Thứ hai yếu tố về vị trí

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THUẾ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP (Trang 21 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1 Quy phạm pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp

2.1.3 Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

2.1.3.2 Thứ hai yếu tố về vị trí

Đối với đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất rừng trồng: Yếu tố vị trí được xác định từ nơi sản xuất tới nơi cư trú của hộ sử dụng đất. Nơi cư trú của

hộ sử dụng đất được xác định là trung tâm của thôn (xóm), ấp, bản nơi có đất, có thang điểm: 7, 5, 3, 1.

Đối với đất trồng cây, lâu năm (trừ đất rừng trồng) và đất có mực nước nuôi trồng thủy sản: yếu tố vị trí được xác định từ trung tâm thôn (xóm), ấp, bản, nơi có đất tới Thị xã, thành phố gần nhất. Riêng đối với các doanh nghiệp được tính từ trụ sở doanh nghiệp tới xã, thành phố gần nhất, có thang điểm: 6, 4, 2 đối với đất trồng cây lâu năm và thang điểm: 7, 5, 3, 1 đối với đất có mực nước nuôi trồng thủy sản

2.1.3.3 Thứ ba, yếu tố địa hình của đất là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc độ ngập úng của mảnh đất

Đối với đất trồng cây hàng năm và mực nước nuôi trồng thủy sản có thang điểm: 8, 6, 4, 2.

Đối với đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm có thang điểm: 8, 6, 4.

2.1.3.4 Thứ tư, yếu tố điều kiện khí hậu, thời tiết:

Bao gồm các điều kiện nhiệt độ trung bình hàng năm; lượng mưa trung bình hàng năm; lượng gió, bão, lũ trong năm; số tháng khô hạn, số tháng nóng (gió Lào); lượng sương muối. Những yếu tố này được đánh giá ở hai mức độ hạn chế hoặc không hạn chế đến việc sinh trưởng của cây trồng. Những yếu tố này được tổng hợp đánh giá theo tiêu chuẩn theo từng loại cây trồng trên đất như sau:

Đối với đất trồng Lúa:

Thuận lợi cho việc trồng lúa, không có hạn chế (10 điểm) tức là không có yếu tố nào xấu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa.

Tương đối thuận lợi cho việc trồng lúa trong đó co một điều kiện hạn chế (7 điêm), điều kiện đó xấu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa.

Tương đối thuận lợi cho việc trồng lúa có hai điều kiện xấu nhất (5 điểm).

Không thuận lợi cho việc trồng lúa có ít nhất bốn điều kiện hạn chế (2 điểm) như bão, lũ, sương muối, gió Lào.

Đối với đất có mực nước mặn lợ nuôi trồng thủy sản được xác định tương tự như đất trồng lúa.

Đối với đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, đất rừng trồng được phân chia làm ba mức phù hợp với từng loại cây trồng: thuận lợi (10 điểm), tương đối thuận lợi (8 điểm) và ít thuận lợi (6 điểm).

2.2.3.5 Thứ năm, yếu tố điều kiện tưới tiêu (chế độ nước):

Bao gồm cả phần nhà nước đầu tư và tưới tiêu tự nhiên.

Đối với diện tích đất trồng lúa và đất có mực nước nuôi trồng thủy sản được chia làm bốn mức theo bảng tiêu chuẩn của từng yếu tố để phân hạng đất tính thuế kèm theo Nghị định số 73/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của chính phủ. Bốn mức tương ứng thang điểm: 10, 7, 5, 2.

Đối với đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm được chia làm ba mức: thuận lợi (10 điểm), tương đối thuận lợi (8 điểm), ít thuận lợi (6 điểm) phù hợp với từng loại cây trồng ở địa phương.

- Phân hạng đất tính thuế đối với cây trồng chính:

+ Đối với cây trồng hàng năm: thực hiện phân hạng đất trông lúa trước;

trên cơ sở đó phân hạng đất trồng các loại cây khác.

Khi phân hạng đất đối với đất trồng lúa phải dựa vào tiêu chuẩn của năm yếu tố vừa phân tích ở trên và kết hợp với việc tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường. Năng suất đạt được là yếu tố kiểm tra lại việc phân hạng đất theo năm yếu tố như sau:

Ruộng đất được xếp vào cùng một hạng đất tính thuế phải có cùng tiêu chuẩn của năm yếu tố; trường hợp cùng đạt tiêu chuẩn hạng đất của năm yếu tố, nhưng năng suất đạt được khác nhau, thì cũng cùng một hạng đất tính thuế.

Ruộng đất cùng đạt được năng suất như nhau nhưng khác nhau về tiêu chuẩn hạng đất theo năm yếu tố, thì ruộng có thang điểm của năm yếu tố đạt cao sẽ xếp vào hạng đất tính thuế cao, ruộng có thang điểm của năm yếu tố đạt thấp sẽ xếp vào hạng tính thuế thấp.

Năng suất dùng để tham khảo, kiểm tra việc phân hạng đất tính thuế là năng suất đạt được trong điều kiện thời tiết bình thường với trình độ canh tác và thâm canh trung bình ở địa phương.

Khi phân hạng đất đối với đất trồng các loại cây hàng năm, phải dựa trên tiêu chuẩn hạng đất của năm yếu tố và kết quả phân hạng đất lúa, so với năm yếu tố

của hạng đất trồng lúa ở nơi liền cạnh hoặc nhất với năm yếu tố của đất trồng cây hàng năm khác.

+ Đối với đất có diện tích nuôi trồng thủy sản:

Đất có mực nước vừa nuôi trồng thủy sản vừa trồng cây hàng năm, thì thực hiện phân hạng đất tính thuế như đất trồng cây hàng năm.

Ao, hồ, đầm dung vào nuôi trồng thủy sản, thực hiện phân hạng đất theo cây hàng năm liền cạnh hoặc nơi gần nhất.

Đất có mực nước lợ chuyên dùng vào nuôi trồng phải căn cứ vào chất đất, chất nước, vị trí, khí hậu thời tiết, địa hình và điều kiện cấp thoát nước là chủ yếu và kết hợp với việc tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của các năm gần nhất.

+ Đất đồng cỏ dung vào chăn nuôi phân hạng đất theo đất trồng cây hàng năm.

+ Đối với đất trồng cây lâu năm (trừ đất trồng cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm khác thu hoạch một lần) việc phân hạng đất được thực hiện như sau:

Đất trồng cây lâu năm ở những nơi trồng chuyên canh hoặc trồng phổ biến hoặc đất vườn nằm trong đất khu dân cư, thì dựa vào tiêu chuẩn năm yếu tố xác định hạng đất tính thuế cho đất trồng các loại cây lâu năm: cao su, chè, cây ăn quả (cam quýt), dừa và điều

Đất trồng cây lâu năm nằm xen kẽ đất trồng cây hàng năm thì phân hạng đất như trồng cây hàng năm liền cạnh.

Đất vườn hoặc đất trồng nhiều cây lâu năm khác nhau, thì phân hạng đất như đất chuyên trồng cây lâu năm liền cạnh; trường hợp không có các loại đất chuyên trồng cây lâu năm liền cạnh, thì phần hạng đất như đất trồng cây hàng năm liền cạnh.

Đất trồng cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần gồm: gỗ, tre, nứa, mai,… và các loại cây khác mà than cây hoặc không còn khả năng cho sản phẩm sau lần thu hoạch lần đầu tiên. Đất trồng các loại cây này không phân hạng, mà thu thuế theo sản lượng khai thác 4% giá trị sản lượng khai thác (theo

khoản 3 Điều 2 Nghị định số 73/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của chính phủ.14

Định suất thuế một năm tính bằng kilogam thóc trên một hecta của từng hạng đất như sau:

Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mực nước nuôi trồng thủy sản:

Hạng đất Định suất thuế

1 550

2 460

3 370

4 280

5 180

6 50

Đối với đất trồng cây lâu năm:

Hạng đất Định suất thuế

1 650

2 550

3 400

4 200

5 80

Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau:

Bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3;

Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5, hạng 6.

Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác.15

14Nghị định số 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phân hạng đất tính Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

15 Theo Điều 8 Nghị Định số 74/CP 25/10/1993.

2.1.4 Một số vấn đề về miễn giảm trong thuế sử dụng đất nông nghiệp:

2.1.4.1 Miễn thuế theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp :

Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 cũng có quy định một số trường hợp được miễn thuế, nhằm tạo điều kiện cho sự gia tăng sản xuất nông nghiệp và khuyến khích nông dân sử dụng đất một cách triệt để nhằm trách tình trạng lãng phí đất. Qua đó thu hút họ khai khẩn đất hoang phủ xanh đồi trọc, đây là một chính sách rất hay, trong một số trường hợp người sử dụng đất bị mất mùa hay bị thiên tai dich bệnh cũng được miễn, giảm thuế. Cụ thể như sau:

Miễn thuế cho đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.

Đất khai hoang là đất chưa bao giờ được dung vào sản xuất hoặc đã bị bỏ hoang ít nhất 5 năm tính đến thời điểm khai hoang đưa vào sản xuất, nếu trồng cây hàng năm được miễn thuế 5 năm (trồng trên đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 7 năm), nếu trồng cây lâu năm được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm kể từ khi bắt đầu có thu hoạch (trồng trên đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm), nếu trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì kể từ khi bắt đầu có thu hoạch mới phải nộp thuế bằng 4% giá trị sản lượng thu hoạch.

Đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mực nước nuôi trồng thủy sản dùng vào sản xuất được ngay, đất đo đốt nương rẫy để sản xuất sẽ không được coi là đất khai hoang và không được miễn thuế.

Đất khai hoang bằng nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà Nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, nếu trồng cây hàng năm ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được miễn thuế 3 năm, ở các nơi khác được miễn thuế 2 năm; nếu trồng cây lâu năm, kể cả trồng lại mới (trừ cây lấy gỗ) được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm một năm (ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 2 năm).

Trường hợp hết thời hạn miễn thuế nói trên mà hộ nộp thuế còn khó khăn thì được xét giảm đến 50% số thuế phải nộp trong thời gian tiếp theo, nhưng toàn bộ thời gian được miễn và giảm thuế không quá thời gian quy định như trên.16 Giảm thuế tối đa không quá 50% số thuế cho hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, các hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn ngoài đối tượng được miễn nêu trên.

Giảm thuế cho hộ nộp thuế là thương binh, bệnh binh.

Trường hợp thiên tai, dịch họa làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn hoặc giảm cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau:

Thiệt hại từ 10% đến 20%, giảm thuế tương đứng theo mức thiệt hại.

Thiệt hại từ 20% đến 30%, giảm thuế 60%.

Thiệt hại từ 30% đến 40%, giảm thuế 80%.

Thiệt hại từ 40% trở lên, miễn thuế 100%.

Đối với hộ chính sách đã được xét giảm thuế theo quy định mà bị thiệt hại do thiên tai, địch họa thì thực hiện xét giảm thuế theo diện chính sách trước, sau đó mới xét giảm do thiên tai. Mức giảm tối đa không quá 50% số thuế ghi thu.

Giảm 50% số thuế ghi thu hàng năm cho các đối tượng đứng tên trong sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp có diện tích sản xuất nông nghiệp không thuộc diện được miễn thuế. Bao gồm:

Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị hành chính, hành chính sự nghiệp (bao gồm cả các Viện, Trạm, Trại nghiên cứu thí nghiệm) đang quản lý và sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp hoặc giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp.

Hộ cán bộ công chức, viên chức nhà nước, công nhân viên trong tổ chức kinh tế, hộ tư nhân, hộ gia đình quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan lực lượng vũ

16 Theo Điều 14 Nghị Định 74/CP 25/10/1993.

QĐ số 199/2001/QĐ-TTg 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THUẾ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)