Thực hiện việc giám hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý về GIÁM hộ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 27 - 32)

Giám hộ người chưa thành niên là chế định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên. Vì vậy, những quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cũng nhằm bảo vệ tôt nhất quyền lợi của họ tránh tình trạng tùy tiện, lạm dụng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chưa thành niên. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy định cụ thể tại các Điều 65, 66, 68, khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2005 với những nội dung chủ yếu sau

2.2.1 Quyền của người giám hộ

Quyền của người giám hộ được quy định cụ thể tại Điều 68 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.

- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 23 - SVTH : Lê Quốc Khải - Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Như vậy, theo quy định của điều luật trên thì người giám hộ có quyền sử dụng hoặc trích từ tài sản của người được giám hộ để thực hiện việc chăm sóc người chưa thành niên hoặc để sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu của người giám hộ, các nhu cầu thiết yếu phải được hiểu là những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, chữa bệnh. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lý tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thực hiện các hành vi trên thực tế cũng như trên cơ sở pháp lí nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người chưa thành niên. Yêu cầu người khác trả lại tài sản, thực hiện các nghĩa vụ cho người được giám hộ.

Việc quản lý tài sản của người được giám hộ quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự 2005:

- Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của mình.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng thì khi thực hiện việc giám hộ, người giám hộ phải quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. Điều đó có nghĩa là, người giám hộ phải bảo quản, giữ gìn cẩn trọng và chu đáo tài sản của người được giám hộ. Đối với tài sản có khả năng sinh lợi thì người giám hộ phải tận dụng, phát triển khả năng đó để làm tăng giá trị của tài sản (thí dụ: tài sản là tiền thì gửi tiết kiệm để lấy lãi, hoặc sử dụng tiền của người giám họ để mua cây giống tạo nên vườn cây ăn quả thì phải chăm sóc để thu hoạch đạt hiệu quả tốt...). Đối với tài sản để lâu sẽ bị giảm giá trị (ví dụ như: hoa màu, động vật tươi sống...) thì người giám hộ có quyền bán thu tiền.

- Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thuế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

Việc sử dụng, định đoạt tài sản của người được giám hộ chỉ được thực hiện vì lợi ích của người đó. Vì vậy, người giám hộ khi sử dụng định đoạt tài sản của người được giám hộ mà gây thiệt hại cho người được giám hộ thì phải bồi thường (ví dụ:

bảo quản, sử dụng không cẩn thận làm hư hỏng tài sản...). Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặc cọc, ký quỹ tài sản có giá trị lớn của người giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Quy định này có ý nghĩa phòng ngừa nhằm bảo toàn tài sản của người được giám hộ. Việc vi phạm quy định này có thể làm cho giao dịch vô hiệu theo Điều 130 Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 24 - SVTH : Lê Quốc Khải - Các giao dịch giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Về nguyên tắc, người giám hộ thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản của người chưa thành niên phải xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ, quy định này nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ trong việc sử dụng tài sản của người chưa thành niên.

Trường hợp trẻ mồ côi được thừa kế tài sản thì trung tâm trại trẻ mồ côi phải có trách nhiệm bảo quản tài sản của trẻ mồ côi cho đến khi trẻ mồ côi đó đủ mười tám tuổi, nếu trong thời gian trẻ mộ côi chưa đủ mười tám tuổi thì trung tâm không được giao dich mà giao dịch có liên quan đến tài sản của trẻ mồ côi trừ trường hợp giao dịch này vì lợi ích của trẻ mồ côi.

Ví dụ: A là trẻ mồ côi được thừa kế một mảnh đất nhưng mảnh đất đó qua thời gian dài không sinh ra lợi nhuận, B là trung tâm trại trẻ mồ côi với sự đồng ý của trẻ mồ côi đó và C phòng lao động thương binh xã hội quận nơi trại trẻ mồ côi hoạt động làm giám sát việc giám hộ, B đã bán mảnh đất và dùng số tiền bán đất gửi ngân hàng và lấy lãi để cho trẻ mồ côi đó làm học phí đến trường.

Đây là một quy định có tính nguyên tắc, người giám hộ không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản của người được giám hộ, có nghĩa là người giám hộ không được thực hiện các giao dịch như mua, bán, cho vay, cho thuê, trao đổi,… tài sản của người được giám hộ mà bản thân người giám hộ là người mua, người bán tài sản đó, việc quy định này là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ.

Nếu người giám hộ vẫn cố tình thực hiện các giao dịch nói trên mà gây thiệt hại đến tài sản của người được giám hộ thì theo yêu cầu của những người thân thích của người được giám hộ hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú thì tòa án ra quyết định tuyên bố các giao dịch này là vô hiệu và người giám hộ trong trường hợp này phải bồi thường nếu như có thiệt hại xảy ra.

2.2.2 Nghĩa vụ của người giám hộ

Các giải pháp về giám hộ người chưa thành niên thể hiện tính nhân văn rất cao và phù hợp trong từng thời kì phát triển của đất nước cũng như quá trình phát triển của hệ thống pháp luật. Nó đều nhằm bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trên tinh thần đó Bộ luật dân sự 2005 đã quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ rất chặt chẽ cụ thể tại Điều 66 Bộ luật dân sự.

a. Trong trường hợp người được giám hộ là người từ đủ mười lăm tuổi thì theo quy đinh tại Điều 65 Bộ luật dân sự 2005 người giám hộ có các nghĩa vụ sau đây:

- Chăm sóc giáo dục người được giám hộ.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 25 - SVTH : Lê Quốc Khải - Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

- Quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Việc quy định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho người chưa đủ mười lăm tuổi xuất phát từ những đặc thù sau:

+ Người chưa đủ mười lăm tuổi là người chưa thành niên, là người không có năng lực, hoặc có năng lực hành vi rất hạn chế. Cụ thể, người chưa đủ sáu tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự, không được phép thực hiện các giao dịch dân sự mà giao dịch của họ do người đại diện xác lập và thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi có năng lực hành vi rất hạn chế, họ chỉ được thực hiện một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Ở lứa tuổi này, theo quy định của công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991 trước đây và cũng như hiện nay là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đều quy định họ là trẻ em, nhà trường, gia đình, xã hội và công dân đều có trách nhiệm và bổn phận chăm sóc và giáo dục trẻ em trở thành công dân có ích sau này.

Chính vì thế, người giám hộ cho người chưa thành niên chưa đủ mười lăm tuổi khi thực hiện các nghĩa vụ của mình phải luôn chú ý bảo đảm các quyền của trẻ em.

Trên cơ sở đó, Điều 75 Bộ luật 1995 cũng như Điều 65 Bộ luật 2005 quy định người giám hộ đối với người chưa đủ mười lăm tuổi có những nghĩa vụ sau đây:

Thứ nhất, nghĩa vụ quan trọng nhất của người giám hộ đối với người dưới mười lăm tuổi là nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ cũng như những trẻ em khác, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi do mồ côi cha, mẹ đều có quyền được chăm sóc, giáo dục đầy đủ, toàn diện. Người giám hộ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho người được giám hộ được học tập và giáo dục. Đây là giai đoạn rất quan trọng hình thành nhân cách của con người. Vì vậy, sự chăm sóc, giáo dục của người giám hộ đối với người chưa thành niên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, đạo đức của người chưa thành niên.

Thứ hai, người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự liên quan đến lợi ích của người chưa thành niên đó. Khi xem xét nghĩa vụ đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất của Bộ luật dân sự 2005, thì nghĩa vụ của người giám hộ trong các giao dịch dân sự là giao kết và thực hiện hợp đồng thay mặt cho người chưa thanh niên xác lập và thực hiện, đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện và trong giao kết hợp đồng mà bên giao kết chậm thực hiện thì người giám hộ phải có trách nhiệm đôn đốc bên giao kết thực hiện đúng theo giao kết của hợp đồng, còn nếu bên giao kết hợp đồng cố tình không thực hiện thì người giám hộ có quyền yêu cầu toà án buộc bên bên giao kết hợp đồng phải thực hiện.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 26 - SVTH : Lê Quốc Khải Trong trường hợp người giám hộ thực hiện các giao dịch dân sự vượt quá thẩm quyền đại diện của mình mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp pháp luật có quy định người dưới mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (như cắt tóc, mua sách vở, ăn quà sáng, mua quần áo chẳng hạn) thì người đó có quyền tự thực hiện. Người giám hộ chỉ can thiệp vào những giao dịch này khi nhận thấy có sự lợi dụng của người xác lập giao dịch với người chưa thành niên để gây thiệt hại cho họ.

Thứ ba, trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, người giám hộ phải quản lý tài sản đó như tài sản của chính mình. Người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.

Thứ tư, khi quyền lợi của người được giám hộ bị xâm phạm, thì người giám hộ có quyền thực hiện các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Trước cơ quan bảo vệ pháp luật, người giám hộ là người đại diện đương nhiên của người được giám hộ.

b. Trong trường hợp người được giám hộ là người từ đủ mười lăm tuổi đến chư đủ mười tám tuổi.

Tại Điều 66 Bộ luật dân sự 2005 quy định nghĩa vụ của người giám hộ như sau :

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

- Quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

So sánh nghĩa vụ của người giám hộ theo hai trường hợp trên thì rõ ràng nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi là nặng hơn so với nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ là người từ đủ mười lăm tuổi đến đủ mười tám tuổi, trong trường hợp này người giám hộ chỉ đóng vai trò trợ giúp cho người được giám hộ khi tham gia các giao dịch dân sự và bảo vệ quyền lợi của họ trong một số giao dịch pháp lí có liên quan đến người được giám hộ mà pháp luật quy định phải do người giám hộ thay mặt quyết định.

Tóm lại, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ là người chưa thành niên có một vài điểm đáng lưu ý như sau :

+ Người giám hộ trong luật dân sự Việt Nam không phải lập danh mục tài sản của người được giám hộ, luật nói rằng trong văn bản cử người giám hộ ghi rõ tình trạng của tài sản của người được giám hộ ta có thể suy đoán là cách ghi nhận đó thay thế cho danh mục tài sản song không có quy định tương tự trong trường hợp giám hộ đương nhiên.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 27 - SVTH : Lê Quốc Khải + Người giám hộ phải quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình, nghĩa là phải tránh làm mất mát, hư hỏng tài sản và bảo đảm sức sinh lợi của tài sản đó.

+ Người giám hộ không chỉ nói đồng ý hay không đồng ý để người được giám hộ xác lập giao dịch mà còn phải đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập thực hiện các giao dịch đó.

Điều 69 Bộ luật dân sự 2005 quy định việc quản lý tài sản của người được giám hộ, ngoài việc sửa đổi bổ sung từ ngữ, câu chữ, khoản 3 Điều 69 Bộ luật dân sự 2005 bổ sung quy định: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ không bị coi là vô hiệu nếu giao dịch đó được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.

Khoản 3 Điều 79 Bộ luật dân sự 1995 không có quy định này. Việc bổ sung quy định này là cần thiết và hợp lý. Quy định này không những không làm hại đến quyền và lợi ích của người được giám hộ, mà lại bảo đảm được sự bình đẳng giữa người giám hộ với những người khác trong các giao dịch dân sự và phù hợp với đạo lý của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý về GIÁM hộ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)