Năm 1960 TTNT trên bò lần đầu tiên được thực hiện, sau nhiều năm nhưng công tác phát triển đàn bò thịt ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng thiếu bò đực giống ở nhiều nơi, hiện tượng giao phối cận huyết khá phổ biến dẫn đến nguồn gen của các giống bò quý đang bị suy giảm cả về số lượng, tầm vóc và khối lượng. Việc tuyển chọn những bò đực giống có chất lượng tốt phát triển đàn bò tại địa phương và các tỉnh lân cận để phát triển kinh tế trong chăn nuôi, công tác TTNT đóng vai trò rất quan trọng.
Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu về số lượng, chất lượng tinh dịch, kỹ thuật đông lạnh tinh và TTNT chủ yếu thực hiện trên bò sữa và đã mang lại những kết quả to lớn trong công tác phải triển chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, kỹ thuật TTNT cho bò thịt chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sinh sản của bò thịt và TTNT, lai tạo bò, đông lạnh và ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh.
Hà Văn Chiêu (1999) [9] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò HF, Zêbu và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam cho biết, bò Zêbu có thể tích tinh dịch đạt 4,25ml/lần; nồng độ tinh trùng là 0,94
tỷ/ml; hoạt lực tinh trùng là 58,76 %; pH là 6,6; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 18,45
% và tỷ lệ tinh trùng sống là 79,1 %.
Lê Bá Quế và CS (2001) [18] khi nghiên cứu trên bò Zêbu (Bos Indicus) cho thấy rằng, ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến từng đặc điểm sinh học của tinh dịch là không đáng kể nhưng sự ảnh hưởng tổng hợp của chúng đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh là rất lớn và cho kết quả: nồng độ tinh trùng là 0,91 tỷ/ml; pH là 6,4-6,8; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 18 % và khả năng sản xuất tinh viên trung bình 3.414 viên/con/năm (cao nhất đạt 6.439 viên/con/năm).
Phạm Văn Tiềm (2009) [25] cho biết khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Brahman, trung bình 18.586 liều/con/năm; trong đó nhóm bò Brahman Cuba trung bình 21.253 liều/con/năm cao hơn nhóm bò Brahman Australia trung bình (16.808 liều/con/năm).
Gần đây nhất trong nghiên cứu bò H’Mông khả năng sản xuất tinh dịch và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh của Trịnh Văn Bình (2013) [4] đã khẳng định: Hoạt lực tinh trùng bị giảm trong thời gian bảo quản nhưng tốc độ giảm chậm từ 41,46 xuống 41,09 % với tốc độ này tinh đông viên bảo quản được 2 – 3 năm vẫn có hoạt lực ≥ 40 %, nghĩa là vẫn có thể sử dụng phối giống cho tỷ lệ đậu thai. Phẩm chất tinh dịch bò H’Mông khá tốt; các chỉ tiêu chủ yếu có giá trị trung bình là lượng xuất tinh 4,43 ml/lần khai thác; hoạt lực tinh trùng 68,96 %; nồng độ tinh trùng 0,85 tỷ/ml; tổng số tinh trùng sống tiến thẳng 2,59 tỷ; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 16,49 % và tỷ lệ tinh trùng sống 83,47
%; các chỉ tiêu sinh học khác đều đạt tiêu chuẩn tốt.
Các nghiên cứu về sản xuất tinh bò thịt nói chung và tinh đông viên ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở bước đầu xác định khả năng sản xuất, ảnh hưởng của mùa vụ đến thể tích tinh dịch ở một số ít bò đực giống thí nghiệm, tinh đông lạnh chỉ được sử dụng trong phạm vi hẹp. Như vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng tinh đông lạnh để TTNT cho bò thịt ở Việt Nam còn hạn chế.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1900, TTNT lần đầu tiên được thực hiện trên bò ở Nga bởi nhà khoa học Ivanov nhưng chưa phổ biến do gặp khó khăn trong việc khai thác tinh trùng của bò đực. Năm 1914 từ phát minh âm đạo giả của Joseppe Amantea (nhà bác học người Italia) lần lượt các âm đạo giả để khai thác tinh trùng của các loài gia súc khác được ra đời.
Bajwa (1986) [35] nghiên cứu trên bò Zêbu cho biết nồng độ tinh trùng trung bình dao động 0,8 tỷ/ml đến 1,2 tỷ/ml; hoạt lực tinh trùng dao động 67 % đến 70 %.
Leon và cs (1991) [47] nghiên cứu trên 30 bò đực nâu Thụy Sỹ và 30 bò đực Zêbu cho biết kết quả trên bò Zêbu: thể tích tinh dịch trung bình là 6,4 ml;
pH = 6,96 và nồng độ tinh trùng là 1,05 tỷ/ml.
Risco và cs (1993) [51] nghiên cứu trên bò Brahman ở Floria Mỹ cho biết hoạt lực tinh trùng trung bình của bò Brahman là 66,0 % và tỷ lệ tinh trùng sống là 83,01 %.
Brito và cs (2002a) [37] nghiên cứu trên 68 bò Bos indicus cho biết nồng độ tinh trùng 1,5 tỷ/ml và hoạt lực tinh trùng 59,3 %;
Brito và cs (2002b) [38] nghiên cứu ở 7 bò đực giống Bos indicus tại Brazil cho biết ở bò Bos indicus: thể tích tinh dịch đạt 6,6ml và hoạt lực tinh trùng đạt 59 %.
Brito và cs (2004) [39] nghiên cứu trên bò Bos indicus cho biết kỳ hình trung bình là 15,9 %.
Tatman và cs (2004) [53] nghiên cứu trên bò đực Brahman ở Mỹ cho biết hoạt lực tinh trùng trung bình là 60,0 %.
Anwar và cs (2008) [32] nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ giải đông đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông trên bò Zêbu cho biết: giải đông ở nhiệt độ 370C cho kết quả hoạt lực sau giải đông đạt cao nhất, trung bình là 46,7 %.
Herliantien (2009) [43] cho biết, thể tích tinh dịch bò đực từ 2-14 ml; pH tinh dịch từ 6,2-6,8 và khả năng sản xuất tinh bò đông lạnh của bò Brahman tại
Trung tâm thụ tinh nhân tạo Singosari ở Indonesia trung bình đạt 14.350 cọng rạ/con/năm.
Abd Al Karim Khalifa Maok Zamuna, Trinil Susilawati, Gatot Ciptadi (2016) [34] đánh giá các giống khác nhau về khả năng sản xuất tinh đông lạnh cho biết lượng tinh dịch của bò Limousin là 72 ±1,3 ml, bò Simental là 6,9 ±1,6 ml, bò PO là 6,1 ± 1,2 ml, bò Brahman là 4,2 ±1,8 ml.
Chương 2