CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình
3.2.1.1. Mối quan hệ giữa ứng phó stress và chỗ dựa xã hội
Số liệu điều tra cho thấy SV của Trường Đại học Quảng Bình có chỗ dựa xã hội tương đối vững chắc (33 trên điểm tối đa là 48, tính cho toàn mẫu) (Phụ lục 2B). Đặc trưng văn hóa Á Đông được thể hiện khá rõ nét trong nghiên cứu này khi chỗ dựa bạn bè của SV Trường Đại học Quảng Bình chiếm điểm số cao hơn các chỗ dựa xã hội khác. Đặc trưng của người Á Đông thì sự cố kết bạn bè là khá quan trọng giúp SV trao đổi về những khó khăn trong học tập và cuộc sống [13]. Ngoài hỗ trợ từ bạn bè, kết quả khảo sát còn cho thấy sinh viên còn nhận được nhiều hỗ trợ từ gia đình và những người đặc biệt khác. Đây thực sự là
những điểm tựa vững chắc cho SV khi đối mặt với stress và làm tăng khả năng ứng phó của họ.
Bảng 3.4. Hệ số tương quan giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó
Chỗ dựa xã hội 1 2 3 4 5 6 7 8
Gia đình 0,15* 0,15 0,14* -0,03 0,05 -0,05 0,08* -0,11 Bạn bè 0,17 0,63 0,37** -0,42 0,01 0,01 -0,01 -0,15 Người đặc biệt 0,62* 0,45 0,44* -0,71 0,48 -0,66 0,05* 0,13*
Chung 0,31 0,45 0,08* -0,55 0,16 -0,41 -0,002 -0,15 Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01
1. Giải quyết vấn đề 5. Mơ tưởng
2. Bộc lộ cảm xúc 6. Cấu trúc lại nhận thức 3. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội 7. Đỗ lỗi bản thân
4. Lảng tránh vấn đề 8. Cô lập bản thân
Nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của chỗ dựa xã hội, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và khả năng ứng phó stress của SV. Kết quả hiển thị ở
bảng 3.4 cho thấy, nhìn chung, chỗ dựa xã hội có hệ số tương quan thuận mạnh nhất với cách ứng phó “tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội”. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, những SV có chỗ dựa xã hội vững chắc, khi gặp stress họ thường tìm đến các nguồn hỗ trợ xã hội.
Quan trọng hơn, kết quả này cho thấy khả năng huy động, tận dụng nguồn lực xã hội khi gặp các sự kiện gây stress là cần thiết.
Hệ số tương quan chung cho phép chúng ta kết luận rằng SV có chỗ dựa xã hội tốt và
vững vàng dễ có khả năng lý giải các sự kiện gây ra khó khăn theo hướng tích cực hơn.
Điều này cho thấy sự chia sẻ, tâm sự, học hỏi và lắng nghe lời khuyên của người khác, đặc biệt là những người đặc biệt, bạn bè đã giúp SV nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan hơn, biết lường trước các khó khăn và chấp nhận thực tại. “Mỗi khi gặp vấn đề nào đó không thể giải quyết em thường điện thoại về để trò chuyện và xin lời khuyên từ ba mẹ, chính lời khuyên của ba mẹ giúp em tìm hướng đi đúng đắn và đặc biệt mọi căng thẳng, mệt mỏi bay đi mất” (N.P.H, ĐHSP LS K55). Cuộc sống có quá nhiều áp lực không chỉ giúp SV nhìn nhận vấn đề một cách tích cực mà chỗ dựa xã hội còn là phương tiện vật chất và tinh thần cần thiết giúp SV nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Có thể nói rằng, chỗ dựa xã hội đã giúp SV nâng cao nội lực ứng phó stress , giúp học trở nên bản lĩnh hơn để trực tiếp đương đầu, loại bỏ các khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Đây có lẽ mới là sức mạnh cao nhất của chỗ dựa xã hội.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy mối tương quan thuận giữa chỗ dựa bạn bè, gia đình và người đặc biệt với cách ứng phó “bộc lộ cảm xúc”,“mơ tưởng”. Điều này có thể cho thấy những SV có chỗ dựa bạn bè, gia đình và người đặc biệt vững chắc vẫn không sử dụng cách này để ứng phó. Những SV có chỗ dựa xã hội vững vàng thì họ không chia sẻ cảm xúc và tâm trạng của mình. Lý giải điều này, nhiều tác giả
cho rằng với trải nghiệm cuộc sống còn ít, năng lực tài chính, vật chất còn hạn chế nên bạn bè khó có thể giúp SV loại bỏ tác nhân gây stress một cách triệt để (Firth, 1989, Chen và
cộng sự, 2006). Ngoài ra, hệ số Pearson cho thấy chỗ dựa xã hội có mối tương quan nghịch với cách ứng phó “mơ tưởng” khác với nghiên cứu của Nguyễn Phước Cát Tường (2010)
trên SV Y khoa. Chính chỗ dựa xã hội đã giúp SV cởi mở, nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn để giải quyết vấn đề; mặt khác, giúp SV dám đối diện thực tế để cải tạo tác nhân gây stress theo hướng có lợi.
Nhìn chung, có thể nhận định rằng có được chỗ dựa tin cậy, cung cấp sự hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần có tác dụng giúp SV có thêm sức mạnh nội lực để nâng cao khả năng ứng phó stress. Vì vậy, khi cần đến sự hỗ trợ xã hội, thì chỗ dựa đó phải thực sự giàu trải nghiệm, được trang bị các kiến thức liên quan đến stress và có khả năng khống chế stress đó
mới thực sự tạo được nội lực ứng phó stress cho SV thông qua việc rèn luyện cho họ một số cách thức ứng phó nhất định. Như vậy, có thể khẳng định rằng vai trò, chức năng của các nhà tham vấn và một chỗ dựa tin cậy cần được SV, giảng viên và phụ huynh nhận thức đầy đủ và đúng đắn.
3.2.1.2. Mối quan hệ giữa ứng phó stress và tinh thần lạc quan
Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung SV Trường Đại học Quảng Bình có tổng điểm lạc quan ở mức trung bình (16,4/24) theo thang đo mà Sheier và Carver (1985) đề xuất (Phụ lục 2C). Điều này cũng phần nào chỉ ra rằng tính lạc quan của SV Trường Đại học Quảng Bình là chưa thật sự cao. Tuy nhiên, với số điểm thang lạc quan lớn hơn thang bi quan và
SV có tổng điểm trên 15, nhìn chung, SV Trường Đại học Quảng Bình vẫn có khuynh hướng nhìn nhận sự việc theo tinh thần lạc quan hơn là bi quan. Rõ ràng, đây là một yếu tố có lợi cho quá trình ứng phó với stress của SV bởi vì tinh thần lạc quan đóng vai trò quan trọng bởi khi đối diện với khó khăn người lạc quan thường, đối mặt trước các khó khăn thách thức; không chịu bất lực trước hoàn cảnh; trong khi đó những người bi quan thường có khuynh hướng né tránh, ngại khó, không dám đương đầu với các tình huống khó khăn (Sheier và Carver, 1985).
Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa tinh thân lạc quan và cách ứng phó
1 2 3 4 5 6 7 8
Lạc quan 0,16** -0,10* -0,94* 0,21 -0,10 -0,12** -0,33 -0,05 Bi quan 0,01* 0,03 0,11* 0,96 -0,57 0,57 -0,33 0,35 Chung 0,09* -0,01* 0,31 0,68 -0,11 -0,38 -0,14 0,05
Ghi chú: *: p<0,05; **:p<0,01
1.Giải quyết vấn đề 5. Mơ tưởng
2. Bộc lộ cảm xúc 6. Cấu trúc lại nhận thức 3. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội 7. Đỗ lỗi bản thân
4. Lảng tránh vấn đề 8. Cô lập bản thân
Kết quả hiển thị ở bảng 3.5 cho thấy hệ số tương quan Pearson chỉ ra rằng tinh thần lạc quan có tương quan thuận và mạnh nhất với cách ứng phó “cấu trúc lại nhận thức”.
Chúng ta nhận thấy rằng, những SV có tinh thần lạc quan thường đương đầu trước các khó
khăn, có thể cải tạo hoặc làm thay đổi nghịch cảnh; ngoài ra, họ tự chịu trách nhiệm và có
khả năng kiểm soát những nghịch cảnh không để chúng đi quá xa, nhưng nếu không kiểm soát được stress thì họ vẫn tìm mọi cách để tìm ra cho mình một hướng đi riêng. Trong khi đó, những SV bi quan thường rút lui và một mình âm thầm chịu đựng tình trạng hiện tại, họ buông xuôi số phận, chấp nhận hoàn cảnh thực tại. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng những SV có tinh thần lạc quan có khuynh hướng sử dụng cách ứng phó mang tính hiện thực hơn. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu này về cơ bản khá giống với nghiên cứu trên đối tượng SV của Nguyễn Phước Cát Tường (2010) trong việc kết luận về tính ưu việt của tinh thần lạc quan đối với hành vi ứng phó với stress.
Đồng thời, trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy mối tương quan thuận giữa tinh thần lạc quan với cách ứng phó “lảng tránh vấn đề”. Kết quả phần nào cho thấy những SV có chỉ số lạc quan cao hơn thì việc lảng tránh thành công giúp cá nhân mất ít năng lượng thần kinh và tinh thần hơn và hiệu quả ngắn hạn này rất quan trọng để tạo bước đệm cho các cá nhân tiến hành các hành vi ứng phó tích cực mang tính dài hạn hơn. Tuy nhiên, cách ứng phó này chỉ thực sự có ý nghĩa nếu tinh thần của cá nhân đã bình ổn, cá nhân phải trực tiếp đối đầu để loại bỏ triệt để, thay đổi hoặc cải thiện tình hình xảy ra bất chấp kết quả đó là
thành công hay thất bại (Chesney và các cộng sự, 2006). Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, cần tránh những lạc quan “phi thực tế” để dẫn đến mộng tưởng “tiêu cực” mà sự
lạc quan này phải dựa trên những hiện thực sẵn có. Đây là một điều hết sức quan trọng, bởi ranh giới giữa chúng là khá mong manh, nếu vượt qua được thì sự thành công của họ trở
nên vững vàng và là “bước đệm” cho những nghịch cảnh về sau.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan nghịch với kiểu ứng phó
“bộc lộ cảm xúc”, hệ số Pearson chỉ ra mối tương nghịch giữa điểm số bi quan và với cách ứng phó này. Như vậy, những SV càng bi quan thường che dấu tâm trạng của mình hơn là
tìm cách giải tỏa cảm xúc ra bên ngoài và chia sẻ với người khác. Chính sự thu mình làm cho sự căng thẳng và bực bội sẽ làm cho mức độ stress thêm tăng cao [13].
Như vậy, nhìn chung, SV Trường Đại học Quảng Bình có tinh thần lạc quan thường thích ứng tốt với các tình huống khó khăn nhờ biết cách ứng phó hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nội hàm và cấu trúc của khái niệm lạc quan và bi quan là tương đối phức tạp.
Trong khi đó, thang đo LOT – R của Carver và các cộng sự (1988) được sử dụng trong nghiên cứu này đánh giá tính lạc quan dưới phương diện những mong đợi tích cực và tiêu
cực về kết quả của sự kiện trong tương lai nên khó có thể xác định tính thực tế hoặc phi thực tế của tinh thần lạc quan. Các nghiên cứu tương lai cần sử dụng một thang đo khác cụ thể hơn để khẳng định rõ hơn nữa mối tương quan giữa tinh thần lạc quan - bi quan và kĩ năng ứng phó stress.
3.2.1.3. Mối quan hệ giữa cách ứng phó stress và nét nhân cách lo âu
Kết quả khảo sát ở bảng 3.6 cho thấy nhìn chung sinh viên Trường ĐHQB có tổng điểm nét nhân cách lo âu ở mức trung bình (44,2/64) (Phụ lục 2D) theo thang đo của Spielberger. Điều này phần nào cho thấy khi gặp khó khăn họ thường tìm cách giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực rõ ràng đây là một lợi thế của SV. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy một số SV đã có dấu hiệu bệnh lý và một số khác có điểm nét nhân cách quá thấp.
Những đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng ứng phó bởi họ thường tìm cách cô lập bản thân và thường đổ lỗi cho người khác. Những SV này cần được người thân, bạn bè, các chuyên gia tâm lý giúp đỡ để nhìn nhận và giúp họ bình tĩnh để tìm ra phương cách giải quyết và đồng thời sẽ giải tỏa được những cảm giác căng thẳng.
Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa nét nhân cách lo âu và cách ứng phó
1 2 3 4 5 6 7 8
Nét nhân cách 0,48** 0,40** -0,51** 0,04* -0,03 -0,33** -0,08 0,77 Ghi chú: *: p<0.05; **: p<0,01
1. Giải quyết vấn đề 5. Mơ tưởng
2. Bộc lộ cảm xúc 6. Cấu trúc lại nhận thức 3. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội 7. Đỗ lỗi bản thân
4. Lảng tránh vấn đề 8. Cô lập bản thân
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy nét nhân cách lo âu có tương quan thuận với cách ứng phó “giải quyết vấn đề” (r = 0,48; p<0,01). Những SV có nét nhân cách lo âu cao thường đương đầu với các tác nhân, cải tạo hoàn cảnh, thay đổi cách ứng xử của mình với hoàn cảnh nên có thể tăng khả năng kiểm soát stress, những SV ít lo âu thường ít đối diện với hoàn cảnh khó khăn ngoài tầm kiểm soát lúc đó sẽ làm cho mức độ stress gia tăng.
Ngoài ra kiểu ứng phó “bộc lộ cảm xúc” (r = 0,40; p<0,01) có tương quan thuận với thang điểm nét nhân cách lo âu. Kết quả này cho thấy SV có nét nhân cách lo âu cao thường bộc lộ tâm trạng của mình bằng cách giải tỏa cảm xúc ra bên ngoài và chia sẻ với những người mà mình tin cậy . Trong cuộc phỏng vấn mà chúng tôi tiến hành, SV cho rằng khi tâm trạng quá lo âu, họ thường “khóc”, “hét to” sẽ giúp giảm thiểu stress rất cao.
Khi xét hệ số Pearson giữa thang nét nhân cách lo âu và cách ứng phó, chúng tôi nhận thấy tương quan giữa nét nhân cách lo âu và kiểu ứng phó “cấu trúc lại nhận thức” (r
= -0,33; p<0.01). Như vậy, những SV có nét nhân cách lo âu cao có khuynh hướng sử dụng cách ứng phó kém hiệu quả và nhìn nhận vấn đề thiếu tích cực và việc loại bỏ những ý
nghĩa tiêu cực ra khỏi đầu óc là vấn đề không đơn giản, sự thu mình lại sẽ làm cho mức độ stress thêm tăng cao.
Kết quả trên một lần nữa khuyến cáo các nhà nghiên cứu tương lai cần sử dụng những thang đo khác cụ thể để khẳng định rõ hơn nội hàm và mối tương quan giữa nét nhân cách lo âu và cách ứng phó.
3.2.1.4. Mối quan hệ giữa cách ứng phó stress và mức độ stress
Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, hầu hết SV Trường Đại học Quảng Bình hiện nay đều gặp phải stress ở mức cao (30,5/40), có một số lượng nhỏ SV gặp phải stress ở mức độ rất cao. Số lượng SV gặp phải stress ở mức độ trung bình và thấp là nhỏ. Theo như Soly – Bensabal thì mức độ này tương ứng với “tình trạng đáng lo ngại, cần phải tìm cách giải quyết”. Như vậy đây là dấu hiệu cho thấy SV cần phải được giúp đỡ về các biện pháp rèn luyện để giảm stress.
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa mức độ stress và cách ứng phó
1 2 3 4 5 6 7 8
Mức độ stress 0,64** 0,28** 0,72** 0,75** 0,75** 0,71** 0,79** 0,82**
Ghi chú: **:p<0,01
1.Giải quyết vấn đề 5. Mơ tưởng
2. Bộc lộ cảm xúc 6. Cấu trúc lại nhận thức 3. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội 7. Đỗ lỗi bản thân
4. Lảng tránh vấn đề 8. Cô lập bản thân
Kết quả hiển thị ở bảng trên cho thấy mức độ stress của SV trong các tình huống khá
cao và chi phối khá lớn đến cách ứng phó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các cách ứng phó
hiệu quả liên quan đến sự điều chỉnh tâm lý tích cực (dẫn theo Đinh Thị Hồng Vân, 2012).
Hệ số tương quan giữa mức độ stress và cách ứng phó stress đã minh chứng cho nhận định trên.
Số liệu khảo sát cho thấy những SV có mức độ stress cao thường ít sử dụng các cách ứng phó tích cực. Khi căng thẳng, lo âu ở cường độ cao, SV thường không kiểm soát được bản thân, khó lấy lại bình tĩnh để tĩnh tâm, suy nghĩ tích cực về những gì xảy ra, tìm mọi cách để giải quyết vấn đề cũng như tìm các chỗ dựa xã hội tin cậy để sẻ chia, xin sự trợ giúp
hay tìm đến các hình thức thư giãn, giải trí, thay vào đó SV thường chọn cách “cô lập bản thân”, “lảng tránh vấn đề”, kết quả này không đồng nhất với nghiên cứu Đinh Thị Hồng Vân để giảm thiểu những căng thẳng của mình trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp bằng các hành vi “khóc”, “tranh cãi”, “trút giận sang người khác”. Theo Author (1998) chính sự tĩnh tại cho tâm hồn là điều cần thiết khi gặp căng thẳng, tuy nhiên nếu sau đó cá
nhân không đối diện với thực tế để tìm hướng giải quyết thì mức độ stress lại càng gia tăng.
Mặt khác, nếu cứ âm thầm chịu đựng sẽ không hiệu quả so với việc tìm người chia sẻ để tìm hướng giải quyết. Những cách ứng phó “tiêu cực”, “thiếu hiệu quả” này làm cho tình trạng stress càng trầm trọng. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định mức độ stress càng cao càng làm cho SV sử dụng cách ứng phó “may rủi” và có thể đem lại những hậu quả
nghiêm trọng cho SV và nó ảnh hướng đến cách ứng phó tích cực.
Kết quả khảo sát trên một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng hiệu quả ứng phó
với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình chưa thật cao. Điều này cho thấy, muốn nâng cao khả năng ứng phó với stress cho SV cần phải chú ý cung cấp thêm cho SV những hiểu biết về stress cũng như cách phòng tránh stress. Đồng thời thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề, thành lập những phòng tham vấn tâm lý nhằm cung cấp cho SV những liệu pháp tâm lí cũng như việc huấn luyện cho SV cách thức sử dụng chúng phù hợp.
Từ đó, SV có khả năng tự giải tỏa khi gặp phải stress là một biện pháp hữu hiệu giúp SV ứng phó tốt hơn là vấn đề cần lưu tâm.
3.2.2. Các yếu tố dự báo ứng phó stress của SV Trường Đại học Quảng Bình
Cách ứng phó stress của SV Trường Đại học Quảng Bình có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Để nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó
stress, chúng tôi đã sử dụng phép hồi quy tuyến tính bội (phương pháp Stepwide) với sự
tham gia của các biến: chỗ dựa xã hội, lạc quan - bi quan, nét nhân cách. Qua phân tích cho thấy nhiều yếu tố có khả năng dự báo ứng phó stress, chỗ dựa xã hội, lạc quan - bi quan, nét nhân cách, mức độ stress là các yếu tố có khả năng dự báo cao.
Kết quả phân tích hồi quy (bảng 3.8) cho thấy, các biến nét nhân cách lo âu, năm học, chỗ dựa xã hội, lạc quan và bi quan, giới tính, mức độ stress có quan hệ tuyến tính với biến cách ứng phó stress và giải thích 24% sự biến thiên của điểm stress.
Bảng 3.8. Các yếu tố dự báo cách ứng phó với stress
Các yếu tố % của biến
thiên B ( ) P
Giới tính 24% 1,13 1,16 <0,05