Những trường hợp thay đổi chấm dứt việc giám hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý về GIÁM hộ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Trong thực tế vì một lý do khách quan nào đó mà phải cần có sự thay đổi người giám hộ khi đó người giám hộ không còn đủ điều kiện để thực hiện việc giám hộ theo quy định của pháp luật.

Việc thay đổi giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự 2005.

- Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

+ Người giám hộ không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự này;

+ Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;

+ Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

+ Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Mặc dù luật đã phân ra nhiều trường hợp thay đổi người giám hộ nhưng nhìn chung những trường hợp này vẫn vì mục đích cao nhất đó là bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người được giám hộ khi những người giám hộ không có hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục giám hộ.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 31 - SVTH : Lê Quốc Khải Đối với việc thay đổi trong trường hợp người giám hộ là người giám hộ đương nhiên tại khoản 2 Điều 60 quy định: “Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này là những giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện tại Điều 63 của Bộ luật này, còn về thủ tục thay đổi người giám hộ được cử thực hiện theo quy định Điều 64 Bộ luật dân sự 2005”.

Việc chuyển giao giám hộ của việc giám hộ được cử để bảo đảm quyền lợi của người được giám hộ khi có sự thay đổi, chuyển giao việc giám hộ cho người khác, yêu cầu đặt ra là phải quy định chặt chẽ với quan điểm này đã được cụ thể hóa tại Điều 71 Bộ luật dân sự 2005 cụ thể như sau:

- Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.

- Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm được chuyển giao. Người cử người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

Trong trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố hạn chế hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì người cử người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

Việc chuyển giao giám hộ phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới công nhận.

2.4.2. Chấm dứt việc giám hộ

Trên thực tế trong quá trình giám hộ đến một lúc nào đó thì việc giám hộ không còn giữ ý nghĩa quan trọng đối với người được giám hộ nữa. Vậy những trường hợp chấm dứt việc giám hộ được quy định như thế nào? Và hậu quả của việc chấm dứt ra sau ta hãy tìm hiểu qua các quy định của luật:

Tại Điều 72 Bộ luật dân sự 2005 quy định việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với giám hộ người chưa thành niên thì việc chấm dứt giám hộ khi người này đã đủ thành niên theo quy định của pháp luật dân sự đủ 18 tuổi trở lên.

- Người giám hộ chết “Chết bao gồm chết tự nhiên và chết do quyết định của Tòa án”.

+ Chết tự nhiên là một người chết mà không có phát sinh sự kiện pháp lý như : (chết do bệnh tật, chết già), những trường hợp này cũng chấm dứt việt giám hộ.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 32 - SVTH : Lê Quốc Khải + Chết do quyết định của toà án theo Điều 81 Bộ luật dân sự 2005.

- Cha mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với con chưa thành niên. Ở trường hợp này việc giám hộ chấm dứt và người được giám hộ sẽ được chuyển giao cho cha, mẹ của người chưa thành niên.

- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp này việc giám hộ chấm dứt và việc giám hộ sẽ được chuyển giao cho cha, mẹ nuôi của người đó.

Trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán, chuyển giao lại tài sản của người được giám hộ. Trong trường hợp người được giám hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc thanh toán lại tài sản cho cha, mẹ của người giám hộ hoặc với người được giám hộ.

Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người được giám hộ, nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi nào tài sản đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú.

Việc thanh toán tài sản được thực hiện với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ được người giám hộ thực hiện như sau:

+ Chuyển giao cho người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ dược chuyển cho người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Ví dụ: Khi quản lý tài sản của người được giám hộ, người giám hộ cho người thứ ba thuê, vay tài sản của người được giám hộ, thì người giám hộ phải chuyển giao quyền đòi tiền thuê, tiền cho vay tài sản của người được giám hộ, kể cả lãi suất, nếu có..

+ Chuyển giao cho cha, mẹ của người được giám hộ trong trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 72 Bộ luật dân sự 2005, việc giám hộ cũng chấm dứt trong trường hợp cha, mẹ của người được giám hộ có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với người được giám hộ, không còn lý do gì để phải có người giám hộ khác đối với con của họ.

Ví dụ: Trong trường hợp cả cha, mẹ bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc bị hạn chế năng luật hành vi dân sự thì phải có người giám hộ cho con chưa thành niên của họ. Khi toà án có quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cha, mẹ thì việc giám hộ chấm dứt và cha, mẹ phải là người giám hộ.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 33 - SVTH : Lê Quốc Khải + Chuyển giao cho người thừa kế của người được giám hộ khi người được giám hộ chết theo Điều 81 Bộ Luật dân sự 2005, thì cũng trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản với người thừa kế của người chết (có thể là thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, nếu có ). Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế, thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú biết, việc tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ được thực hiện theo Điều 69 Bộ luật dân sự 2005.

Việc thanh toán tài sản được thực hiện với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ (đó là người do người thân thích của người được giám hộ cử ra hoặc do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú cử ra).

Ngoài ra, việc thực hiện thanh toán tài sản như trên phải có sự chứng kiến và giám sát của người cử giám hộ và đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú.

Tóm lại, chế độ pháp lý về giám hộ người chưa thành niên là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật, các quy định về giám hộ trước đây được quy định tại (chương VII luật hôn nhân và gia đình 1986), liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên, (từ Điều 79 đến Điều 84 luật hôn nhân và gia đình 2000) về việc giám hộ giữa các thành viên trong gia đình, chế độ pháp lý về giám hộ người chưa thành niên (từ Điều 58 đền Điều 73 Bộ luật dân sự 2005) quy định về giám điều kiện giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, thay đổi, chấm dứt việc giám hộ. Ngoài ra chế định giám hộ còn là những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ, đăng ký việc giám hộ…

Mặc dù quy định ở nhiều ngành luật nhưng mục đích cuối cùng của các chế định này cũng gì chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích cho người chưa thành niên khi trong độ tuổi này họ chưa phát triển đầy đủ từ thể chất đến tinh thần nên phải cần có một sự quan tâm đặc biệt không chỉ về đời sống tin thần mà còn về góc độ pháp lý có như thế người chưa thành niên mới được một môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện.

Mặc khác, chế định giám hộ còn là chế định nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực hành vi dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cho nên họ phải cần đến người giám hộ đại diện cho họ xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đó và chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Quy định này còn thể hiện sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với người chưa thành niên thế hệ tương lai của Đất nước và cho toàn xã hội. Đặc biệt là đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần đến sự giúp đỡ của những người thân thích trong gia đình, cơ quan, tổ chức và của

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 34 - SVTH : Lê Quốc Khải xã hội và nâng cao tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân thích trong gia đình và trong cộng đồng xã hội.

Ngày nay, khi công cuộc đổi mới Đất nước đã bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chính sách bảo vệ và chăm sóc người chưa thành niên ngày càng trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa và đây cũng là vấn đề chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý về GIÁM hộ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)