Thực trạng giám hộ tại phường Lê Bình quận Cái Răng thành phố Cần Thơ- 36 - 3.2.Đề xuất các quy định của pháp luật về chế định giám hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý về GIÁM hộ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 41 - 46)

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 37 - SVTH : Lê Quốc Khải Đây cũng là phường có dân số đông và kinh tế xã hội phát triển tương đối cao so với các phường khác trong quận và cũng là địa bàn có nhiều tệ nạn xã hội mà phần đông là người chưa thành niên gây ra và có liên quan đến. Theo số liệu của phường rà soát thì trên địa bàn phường hiện nay có trên hai trăm năm mươi người chưa thành niên, trẻ em mồ côi cần có người giám hộ theo Điều 58 Bộ luật dân sự 2005 nhưng trên thực tế thì từ khi có Bộ luật dân sự 1995 đến nay thì phường chưa có trường hợp nào đến đăng ký việc giám hộ tại cơ quan tư pháp phường, nhưng theo tìm hiểu thì công tác giám hộ vẫn được thực hiện mặc dù không có việc đăng ký giám hộ tại chính quyền địa phương. Qua tìm hiểu thực tế việc giám hộ thì người giám hộ hầu hết chưa thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người được giám hộ “họ chỉ thực hiện việc chăm sóc người chưa thành niên còn giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên thì chưa quan tâm lắm”. Vì vậy, tình trạng trẻ em, người chưa thành niên bị xâm hại nhất là đối với người chưa thành niên là nữ giới là đối tượng dễ bị xâm hại của một số tội phạm hình sự như tội “hiếp dâm, giao cấu, cưỡng dâm…”.

Một khi không có sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của người giám hộ thì người chưa thành niên rất dễ bị xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cũng như về tài sản.

Không riêng gì phường Lê Bình mà theo số liệu thực tế một số địa phương cũng có trường hợp tương tự như thế, theo tìm hiểu một số địa phương như: Phường Trà Nóc quận Bình Thủy, phường Trường Lạc và phường Thới Long quận Ôn Môn, xã Mỹ Khánh, xã Trường Long huyện Phong Điền, thị trấn Thới Lai, xã Trường Xuân huyện Thới Lai, xã Tân Hiệp huyện Thốt Nốt… Thực trạng đáng đề cập nhất ở đây là hầu hết các địa phương trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì việc áp dụng pháp luật còn rất bỏ ngỏ mà đặc biệt là chế định giám hộ” còn xa lạ đối với người dân cũng như việc áp dụng thực tiễn chế định này vào thực tế chưa có tính khả thi, mặc dù chế định giám hộ người chưa thành niên có từ rất sớm và cụ thể là Bộ luật dân sự 1995 và sửa đổi bổ sung năm 2005 cũng đã tương đối hoàn thiện nhưng cho đến nay hơn mười năm nhưng trên thực tế chưa đảm bảo áp dụng theo đúng quy định của pháp luật

Theo ý kiến của người viết thì việc áp dụng chế định về “giám hộ người chưa thành niên” trong Bộ luật dân sự không có tình khả thi không phải là do nguyên nhân pháp luật chưa cụ thể và chi tiết, theo người viết thì chế định này tương đối hoàn thiện và chi tiết còn nguyên nhân không áp dụng phổ biến trong thực tế có thể là do nguyên nhân khách quan khác như: Pháp luật chưa được phổ biến đến tai người dân hay chế định này đã có từ lâu nên không được thường xuyên phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng, mặt khác là do một số cơ quan có liên quan còn yếu kém trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách pháp luật, một phần là do trình độ dân trí ở một số địa phương còn thấp, chưa am hiểu pháp luật. Vì vậy để chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên và đồng thời ngăn chặn tình trạng xâm hại đến họ thì đòi hỏi pháp luật phải có tính khả thi và áp dụng rộng rải và phải bảo vệ không những về quyền nhân thân, tài sản mà còn phải bảo vệ về mặt pháp lý có như thế thì thế hệ tương lai của Đất nước mới

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 38 - SVTH : Lê Quốc Khải có được môi trường sống lành mạnh và có điều kiện để phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu về con người của thời kỳ mới .

3.2.Đề xuất các quy định của pháp luật về chế định giám hộ

Từ khi có Bộ luật dân sự 1995 và được sữa đổi, bổ sung năm 2005 thì các quy định về giám hộ người chưa thành niên trong Bộ luật dân sự 2005 cũng đã tương đối đáp ứng yêu cầu về chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đồng thời còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cũng như quản lý tài sản của người chưa thành niên , thế hệ tương lai của Đất nước.

Tuy nhiên, cũng như các quy định khác của Bộ luật dân sự 2005 thì một số vấn đề về chế định giám hộ người chưa thành niên cần được hoàn thiện hơn như sau:

- Giám sát việc giám hộ

Theo người viết có quan điểm như sau: Cần bổ sung thêm “ Điều kiện của người giám sát việc giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám sát ”.

Vì trong thực tế thì điều kiện của người giám sát cũng rất cần thiết và ảnh hưởng nhiều đến việc giám hộ, trên thực tế để công việc giám hộ đạt được hiệu quả tốt nhất thì đòi hỏi người giám sát phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ giám sát của mình mà còn phải là người có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản

của người khác,và phải là người cư trú cùng địa bàn cư trú của người được giám hộ.

Mặt khác, cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám sát vì nếu người giám sát phát hiện được những việc làm sai trái của người giám hộ mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người được giám hộ mà chính họ không thực hiên đúng nghĩa vụ ngăn cản, kiến nghị để nhằm bảo vệ lợi ích cho người được giám hộ. Theo người viết để chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ thì việc giám sát phải quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ cụ thể của người giám sát bên cạnh đó cũng quy định cho họ được một số quyền lợi để họ thuận lợi trong công việc và để việc giám sát diển ra đạt kết quả tốt nhất.

- Điều kiện làm người giám hộ

Theo người viết thì cần bổ sung thêm: “ Điều kiện của tổ chức nhận giám hộ”, vì trên thực tế hiện nay tuy Đất nước phát triển kinh tế nạn đói được đẩy lùi nhưng một số tệ nạn xã hội khác lại gia tăng như trẻ em lang thang, mồ côi có xu hướng ngày càng tăng lên vì vậy ngày càng có nhiều tổ chức làm từ thiện nhận làm giám hộ cho những trẻ em mồ côi đó. Chính vì lý do đó nên cần phải có một quy định cụ thể về tổ chức nhận làm giám hộ và phải là một tổ chức như thế nào mới đủ điều kiện thực hiện việc giám hộ.

Hiện nay trên thới giới đã xuất hiện nhiều tổ chức lợi dụng danh nghĩa hoạt động từ thiện nhạn làm giám hộ cũng như xin nhận làm con nuôi với mục đích buôn bán trẻ em…, vì thế để bảo vệ người chưa thành niên mà đặc biệt là những trẻ em mồ

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 39 - SVTH : Lê Quốc Khải côi được các tổ chức nhận làm giám hộ thì chế định về “điều kiện tổ chức nhân làm giám hộ” là hết sức cần thiết.

- Nơi cư trú của người được giám hộ

Theo quan điểm của người viết thì cần bổ sung thêm “ Nơi cư trú của trẻ mồ côi” cần phải có một quy định rõ ràng về nơi cư trú của trẻ mồ côi, thường thì những trường hợp trẻ mồ côi đa số là do tổ chức nhận làm giám hộ vì vậy nếu tổ chức nhận làm giám hộ thì nơi cư trú sẽ được xác định như thế nào thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể. Do nơi cư trú là điều kiện có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của những trẻ em mồ côi, thông thường thì họ đã không có nơi cư trú ổn định nhưng khi được nhận về giám hộ thì pháp luật cần dành cho họ một nơi cư trú ổn định để thuận lợi cho việc thực hiện giám hộ cũng như thuận lợi cho việc quan tâm, chăm sóc của người giám hộ đối với đối tượng này đồng thời xác định được nơi cư trú cũng thuận lợi trong những quan hệ hành chính giữa người chưa thành niên với cơ quan nhà nước có liên quan.

- Cử người giám hộ

Theo ý kiến của người viết thì quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sự 2005 chưa có tính bất buộc đối với cơ quan thi hành thủ tục giám hộ nên bổ sung thêm vào một quy định “có tính chế tài” đối với những trường hợp không thực hiện đúng trách nhiệm về cử người giám hộ cũng như việc đăng ký giám hộ tại cơ quan Nhà nước, và vấn đề đặt ra là nếu công tác cử người giám hộ và việc đăng ký giám hộ không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật “ thì việc giám sát việc giám hộ sẽ không được đặt ra” điều này dẫn đến trong thực tế thì tính thực thi của chế định này sẽ không được áp dụng phổ biến. Vì thế, ở trường hợp này ta sẽ quy trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người cần được giám hộ vì đây là cơ quan trực tiếp thi hành pháp luật, để cho công tác giám hộ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì đòi hỏi cơ quan hành chính Nhà nước này làm việc hết tinh thần trách nhiệm của mình theo đúng quy định của luật, được như vậy thì người chưa thành niên mới có được cơ sở pháp lý bảo vệ một cách hiệu quả nhất.

- Quản lý tài sản của người được giám hộ

+ Thứ nhất, cần bổ sung vào quy định về: “quản lý tài sản của trẻ mồ côi”, trường hợp trẻ mồ côi có tà sản riêng hay được nhận di sản do được nhận thừa kế thì cần phải có một chế định về quản lý tài sản của đối tượng này, đồng thời cũng quy định cụ thể đối với trẻ em mồ côi được tổ chưc hoặc cá nhân nhận giám hộ cho trẻ mồ côi đó thì ai sẽ là người quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm ra sao? khi có sai trái làm tổn hại đến tài sản của trẻ em mồ côi đó.

+ Thứ hai, tại khoản 3 Điều 69 cũng cần bổ sung thêm: “ Người giám hộ khi sử dụng, định đoạt tài sản của người được giám hộ mà gây thiệt hại cho người được giám hộ thì phải bồi thường” việc bổ sung quy định này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo toàn tài sản của người được giám hộ, một khi người giám hộ vi phạm quy

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương Trang - 40 - SVTH : Lê Quốc Khải định này sẽ làm cho giao dịch trở nên vô hiệu theo quy định tại Điều 130 Bộ luật dân sự 2005.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý về GIÁM hộ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT dân sự VIỆT NAM (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)