Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH (Trang 29 - 37)

Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tổ chức nghiên cứu lý luận, xác định các phương pháp nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn công cụ khảo sát thực trạng. Thời gian: từ 10/2014 đến 12/2015

Giai đoạn 2: Tổ chức nghiên cứu thực trạng. Thời gian: từ 12/2015đến 2/2016 Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp. Thời gian: từ 03/2016 đến 04/2016

2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Gồm hệ thống các phương pháp: Phương pháp thu thập, phân loại tài liệu; phân tích và hệ thống hóa các kiến thức lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Mục đích: Nhằm hệ thống, phân tích lí luận và các vấn đề có liên quan đến sáng tạo, định hướng cho quá trình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

- Nội dung: Thu thập và nghiên cứu tài liệu có liên quan ứng phó stress của sinh viên.

2.3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Mục đích: khảo sát đánh giá thực trạng ứng phó stress và các yếu tố tác động đến khả

năng ứng phó của SV ở Trường Đại học Quảng Bình. Nghiên cứu đồng thời cũng xây dựng hai chân dung tâm lý điển hình

2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm

* Giới thiệu thang đo

- Mục đích: nhằm đánh giá ứng phó stress của SV Trường Đại học Quảng Bình

* Thích nghi hóa thang đo - Nội dung thực hiện:

a. Thích nghi hóa bảng kiểm Chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI) của Garcia và các cộng sự (2007)

- Mô tả bảng kiểm: Bảng kiểm chiến lược ứng phó với stress chúng tôi sử dụng trong luận văn này là của Garcia và các cộng sự (2007), thích nghi hóa tại Tây Ban Nha từ CSI phiên bản gốc của Tobin, Halroyd và Reynolds (1989) để đánh giá các cách ứng phó đối với trạng thái hoặc các sự kiện gây stress trong một tháng qua. CSI rút gọn này gồm có 40 câu (nguyên bảng CSI của Tobin và các cộng sự gồm có 72 câu), đánh giá ứng phó theo 8 loại cơ bản: giải quyết vấn đề, cấu trúc lại nhận thức, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, bộc lộ cảm xúc, lảng tránh vấn đề, mơ tưởng, cô lập và đổ lỗi cho bản thân. Tuy nhiên, khi thích nghi hóa tại Tây ban Nha, kết quả phân tích nhân tố không cho phép Garcia và các cộng sự (2007) nhóm 8 nhóm nhỏ này thành 4 nhóm ở cấp lớn hơn là đối đầu tập trung vào vấn đề; đối đầu tập trung vào cảm xúc lảng tránh tập trung vào vấn đề; lảng tránh tập trung vào cảm xúc cũng như thành 2 nhóm ở cấp cao nhất là đối đầu và lảng tránh như Tobin và các cộng sự

đã thực hiện trong nghiên cứu năm 1989 (đã được trình bày trong chương 1).

Mỗi loại ứng phó cơ bản được đánh giá thông qua 5 items mô tả các mặt biểu hiện của loại ứng phó đó. Có 5 mức độ tần suất sử dụng cho từng mặt biểu hiện để khách thể lựa chọn với kết quả định tính được chuyển sang định lượng tương ứng như sau: 0 = không bao giờ, 1= đôi khi, 2= thỉnh thoảng, 3= thường xuyên, 4= rất thường xuyên

Với alpa coefficient từ 0,63 đến 0,89 cùng tính hiệu lực hội tụ khá cao giữa các thang bậc đo, phiên bản CSI của Garcia và các cộng sự (2007) là thang đo có đủ độ tin cậy và tính hiệu lực để đo các cách ứng phó của con người trước các sự kiện căng thẳng.

- Cách thức tiến hành thích nghi hoá như sau:

+ Chuyển ngữ thang đo từ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyển sang tiếng Việt theo qui trình: một người dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt, một người khác dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau đó đối chiếu, trao đổi để có được bản dịch tiếng Việt chính xác nhất, phản ánh đúng nội hàm của trắc nghiệm gốc.

+ Xin ý kiến chuyên gia và điều chỉnh nội dung thang đo cho phù hợp với văn phong tiếng Việt.

+ Khảo sát thử lần 1 trên 40 SV năm thứ 4, Khoa SP Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Quảng Bình. Kết quả độ tin cậy tổng thể khá cao với cronbach alpha là 0,83. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, nhiều SV cho rằng khá nhiều câu hỏi trùng lặp nhau nên chúng tôi đã thử thay thế một số câu từ phiên bản gốc của Tobin và các cộng sự (1989) để tránh sự trùng lặp này.

+ Tiếp tục khảo sát thử trên 40 SV năm thứ 4, Khoa SP Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Quảng Bình. Tuy nhiên, kết quả độ tin cậy của phiên bản thứ 2 lại thấp hơn (r = 0,81) và có nhiều items cần phải bỏ đi để tăng độ tin cậy của thang đo. Như vậy, các câu có nội dung gần tương tự được sử dụng với mục đích mang tính kiểm tra tính chân thực trong trả lời của khách thể. Vì thế, chúng tôi quyết định sử dụng lại phiên bản dịch đầu tiên và xin ý kiến chuyên gia để tiếp tục điều chỉnh một số câu, chữ cho phù hợp (phụ lục 1)

+ Khảo sát lần cuối trên 439 SV Trường Đại học Quảng Bình

+ Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo thông qua các phần mềm toán thống kê.

Kết quả thích nghi cho thấy, độ tin cậy của thang đo là r = 0,84 và tính hiệu lực cấu trúc cao được thể hiện ở trọng số ≥ 0,3 của các câu thành phần ; phương sai trích ≥ 50%, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và kiểm định Barlette với p≤ 0,05. Đồng thời, mối tương quan giữa các thang bậc đo khá chặt chẽ (r>0,3) thể hiện tính hiệu lực hội tụ của thang đo. Bên cạnh đó, hầu hết các SV đều cho rằng lời hướng dẫn thực hiện và nội dung thang đo rõ ràng, dễ hiểu.

Kết quả này cho thấy CSI sau khi thích nghi trong bối cảnh văn hóa trường học tại Việt Nam có thể sử dụng được và đem lại kết quả chính xác và khách quan cho đề tài này. Tuy nhiên, cũng giống như nghiên cứu của Garcia và các cộng sự (2007), qua phân tích nhân tố, chúng tôi không nhóm được các yếu tố thành 4 nhóm ở cấp độ thứ hai và 2 nhóm ở cấp độ thứ nhất như Tobin và các cộng sự (1989). Vì thế, chúng tôi chỉ có thể khảo sát cách ứng phó theo 8 nhóm như đã trình bày ở trên.

b. Khảo sát thử

*Thang đo stress (Percieved Stress Scale – PSS) của Cohen & Williamson (1988)

- Mô tả thang đo: Thang đo gồm 10 câu rất dễ hiểu và đơn giản nhằm đo lường mức độ mà chủ thể nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là không thể dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải, mỗi nhận định như vậy có 5 mức lựa chọn: không bao giờ;

gần như không bao giờ; đôi lúc; thường xuyên; rất thường xuyên. Các chỉ số định tính này được chuyển sang định lượng từ 0 – 4 cho các câu 1, 2, 3, 6, 9, 10; riêng các câu 4,5,7,8 thì tính điểm ngược lại từ 4 – 0, nghĩa là 4 điểm = không bao giờ; 3 điểm = gần như không bao giờ… Điểm số được tính từ 0 đến 40, điểm càng cao cho thấy mức độ stress càng nặng.

Dưới 24 điểm: stress cấp tính, có thể kiểm soát được; từ 24 – 30 điểm: bắt đầu quá tải vì stress, không đủ năng lực kiểm soát các trở ngại gặp phải, cần được hỗ trợ để vượt qua; trên 30 điểm: bị stress nặng, cần được khám và điều trị.

Đặc biệt, chúng tôi lựa chọn thang đo này để đánh giá mức độ stress của SV Trường Đại học Quảng Bình bởi cho đến nay, đây là thang đo được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận về stress của Lazarus và Folkman (1984). “PPS đo lường mức độ mà các tình huống trong cuộc sống của cá nhân được nhận định là căng thẳng” (Cohen và Williamson, 1988, tr.

385). Lựa chọn này phù hợp với cách tiếp cận khái niệm stress dưới góc độ tâm lý của Lazarus và Folkman (1984) của chúng tôi trong đề tài.

SPSS có độ tin cậy khá cao với cronbach alpha là 0,78. Tính hiệu lực cấu trúc, hiệu lực dự đoán và hiệu lực phân biệt đều tương đối cao (Cohen and Williamson, 1988, tr. 386).

* Thang đo chỗ dựa xã hội (The Multidimensional Scale of Perceived Social Support - MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet & Farley (1988)

- Mục đích: nhằm đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội mà SV ở Trường Đại học Quảng Bình nhận được, trên cơ sở đó, tìm hiểu sự ảnh hưởng của đặc điểm này với cách ứng phó

của họ.

- Mô tả: Thang đo này được thiết kế để đo lường sự hỗ trợ xã hội theo nhận định của từng cá nhân trong nền văn hóa khác nhau. MSPSS gồm 12 câu đánh giá ba nguồn hỗ trợ chính: gia đình, bạn bè và những người đặc biệt khác; mỗi nguồn được khảo sát trong câu hỏi với 5 mức độ lựa chọn từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Chỉ số định tính này được chuyển sang định lượng với điểm số từ 0 – 4. Điểm số được tính từ 0 đến 48. Điểm số càng cao chứng tỏ hỗ trợ xã hội càng nhiều và ngược lại.

Đánh giá MSPSS, các nhà nghiên cứu cho rằng có những ưu điểm sau: (1) thang đo này khá ngắn gọn và khá lý tưởng cho những nghiên cứu đòi hỏi đánh giá nhiều tham

nhũng, (2) câu hỏi trong MSPSS dễ hiểu; (3) mặc dù một công cụ đo lường ngắn hạn, MSPSS đo lường sự hỗ trợ từ 3 nguồn khác nhau, đặc biệt thang SO (những người đặc biệt) tương đối độc đáo so với các thang hỗ trợ xã hội khác. Ai là “người đặc biệt” do khách thể tự xác định. Zimet và các cộng sự (1988) lập luận rằng SO đề cập đến một nguồn hỗ trợ khác quan trọng đối với thanh thiếu niên: người yêu, thầy cô, các nhà tham vấn….

Độ tin cậy tổng thể của thang đo này khá cao với r = 0,81; trong đó, giá trị conbach alpha cho thang hỗ trợ từ những người đặc biệt là 0,91, gia đình là 0,87 và bạn bè là 0,85.

Xét về tính hiệu lực dự báo, điểm số của MSPSS tỷ lệ nghịch với mức độ lo âu và trầm cảm.

* Thang lạc quan, bi quan (Life Orientation Test – Revised – LOT - R) của Scheier và Carver (1985)

- Mục đích: nhằm xác định mức độ lạc quan của SV ở Trường Đại học Quảng Bình - Mô tả: Trắc nghiệm LOT – R được thiết kế để đánh giá sự khác biệt giữa các cá

nhân về sự lạc quan và bi quan trong việc nhìn nhận cuộc sống. LOT – R khá đơn giản gồm có 10 items, trong đó có 3 items 1, 4, 10 đánh giá tính lạc quan và 3 items 3, 7, 9 đánh giá

tính bi quan. Đặc biệt items 2, 5, 6 và 8 là những items có chức năng “làm đầy” fillers, tránh cho khách thể biết được họ đang được đánh giá về tinh thần lạc quan. Mỗi items như vậy có

5 mức độ lựa chọn từ “hoàn toàn đồng ý” đến “hoàn toàn không đồng ý”.

- Cách tính điểm: Không tính điểm các câu 2, 5, 6 và 8. Đối với các câu 1,4 và 10:

hoàn toàn đồng ý = 4; đồng ý = 3; không đồng ý cũng không phản đối = 2; không đồng ý = 1; hoàn toàn không đồng ý = 0. Đối với các câu 3, 7 và 9 thì cho điểm ngược lại, nghĩa là

hoàn toàn đồng ý = 0, đồng ý = 1…..0 điểm là cực kỳ bi quan và 24 điểm là cực kỳ lạc quan và nhìn chung 15 điểm là tương đối lạc quan (Sheier và Carver, 1985).

Với độ tin cậy và tính hiệu lực khá cao, r = 0,78 đối với thang bi quan và r = 0,75 cho thang lạc quan, LOT – R được sử dụng khá nhiều cho nghiên cứu trên thế giới. Ở Việt Nam, thang đo này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương (2007) với độ tin cậy 0,76. Như thế, việc sử dụng thang đo này có thể mang lại kết quả khá chính xác trong việc tìm hiểu mối tương quan giữa năng lực ứng phó với tinh thần lạc quan.

* Thang lo âu Spielberger

- Mục đích: Chúng tôi chỉ sử dụng phần II của nét nhân cách lo âu để có thể xác định mối tương quan của giữa ứng phó stress với nét nhân cách lo âu.

- Mô tả: Thang này gồm 2 phần : Phần I (từ câu 1 đến 20) nhằm xác định trạng thái lo âu: phần II (từ câu 21 đến 40) nhằm đánh giá nét nhân cách lo âu. Xác định chỉ số nhân

cách lo âu (LN). LN khi làm trắc nghiệm khá đơn giản gồm 20 items. Mỗi items có 5 mức độ lựa chọn “hoàn toàn không khi nào” đến “hầu như lúc nào cũng vậy”.

- Cách tính điểm: S3 = tổng điểm của các câu: 2, 3, 4, 5, 8, 9, 11,12,15,17,18 và 20.

Còn S4 = tổng điểm của các câu: 1, 6, 7, 10, 13, 16 và 19.

- Xác định mức độ lo âu

<30 Lo âu mức độ thấp

31- 45 Lo âu mức độ vừa

46 – 64 Lo âu mức độ cao

> 64 Có xu hướng bệnh lý

2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Thu nhập ý kiến của SV ở các ngành đào tạo tương ứng về ứng phó; các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của sinh viên trường Đại học Quảng Bình

- Cách tiến hành: Sau khi hoàn thành bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phát trực tiếp các bảng hỏi đến sinh viên ở Trường Đại học Quảng Bình.

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: Nhằm bổ sung, khẳng định cho những kết luận thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp trắc nghiệm.

- Cách tiến hành: Chọn mẫu: Chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên từ 4 nhóm khách thể sinh viên thuộc hệ chính quy của Trường Đại học Quảng Bình, gồm năm 1 đến năm 4 hướng tới sự cân đối, hài hòa giữa năm học và giới tính. Số lượng mẫu tối thiểu đủ để đại diện cho toàn thể được chúng tôi xác định theo công thức Slovin:

2 1 Ne n N

  ( Dẫn theo Yusoff và cộng sự, 2010)

Trong đó, n: số lượng mẫu tối thiểu cần thiết; N : số lượt tổng thể; e: sai số cho phép (thường từ 3% đến 5%). Theo công thức này, với sai số 5 %, số lượng tổng thể là 2057, số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu của chúng tôi là từ 362 sinh viên trở lên.

Bảng 2.1. Bảng mẫu khách thể nghiên cứu

Toàn mẫu Khối lớp Giới tính

1 2 3 4 Nam Nữ

Số lượng 439 105 113 109 112 228 211

Tỷ lệ 100 23,9 25,7 24,8 25,5 51,9 48,1

- Tiến hành điều tra: Đến địa bàn và phát phiếu trả lời trắc nghiệm, bảng hỏi cho sinh viên Trường Đại học Quảng Bình. Trực tiếp hướng dẫn các bước cụ thể để hoàn thành các bảng trắc nghiệm và bảng hỏi.

- Nguyên tắc điều tra: Sinh viên tham gia trả lời trắc nghiệm và bảng hỏi một cách độc lập, không trao đổi ý kiến. Nghiệm viên sẵn sàng có mặt để giúp SV làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu rõ trước khi trả lời. Tất cả các câu trả lời phải đầy đủ. Những phiếu nào thiếu thông tin sẽ được phát lại để SV kịp bổ sung. Trong trường hợp vẫn bị bỏ sót phiếu, phiếu đó coi như không hợp lệ và sẽ bị loại bỏ trong quá trình xử lý số liệu.

2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể

- Mục đích: Từ việc tìm hiểu toàn diện đời sống tâm lý của một số trường hợp điển hình để có các kiến giải sâu sắc và chính xác hơn về cách ứng phó stress của SV Trường Đại học Quảng Bình. Kết quả này sẽ bổ sung thêm cho những số liệu thu được từ các trắc nghiệm và bảng hỏi; trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các cách ứng phó cụ thể cho từng cá

nhân và hệ thống biện pháp ứng phó chung cho SV Trường Đại học Quảng Bình.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát.

- Nội dung thực hiện: Dựa trên kết quả xử lý số liệu thu được từ nghiên cứu thực trạng, chúng tôi lựa chọn 2 SV. Tiêu chí lựa chọn SVthứ nhất là: Mức độ stress từ 30 điểm trở lên, sử dụng nhiều cách ứng phó tiêu cực. Tiêu chí lựa chọn thứ hai: Mức độ stress dưới 24 điểm, sử dụng nhiều ứng phó tiêu cực.

Chuẩn bị trước phiếu phỏng vấn theo kiểu bán cấu trúc (phụ lục 2), tập trung vào những mảng đề tài mà tác giả quan tâm. Nội dung phỏng vấn xoay quanh những thông tin về gia đình, đời sống học đường và cách ứng phó của SV. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra độ tin cậy của thông tin cũng như lam rõ các thông tin chưa đầy đủ. Quan trọng hơn, chúng tôi cố gắng tạo không khí cởi mở, thân thiện của cuộc trò chuyện sự thoải mái và tin tưởng của cá nhân sinh viên sẽ là điều kiện tối ưu cho việc cung cấp các thông tin chính xác, độc đáo và điển hình.

Toàn bộ cuộc phỏng vấn được ghi âm dưới sự cho phép của khách thể. Bên cạnh đó, nhằm thu thập những thông tin về thái độ, trạng thái của khách thể trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đồng thời quan sát và ghi lại những biểu hiện của khách thể trong quá trình nghiên cứu trường hợp.

2.2.2.5. Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)