Các biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng ứng phó với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình

Một phần của tài liệu ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH (Trang 58 - 68)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN

3.4. Các biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng ứng phó với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình

3.4.1. Hệ thống các biện pháp

Dựa trên nghiên cứu thực trạng về khả năng ứng phó với stress chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp SV nâng cao khả năng ứng phó của mình như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục cách ứng phó với stress của SV nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng và đặc biệt là cho SV Trường Đại học Quảng Bình

* Mục đích

Nhằm phổ biến rộng rãi nội dung giáo dục khả năng ứng phó với stress cho mọi người, để cùng hướng đến việc rèn luyện và góp phần kiểm soát ứng phó stress cho SV.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Giúp phụ huynh và giảng viên nhận thức được những tác hại của stress mang lại ảnh hưởng lớn đến đời sống và học tập của SV. Phổ biến cho họ về cách ứng phó stress, chỉ ra những cách ứng phó tích cực, có hiệu quả cần hình thành và phát huy cho các em, phải giúp các em phải biết chấp nhận thực tế xảy ra, không trốn tránh hay mơ tưởng viễn vông. Xây dựng cho các em niềm tin để có thể giải quyết các sự việc, sẽ giúp các em bình tĩnh để tìm ra cách thức giải quyết, cố gắng giúp các em tránh những cảm xúc tiêu cực vì nó sẽ khiến bản thân mệt mỏi và stress sẽ nặng thêm, những khả năng ứng phó thiếu hiệu quả, thụ động

… cần được ngăn chặn kịp thời.

Tuyên truyền về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó stress của SV và vai trò, trách nhiệm của những người có liên quan trong việc giáo dục khả năng ứng phó cho các em. Nội dung này nhằm giúp mọi người ý thức được nhiệm vụ của mình, tránh đùn đẩy, giao phó trách nhiệm cho riêng một lực lượng nào đó trong xã hội.

Để các nội dung liên quan đến năng lực ứng phó chuyển tải có hiệu quả, đến được với nhiều người, có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần phải chú ý cung cấp thêm cho SV việc những hiểu biết

về stress cũng như cách phòng tránh stress. Đồng thời thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề, thành lập những phòng tham vấn tâm lý nhằm cung cấp cho SV những liệu pháp tâm lí cũng như việc huấn luyện cho SV cách thức sử dụng một số liệu pháp tâm lí phù hợp.

Biện pháp 2: Nâng cao khả năng đánh giá đặc điểm của hoàn cảnh và tự đánh giá các đặc điểm cá nhân của đối tượng học sinh, sinh viên

* Mục đích

Giúp cho SV nâng cao khả năng giữ cần bằng, kiểm soát được stress và bảo tồn stress dương tính. Đồng thời, phải trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến stress và

ứng phó stress và chấp nhận stress là một phần của cuộc sống và cần nhận biết mặt tích cực của stress để luôn có tâm thế sẵn sàng ứng phó với nó.

* Nội dung và cách thực hiện

Muốn phát huy khả năng ứng phó stress, SV không phải chỉ nhìn nhận và suy nghĩ những vấn đề diễn ra hàng ngày theo hướng tích cực. Đồng thời phải biết lên kế hoạch và

chuẩn bị cho mình trước mọi khó khăn.

Cách tiến hành tích cực tham gia các hoạt động của trường, khoa tổ chức như các chương trình giao lưu, buổi tọa đàm, học cách chấp nhận hoàn cảnh, thông qua các buổi ngoại khóa và các buổi sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn như tổ chức trò chơi, thi ứng phó với các tình huống giả định, chia sẽ những kinh nghiệm bản thân về kiểm soát với stress… Thông qua các hoạt động này, SV biết cách phân tích, nhìn nhận vấn đề tích cực, tránh những suy nghĩ cực đoan, không điều khiển được tình huống và thường bỏ cuộc.

Tham gia các buổi đối thoại trực tuyến với các chuyên gia, các khóa tập huấn về kỹ

năng sống cho SV theo những chủ đề phù hợp như quản lý thời gian, xây dựng hình ảnh bản thân, trị liệu về hành vi nhận thức…

Biện pháp 3: Hình thành và cải thiện năng lực ứng phó với stress cho sinh viên, bao gồm việc trang bị cho họ tri thức về khả năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống và tổ chức ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn

Mục đích: giúp SV nâng cao năng lực ứng phó với stress một cách có hệ thống, từ nhận thức được tầm quan trọng, trang bị tri thức đến vận dụng vào thực tiễn.

Nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó stress cần hướng tới việc giúp SV hiểu rõ sự cần thiết của khả năng ứng phó, trang bị cho các em những tri thức về các tình huống khó khăn thường gặp, những biểu hiện và suy nghĩ khi đối mặt với áp lực và sau khi đã thành công, có

thể có và mức độ hiệu quả của chúng mang lại, hướng dẫn việc rèn luyện kĩ năng ứng phó

stress và tổ chức cho SV vận dụng tri thức đó vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc vận dụng các kĩ năng này vào trong hoạt động học tập, nơi làm thêm và những áp lực trong hoạt động sống hàng ngày… có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao kĩ năng ứng phó.

Theo cách này, tại nhà trường, việc giáo dục kĩ năng ứng phó có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các đối tượng SV để họ có cơ hội bày tỏ những tâm tư, tình cảm nguyện vọng của mình… Triển khai các biện pháp trên trong các chương trình ngoại khóa và các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ kỹ

năng sống với những hoạt động đa dạng, hấp dẫn như: tổ chức trò chơi, chia sẽ kinh nghiệm bản thân về cách kiểm soát stress… Tích hợp lồng ghép các môn học, giáo dục giá trị sống, ứng phó căng thẳng ngay trong nhà trường.

Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa sinh viên với gia đình và các tổ chức, đoàn thể nhằm hỗ trợ kịp thời và nâng cao ứng phó stress cho SV

*Mục đích:

Nhằm huy động sự tham gia, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức, đoàn thể địa phương để các tác động đưa ra được thống nhất và mang lại hiệu quả thiết thực.

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao khả năng ứng phó stress cho SV. Nhờ có mối liên hệ với gia đình, GV có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của SV và khả năng ứng phó stress của các em, từ đó lựa chọn nội dung, biện pháp giáo dục cụ thể, phù hợp.

*Nội dung và cách thực hiện

Giảng viên và gia đình cần trao đổi với nhau về những khó khăn, áp lực SV gặp phải tại gia đình, xác định những mặt tích cực và hạn chế trước, trong và sau khi ứng phó của SV, trao đổi những khả năng ứng phó stress có thể rèn luyện tại gia đình và nhà trường, những khả năng ứng phó stress mà các em học được ở nhà trường cần được gia đình củng cố và phát triển. Cần phối hợp với gia đình và nhà trường THPT để định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của con. Điều này góp phần giảm thiểu những căng thẳng vì không phải chịu áp lực từ kì vọng của gia đình hoặc hoang mang về năng lực của mình.

Biện pháp này có thể được thực hiện thông qua các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa nhà trường và gia đình… Giảng viên khi cần có thể làm việc trực tiếp với phụ

huynh SV, nhất là gia đình của những em gặp nhiều khó khăn và còn hạn chế về kĩ năng ứng phó để trao đổi và tìm hướng giúp đỡ phù hợp.

Nhà trường cũng cần phối hợp với địa phương trong việc theo dõi, giám sát tình hình thực tế ở những gia đình SV gặp khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan đến cuộc sống (khó khăn về kinh tế… ). Sự phối hợp còn được thực hiện qua việc tổ chức các chương trình hoạt động hướng tới việc giáo dục khả năng ứng phó stress cho các em.

Ngoài ra, nhà nước và các trường đại học cần có những chủ trương, chính sách quan tâm hỗ trợ sinh viên. Các tổ chức trong trường đại học hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng sinh viên này đang ít và hoạt động nhiều lúc còn thiếu hiệu quả. Việc không phân biệt đối xử các nhóm sinh viên khác nhau có thể là dấu hiệu tích cực, nhưng trong thực tế, sự hỗ trợ đặc biệt cho SV là việc làm cần thiết. Sinh viên cần được hỗ trợ để có thể hiểu rõ hơn về quá

trình đào tạo, hiểu rõ hơn về mục tiêu của khóa học, các môn học, nội dung của từng bài học cụ thể; để làm quen với môi trường sống mới ở thành phố, ở trường đại học và để phát triển phương pháp học tập phù hợp với bậc học đại học. Sinh viên cũng cần được hỗ trợ về mặt tinh thần, đối phó với căng thẳng, áp lực học đường để có thể học tập tốt.

Biện pháp 5: Triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường cho SV

* Mục đích

Việc xây dựng trung tâm tham vấn học đường có tác dụng để SV có nơi tin cậy trao đổi, giãi bày những buồn phiền và tìm cách giải quyết hợp lý nhất cho những tình huống khó khăn trong cuộc sống, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra khi thiếu sự hướng dẫn, tư vấn của người khác. Như hai trường hợp điển hình được trình bày trong phần trên, sự tư vấn, giúp đỡ là rất cần thiết để các em có những kĩ năng ứng phó phù hợp để vươn lên trong cuộc sống.

* Nội dung và cách thực hiện:

Hiệu quả hoạt động của các trung tâm tham vấn phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, sự quan tâm và nhiệt tình của những người làm công tác này. Trong điều kiện nhà trường chưa thể có những chuyên gia tâm lý, có thể liên kết một số giảng viên có kinh nghiệm, nhiệt tình để mở phòng tham vấn ngay tại trường. Hoạt động của trung tâm này có

thể định kỳ (một số buổi trong tuần) hoặc liên tục tùy theo đặc điểm của từng trường. Có thể liên kết với các trung tâm tham vấn, chẳng hạn như ở trường ĐHSP - Đại học Huế để có sự

hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động tham vấn từ các chuyên gia; phối hợp tổ chức

các lớp học, các buổi hội thảo về các vấn đề có liên quan. Trong trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến của những nhà chuyên môn để có hướng tác động phù hợp.

3.4.2. Khảo sát tính cần thiết, khả thi và quan trọng của các biện pháp đề xuất 3.4.2.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Số liệu thống kê từ bảng 3.9 cho thấy các biện pháp trong các giải pháp trên được đánh giá với điểm trung bình trải dài từ 2,25 đến 2,65 ứng thang điểm chuẩn mức rất cần thiết.

Bảng 3.9. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Mức độ

ĐTB ĐLC

1 2 3

1 Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục khả năng ứng phó với stress của SV nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng và đặc biệt là cho SV Trường Đại học Quảng Bình

4,9% 24,9% 70,2% 2,65 0,57

2 Nâng cao khả năng đánh giá đặc điểm của hoàn cảnh và tự đánh giá các đặc điểm cá nhân của đối tượng học sinh, sinh viên.

5,8% 52,7% 41,5% 2,36 0,59 3 Hình thành và cải thiện năng lực ứng

phó với stress cho sinh viên, bao gồm việc trang bị cho họ tri thức về khả năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống và tổ chức ứng dụng tri thức đó

vào thực tiễn.

8,4% 57,8% 33,8% 2,25 0,59

4 Xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa sinh viên với gia đình và các tổ chức, đoàn thể nhằm hỗ trợ kịp thời và nâng cao khả năng ứng phó

stress cho SV

3,3% 50,1% 46,6% 2,43 0,55

5 Triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường cho SV

7,5% 20,0% 72,5% 2,65 0,61

Ghi chú: 1: Không cần thiết; 2: Bình thường; 3: Cần thiết

Nổi trội hơn hết là biện pháp “Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục khả năng ứng phó với stress của SV nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng và đặc biệt là cho SV Trường Đại học Quảng Bình và Triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường” cho SV (ĐTB = 2,65) ứng thang điểm chuẩn mức rất cần thiết.

Với hơn 70.2% SV thuộc mẫu khảo sát đánh giá biện pháp từ mức cần thiết đến rất cần

thiết, có thể khẳng định rằng biện pháp này sẽ rất thiết thực trong việc nâng cao kĩ năng ứng phó stress của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Quảng Bình.

Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức rất cần thiết:

Xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa sinh viên với gia đình và các tổ chức, đoàn thể nhằm hỗ trợ kịp thời và nâng cao khả năng ứng phó stress cho SV” (ĐTB = 2,43); “Nâng cao khả năng đánh giá đặc điểm của hoàn cảnh và tự đánh giá các đặc điểm cá nhân của đối tượng học sinh, sinh viên” (ĐTB = 2,36) và “Hình thành và cải thiện năng lực ứng phó với stress cho sinh viên, bao gồm việc trang bị cho họ tri thức về khả năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống và tổ chức ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn”

(ĐTB = 2,25).Các biện pháp này đều tập trung vào việc nhận thức của SV với ứng phó và

xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và các tổ chức khác góp phần nâng cao hiệu quả ứng phó tích cực. Từ số liệu thống kê thu được cho phép chúng ta khẳng định rằng các biện pháp này là cần thiết cho việc nâng cao khả năng ứng phó stress của SV Trường Đại học Quảng Bình.

3.4.2.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Số liệu thống kê từ bảng 3.10. cho thấy các biện pháp nâng cao khả năng ứng phó

stress đều ứng với thang điểm chuẩn mức rất khả thi. Các biện pháp có điểm trung bình trải dài từ 2,32 đến 2,69 theo đánh giá của SV. Với điểm trung bình này, thiết nghĩ những biện pháp này là có thể thực hiện một cách khả thi với đặc điểm tình hình hiện tại của SV Trường Đại học Quảng Bình.

Đứng vị trí đầu tiên là biện pháp “Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục khả năng ứng phó với stress của SV nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng và đặc biệt là cho SV Trường Đại học Quảng Bình” (ĐTB = 2,69), ứng thang điểm chuẩn mức rất khả thi.

Hơn 71,6% của SV cho rằng biện pháp này có điểm trung bình từ mức khả thi đến rất khả

thi. Như vậy, biện pháp này đã nâng cao năng lực năng lực ứng phó stress.cho SV.

Bảng 3.10. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Mức độ ĐTB ĐLC

1 2 3

1

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục khả năng ứng phó với stress của SV nói chung và cho thế hệ

2,1% 26,3% 71,6% 2,69 0,50

trẻ nói riêng và đặc biệt là cho SV Trường Đại học Quảng Bình

2

Nâng cao khả năng đánh giá đặc điểm của hoàn cảnh và tự đánh giá các đặc điểm cá nhân của đối tượng học sinh, sinh viên.

8,2% 35,7% 56,2% 2,48 0,64

3

Hình thành và cải thiện năng lực ứng phó với stress cho sinh viên, bao gồm việc trang bị cho họ tri thức về khả

năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống và tổ chức ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn.

6,8 54,8 38,5 2,32 0,59

4

Xây dựng và sử dụng hiệu quả mạng lưới liên kết giữa sinh viên với gia đình và các tổ chức, đoàn thể nhằm hỗ trợ kịp thời và nâng cao khả năng ứng phó

stress cho SV

7,2% 53,1% 39,6% 2,33 0,60

5

Triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường cho SV

2,1% 44,1% 53,8% 2,52 0,54

Ghi chú: 1: Không khả thi; 2: Bình thường; 3: Khả thi

Kế đến là biện pháp “Triển khai và phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm tư vấn, tham vấn học đường cho SV” (ĐTB = 2,52) ứng thang điểm chuẩn mức rất khả thi.

Việc xây dựng các trung tâm tham vấn học đường có tác dụng để SV có nơi tin cậy trao đổi, giãi bày những buồn phiền và tìm cách giải quyết hợp lý nhất cho những tình huống khó

khăn trong cuộc sống, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra khi thiếu sự hướng dẫn, tư vấn của người khác. Hiệu quả hoạt động của các trung tâm tham vấn phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm, sự quan tâm và nhiệt tình của những người làm công tác này.

Với ý nghĩa thiết thực ấy, hy vọng rằng biện pháp này sẽ sớm được thực hiện tại trường ĐHQB nhằm góp phần làm cho SV hạn chế những tác nhân gây stress nhằm giúp họ đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ứng với thang điểm chuẩn mức rất khả thi.

Các biện pháp có điểm trung bình xấp xỉ nhau: “Nâng cao khả năng đánh giá đặc điểm của hoàn cảnh và tự đánh giá các đặc điểm cá nhân của đối tượng học sinh, sinh viên”

Một phần của tài liệu ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)