nhưng về cơ bản các quy định trong chế định giám hộ của Bộ luật dân sự 2005 đã kế thừa các quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự 1995 nhưng luật là một lĩnh vực phải xuất phát từ trong thực tiễn cuộc sống. Cho nên, nhiều năm áp dụng Bộ luật dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, thiếu sót không phù hợp với thực tiễn cuộc sống pháp lý và xã hội. Cho nên Bộ luật dân sự 2005 ra đời có một số điểm sửa đổi bổ sung là một yêu cầu cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế đặt ra.
2.1.2.2. Giám hộ được cử và thủ tục cử người giám hộ
Về nguyên tắc việc cử người giám hộ chỉ được đặc ra một khi người chưa thành niên không còn ai là người giám hộ đương nhiên. Theo quy định của Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 hoặc có nhưng không đủ điều kiện làm giám hộ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, những người thuộc vào trường hợp này thì sẽ đươc cử người giám hộ theo quy định của Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 như sau: “Trong trường hợp người chưa thành niên,… không cử được người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật dân sự 2005 thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ”. Như vậy, theo như quy định trên thì những người thân thích của người chưa thành niên không cử được hoặc không có người thân thích, thì Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm cùng với các tổ chức xã hội cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ.
Sau khi đã cử được người giám hộ thì thủ tục cử người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 64 về thủ tục cử người giám hộ:
- Việc cử người giám hộ phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
- Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
Văn bản cử Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhiệm việc giám hộ.
So với Điều 72 Bộ Luật dân sự 1995 thì Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 ngoài việc thay cụm từ “người mất năng lực hành vi dân sự” cho cụm từ “người bị bệnh
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 19 - SVTH : Lê Quốc Khải tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”, còn bỏ quy định: “những người thân thích của người được giám hộ cử một người trong số họ làm người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ”.
Việc bỏ quy định nêu trên là chính xác, vì Điều 61 và Điều 62 Bộ Luật dân sự 2005 đã quy định cụ thể người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và của người mất năng lực hành vi dân sự trong đó quy định rõ thứ tự những người thân thích của người được làm giám hộ sẽ đảm nhiệm việc làm giám hộ.
Hơn nữa theo quy định của Điều 72 Bộ Luật dân sự 1995 những người thân thích của người được giám hộ nếu không có ai đủ điều kiện làm giám hộ thì họ có thể cử một người khác làm giám hộ. Quy định này là không thực tế vì những người thân thích của người được giám hộ có quyền gì để người giám hộ, xác nhận việc giám hộ và nội dung của việc giám hộ, việc cử người giám hộ được Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở công nhận.
Tóm lại, việc quy định về cử người giám hộ cho người chưa thành niên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà làm luật đối với thế hệ tương lai của Đất nước và cũng là một điểm sáng thể hiện tính nhân văn rất cao của luật Việt Nam hiện hành đối với người chưa thành niên khi họ không còn biết trông chờ vào sự giúp đỡ của những người thân thích của mình và cũng không có khả năng tự lập.
Điều 71 Bộ luật dân sự 2005 quy định chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử, so với Điều 81 Bộ luật dân sự 1995 thì Điều 71 Bộ luật dân sự 2005 bổ sung khoản 4 mà Điều 81 Bộ luật dân sự 1995 không có. Đó là “Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới công nhận”.
Quy định này phù hợp với quy định về đăng ký hộ tịch. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi… Hơn nữa, theo Điều 63 Bộ Luật dân sự 2005 thì việc cử người giám hộ là do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ cử người giám hộ nên việc chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử cần phải có sự công nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn người giám hộ mới.