Kết quả nghiên cứu trường hợp

Một phần của tài liệu ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN

3.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp

Để hiểu sâu sắc hơn về ứng phó stress của họ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thêm hai trường hợp điển hình. Các trường hợp dưới đây dựa trên cơ sở kết quả trắc nghiệm, phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát khách thể nghiên cứu.

3.3.1. Trường hợp 1: N.T.M.L

Em là SV năm thứ nhất, khoa SP Tiểu học - Mầm non, có kết quả học tập vào loại khá. Em là SV có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. Em sinh ra và lớn lên tại huyện Lệ Thủy, cha mẹ đều mất sớm, em phải sống trong làng trẻ SOS từ nhỏ. Ngoài giờ học trên lớp, em còn phải đi làm thêm để kiếm sống.

- Những khó khăn và mức độ stress:

Chính hoàn cảnh sống đã tạo nên áp lực rất lớn cho việc học của em. Mặc dù đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thi đỗ vào Trường Đại học Quảng Bình để học nhưng trong suốt quá trình học tập tại trường em đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Em không nhận được sự

quan tâm, chăm sóc, động viên từ phía gia đình như bao SV khác, cũng không nhận được sự

chu cấp về tài chính từ gia đình để học tập. Ngoài sự chu cấp ít ỏi của làng trẻ, em phải

bươn chải đi làm thêm để đảm bảo cuộc sống và những nhu cầu thiết yếu của việc học. Là SV đến từ vùng khó khăn của xã nghèo, đặc biệt em không thích ứng được ngay với môi trường học tập ở đại học. Em nói rằng: “Sống ở đây thật xa lạ, cuộc sống quá ồn ào và không phù hợp với em”, “Xuống đây học, em thấy mọi thứ khác hoàn toàn so với hồi ở phổ thông, mọi thứ đối với em đều khó khăn, nhất là em thiếu các phương tiện, điều kiện phục vụ cho học tập. Hơn nữa em cũng không thể hòa đồng với bạn bè trong lớp, vì em thấy mặc cảm...” Đây cũng là những khó khăn mà em gặp phải ở đại học.

Chính vì gặp phải rất nhiều khó khăn trong học tập, nên N.T.M.L cũng gặp phải stress trong học tập ở mức độ khá cao. Trong đó, nhóm các biểu hiện về mặt cơ thể có điểm số rất cao. Em thường xuyên bị mất ngủ, “mỗi đêm em thường nằm nghĩ miên man và không tài nào ngủ được”, em cũng thường xuyên cảm thấy buồn bã và không làm chủ được mình,

“em thường hay khóc và rất tủi thân”. “Em thấy cuộc đời mình thật bất hạnh khi em không còn bố mẹ nữa”. Em tâm sự rằng: “Em cảm thấy dường như mình không còn sức lực gì nữa. Người lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu ngủ và rất hay quên, học không có hiệu quả”. Đối với em, căng thẳng nhất là trước các kì thi, cũng vì lịch thi của trường dày đặc, trong khi đó

em lại không thể tập trung được, cho nên nhiều lúc em chỉ muốn bỏ học và quên mọi thứ.

Nhưng rồi em trấn tĩnh lại được.

- Cách ứng phó với stress:

Gặp phải stress trong học tập ở mức độ khá cao. M.L đã lựa chọn và thực hiện rất nhiều kiểu ứng phó. Em cho rằng: “Khi gặp phải khó khăn, nếu mình buông xuôi và không cố gắng nữa thì cuộc đời mình mãi mãi vẫn chỉ là trẻ mồ côi và không khá lên được. Muốn vậy, em phải học thật tốt”.

M.L có cách suy nghĩ khá lạc quan và tự tin vào bản thân mình. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ em đã điều chỉnh lại giờ giấc học tập cho hợp lí hơn. Em cũng chú ý ăn uống đảm bảo dinh dưỡng “để có sức khỏe còn học và thi”. Đặc biệt em đã chú ý đến việc lập ra một kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết và quyết tâm thực hiện nó đến cùng. Dù nhiều lúc “khi thấy quá mệt mỏi và đau đầu, em muốn mặc kệ tất cả, nhưng rồi em lại bình tĩnh và tự động viên mình cố gắng hơn”. Có thể nói, M.L đã sử dụng khá tốt những biện pháp ứng phó tích cực chủ động.

M.L cũng có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ, mặc dù so với các biện pháp ứng phó tích cực chủ động thì nhóm các biện pháp tìm kiếm sự trợ giúp ở mức thấp hơn. Những khi

“thấy mệt mỏi và căng thẳng đầu óc, em thường tâm sự với đứa bạn thân của em. Hai đứa

nói chuyện xong cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Bọn em còn học nhóm với nhau nữa. Hoàn cảnh nó cũng khó khăn nên bọn em gần gũi lắm, cùng bảo ban nhau học hành cho tốt”. Em ít nhờ đến sự trợ giúp của thầy cô “vì đối với em thầy cô thật xa lạ, em không thể gần gũi với họ được”.

Cách ứng phó “giải quyết vấn đề” cũng được M.L thường xuyên sử dụng. “Những khi thấy trong người khó chịu, em thường đạp xe đi loanh quanh, đến những nơi mà em thích, những nơi có cảnh đẹp, đi như thế khiến em dễ chịu hơn rất nhiều”. Dù lịch thi dày đặc, học thi rất vất vả lại vẫn phải đi dạy thêm để kiếm sống, nhưng em vẫn chú ý dùng một số biện pháp thư giãn để giảm stress như nghe nhạc, làm những việc mình thích…

Đôi khi, M.L cũng sử dụng kiểu ứng phó lảng tránh, “nhiều lúc em không muốn gặp ai, em ngồi khóc một mình, khóc xong em lại thấy mình đỡ hơn”. M.L tâm sự “đã có lúc, em nghĩ đến việc tự tử, vì thấy rằng số phận thật bất công với em, cướp đi cha mẹ của em”, nhưng thật may điều ấy mới chỉ nằm trong suy nghĩ, và rồi “em lại gạt những ý nghĩ đen tối ấy đi, tự nhủ mình cần cố gắng hơn”.

Như vậy, có thể thấy, đứng trước những khó khăn lớn trong học tập và cuộc sống, dù gặp phải stress ở mức độ cao, song M.L đã biết sử dụng nhiều kiểu ứng phó khác nhau để làm giảm stress ở mình. Em đã sử dụng khá tốt kiểu ứng phó “giải quyết vấn đề”, kết hợp với “tìm kiếm sự hỗ trợ”. Mặc dù có những lúc em đã sử dụng những kiểu ứng phó “lảng tránh” nhưng con số đó là không nhiều. Quan trọng là, nó đã không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với em. M.L là cô gái thật nghị lực, và khả năng ứng phó với stress của em về cơ bản là rất tốt.

3.3.2. Trường hợp 2: N.V.K

N.V.K là SV năm thứ hai khoa Khoa học Tự nhiên. Em là con trai trong một gia đình rất khá giả, bố và mẹ là giáo viên cấp 1. Kết quả học tập của em vào loại trung bình. Em thường rất lầm lì, ít nói. Năm học cấp 3, em học khá tốt nhưng từ khi vào đại học, em học không có gì nổi bật, thậm chí thi lại khá nhiều môn.

- Những khó khăn và mức độ stress:

N.V.K gặp phải stress trong học tập ở mức độ khá cao. Hầu hết các biểu hiện stress của em cả về mặt cơ thể và những biểu hiện cụ thể trong học tập đều ở mức thường xuyên và rất thường xuyên. Những biểu hiện về mặt cơ thể em thường gặp nhất là “em bị mất ngủ

thường xuyên và rất hay gặp ác mộng. Những giấc mơ đó thật đáng sợ”; “em cũng không muốn nói chuyện với ai cả, nhiều lúc em thấy rất đau đầu và khó chịu, bực bội trong người

mà không hiểu vì sao, em còn hay cáu gắt nữa. Đôi lúc em cảm thấy chán nản và tuyệt vọng mà chẳng biết nói với ai”… Đây là những biểu hiện cho thấy mức độ stress của em là khá cao.

N.V.K thường sợ các kì thi, “em thấy mình không thể tập trung vào học, vì em không hứng thú với những môn này. Trí nhớ của em cũng không được như trước, vừa học xong là em lại quên ngay. Vì thi lại nhiều môn quá mà em thấy xấu hổ lắm, chỉ muốn bỏ học cho xong”…

Rõ ràng với những biểu hiện như trên, N.V.K đang gặp phải stress trong học tập ở

mức độ rất cao. Nếu không được giải tỏa, N.V.K sẽ không thể học tốt được, thậm chí em sẽ bỏ học.

Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, chúng tôi được biết, thực ra K không hề muốn thi vào trường sư phạm, không hề muốn trở thành thầy giáo. Đó là do cha mẹ của em mong muốn mà thôi. Em cho biết, “ước mơ của em từ thời còn nhỏ là được kinh doanh, buôn bán, mà bố mẹ không cho, cứ bắt em phải thi vào sư phạm. Nhà em không ai theo nghề kinh doanh cả, toàn những người học cao nhưng em thì không muốn. Em chỉ muốn được làm những gì mình thích. Em đã nói với bố mẹ từ lúc chuẩn bị thi đại học, nhưng cả hai đã phản đối quyết liệt”. Vì theo học ngành mà mình không muốn nên K không hứng thú và vì thế

không tập trung vào học được. Kết quả học tập vì thế càng ngày càng kém đi. Thêm nữa, K cũng nói rằng: “Học đại học không giống như học phổ thông, kiến thức thì quá nhiều mà lịch thi lại liên miên. Cứ đến kì thi là em lại càng không tập trung vào học được”.

K cũng tâm sự rằng: “Mỗi lần về nhà, bố mẹ chỉ hỏi xem điểm của em kì này thế nào, tại sao lại thấp, và khi biết em bị thi lại, bố mẹ đã mắng mỏ em thậm tệ. Không ai hỏi em xem em cảm thấy thế nào cả. Bố mẹ không quan tâm đến em, họ chỉ muốn làm những gì họ muốn”.

Chính từ những nguyên nhân này mà K không thể tập trung vào học được. Em thấy chán ghét cái ngành mà mình theo học, nhưng không biết làm gì hơn, vì em không thể trái ý cha mẹ.

- Ứng phó với stress:

Khi gặp phải stress trong học tập N.V.K cũng đã sử dụng nhiều kiểu ứng phó khác nhau. Trong đó, có cả kiểu ứng phó hiệu quả và không hiệu quả.

Trước những khó khăn, K thường chọn cách suy nghĩ về vấn đề nhiều hơn, nhưng ít khi em biến nó thành hành động. Em nói rằng: “em biết nếu không cố gắng chắc em sẽ trở thành SV đứng cuối lớp mất, nhưng em chẳng biết phải làm thế nào cả. Em thấy chán lắm”.

Em đã thử nói chuyện với bố mẹ, trình bày nguyện vọng của mình là được thi lại vào trường khác, nhưng bố mẹ đã gạt đi. Vì thế, K đành nghe lời bố mẹ. Những lúc buồn, em thường lên mạng, chat với bạn bè hoặc vào các blog để chia sẻ. Làm như vậy, em cảm thấy dễ chịu hơn.

Kiểu ứng phó chủ yếu mà em sử dụng đó là “cô lập bản thân” và “lảng tránh vấn đề”.

Những lúc buồn em thường đi chơi với bạn bè hoặc tham gia vào những hoạt động vui chơi, giải trí “em thường theo tụi bạn đến mấy quán nhạc, nghe nhạc thật to khiến em quên đi mọi nỗi buồn”, “thỉnh thoảng, những lúc trong người khó chịu, em thưởng rủ mấy thằng bạn đi nhậu, nhậu say xong là quên hết mọi thứ. Bố mẹ đã bắt em học ngành mà em không muốn đấy là tại bố mẹ em cả thôi”.Em cũng thường đi chơi điện tử với bạn, nhiều lúc em kệ, đằng nào thì bố mẹ cũng bắt như vậy, em có làm gì cũng có thay đổi được tình hình đâu”.

N.V.K cũng sử dụng cả những kiểu ứng phó tiêu cực, khi “em có ý định bỏ học vì em chán học lắm rồi. Nhiều lúc em ngồi lì trong phòng mà chẳng buồn đến trường nữa, nghỉ một vài buổi học có sao đâu”. Thậm chí, nhiều lúc “em quẳng hết cả sách vở đi”.

Có thể thấy, N.V.K đã tìm kiếm sự hỗ trợ, nhưng bố mẹ đã không giúp gì được cho em mà còn làm em thấy chán nản hơn, em chỉ còn biết giải tỏa nỗi buồn bằng những người bạn trên mạng. Hơn nữa, khi sử dụng những biện pháp để giảm căng thẳng, nó chỉ giúp K thấy dễ chịu trong chốc lát. Vấn đề của em vẫn còn đó, nó không được giải quyết vì em không có những hành động tích cực, ngược lại em lảng tránh, thậm chí sử dụng các biện pháp tiêu cực. Với cách ứng phó này, K không thể giải tỏa được stress trong học tập của mình. Vì thế, bước sang năm học thứ hai, kết quả học tập của em càng kém hơn, em phải thi lại khá nhiều môn.

Như vậy, có thể thấy những kiểu ứng phó mà K sử dụng để ứng phó với stress là những kiểu ứng phó tiêu cực, nó không đem lại hiệu quả gì, không thay đổi được tình trạng của K mà thậm chí còn làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Nhận định chung qua hai trường hợp

Qua hai trường hợp, chúng ta có thể thấy rằng những khó khăn mà L gặp phải trong cuộc sống nhiều hơn so với K, khó khăn lớn nhất của K thực ra là không được học theo đúng năng lực và sở trường của mình. Tuy nhiên, với cách đánh giá các sự cố và

khả năng ứng phó hoàn toàn khác nhau, mức độ khó khăn mà K gặp phải cao hơn. Bên cạnh đó, tuy là nữ nhưng L tỏ ra kiên cường và bản lĩnh hơn nhiều, trong khi đó K thì

thiếu nghị lực và lòng quyết tâm. Với tinh thần lạc quan và bằng sự hỗ trợ của làng trẻ

SOS tin vào sự nhận thức của mình trước các khó khăn là hoàn toàn đúng đắn, sử dụng ứng phó hiệu quả. Trong khi đó, K lại là người thiếu trách nhiệm, thường cô lập và đỗ lỗi cho người khác và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Thông qua việc nghiên cứu hai trường hợp điển hình này chúng tôi có thêm một số kiến giải sâu sắc hơn về cách ứng phó stress của SV. Đối với những SV họ thường có các cách “giải quyết vấn đề”, “cấu trúc lại nhận thức” và “tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội” để ứng phó. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan, chỗ dựa xã hội và nét nhân cách có ảnh hưởng không nhỏ đến cách ứng phó stress của SV.

Hướng giải quyết ML

Với các cách ứng phó hiệu quả và tinh thần lạc quan, chúng tôi thiết nghĩ nhà

trường cần tạo điều kiện để ML có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn đồng học. Những con người như ML chắc chắn sẽ tiếp tục đứng vững trước sóng gió của cuộc đời và sẽ thành công trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, ở L còn ý định tự tử vẫn có thể xảy ra tuy em đã kịp thời suy nghĩ lại. Theo chúng tôi, có các hướng giải quyết cho L hiện tại: Hướng thứ nhất, nhà trường và các tổ chức xã hội cần quan tâm hơn nữa đến những em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, câu lạc bộ kĩ năng sống hiệu quả để các em có thể sẽ chia, trao đổi kinh nghiệm cho nhau… Hướng thứ hai, H cần gặp ngay một nhà tham vấn uy tín nhằm để có thể xin ý

kiến và nhận sự hỗ trợ tích cực.

Hướng giải quyết dành cho K

Trong quá trình gặp gỡ và tiếp xúc với K, chúng tôi đã thuyết phục K thay đổi nhận thức và hành vi của mình theo hướng có lợi như học cách đối diện với thực tế, lạc quan hơn trong cuộc sống, trao đổi với ba mẹ để cải thiện tình hình hiện tại của mình, tham gia các câu lạc bộ kết bạn, tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao, trao đổi phương pháp học với các bạn và giảng viên… Chúng tôi nhận thấy rằng, K cần nhiều thời gian để có thể thay đổi suy nghĩ và tình trạng hiện tại của K là khá cấp bách. Ý định bỏ học vẫn còn, tình trạng lo âu bệnh lý vẫn còn trầm trọng.

Qua đó, chúng tôi thiết nghĩ gia đình cần nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề mà K phải đối mặt, cần có sự quan tâm, giúp đỡ và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của K. Theo chúng tôi, có những hướng giải quyết cho K hiện tại: Hướng tối ưu nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho em thi lại. Thiết nghĩ với sự hỗ trợ của gia đình, K sẽ trở

Một phần của tài liệu ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)