CHƯƠNG 3: TƯƠNG LAI NÀO CHO THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
3.2 Đề nghị miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
3.2.2 Một số vấn đề trong công tác quản lý đất nông nghiệp Và các đề xuất
- Sự manh mún đất đai và việc dồn điền đổi thừa
Sự manh mún đất đai là một vấn đề của nước ta hiện nay. Tiếp theo chính sách xóa bỏ hợp tác hóa vào năm 1988, đất đai được giao cho nông dân dựa trên cơ sở về chất lượng đất và số nhân khẩu trong hộ gia đình. Việc làm này dẫn đến vấn đề manh mún đất đai bởi vì mỗi hộ nông dân đều nhận được một số mảnh đất nhỏ và không liền nhau, với kích thước và chất lượng đất cũng khác nhau. Sự manh mún đất đai đã cản trở sự phát triển của sản xuất hàng hóa và gây khó khăn cho hộ nông dân trong việc cơ khí hóa nông nghiệp do các mảnh có diện tích nhỏ và phân tán.
Diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả.
Chính phủ đã hỗ trợ cho việc dồn điền đổi thửa với hy vọng rằng điều này sẽ giúp giảm chi phí sản xuất trong dài hạn và tăng cường thâm canh. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn – cơ quan chủ yếu thực thi chính sách. Các nghị quyết của Đảng tập trung chủ yếu vào việc dồn điện, đổi thừa, bao gồm “Nghị quyết về việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn” và “Nghị quyết về tổ chức lại nền kinh tế tập thể”. Mục đích nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai.
Tập trung đất đai có thể được tiến hành qua việc đổi các mảnh ruộng giữa các hộ nông dân. Tuy nhiên quá trình trao đổi này không được làm thay đổi tổng diện tích đất ban đầu đã được giao cho hộ nông dân. Việc làm này là tự nguyện, mặc dù chính quyền địa phương có thể can thiệp để giải quyết trao đổi đất đai bằng việc lập ra kế hoạch sử dụng đất của địa phương cần thiết cho việc dồn điền, đổi thửa. Chính quyền địa phương cũng được hướng dẫn để phổ biến các các lợi ích của việc dồn điền, đổi thửa, đồng thời củng cố niềm tin và khuyến khích nông dân. Ví dụ: như chính quyền địa phương có thể đầu tư vào công tác thủy lợi và cơ sở hạ tầng tại các vùng đang tiến hành dồn điền, đổi thửa. Chính quyền địa phương cũng có thể chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh trong quá trình trao đổi ruộng đất; hoặc chính quyền địa phương có thể cấp các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất miễn phí cho các hộ nông dân đổi đất.
- Tích tụ đất đai
Luật đất đai năm 1993 quy định mức hạn điền cho diện tích trồng cây hàng năm và đất lâm nghiệp. Diện tích cây hàng năm tối đa/hộ nông dân ở đồng bằng sông hồng là 2 ha, ở đồng bằng sông Hồng là 2 ha, ở đồng bằng sông Cửu Long là 3 ha. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách đồng ý rằng về lý thuyết, tích tụ ruộng đất là chấp nhận được vì nó giúp cho việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, một chính sách toàn diện hỗ trợ cho việc tích tụ ruộng đất tự do không thể thực hiện được ở nước ta ở thời điểm này do quá trình tích tụ phải cần làm từng bước. Tích tụ ruộng đất có thể dẫn đến việc nông dân không có đất và có thể gây ra sự bất ổn
về kinh tế và xã hội. Dưới góc độ chính sách, hiện chưa có đủ việc làm phi nông nghiệp để thu hút lao động nông nghiệp dư thừa nếu đất đai được cho phép tích tụ trong tay của một số ít người. Quan trọng không kém, tích tụ ruộng đất đòi hỏi khả năng quản lý các doanh nghiệp cỡ lớn mà nông dân thì không thể học hỏi vì trình độ của họ còn hạn chế. Do đó, mức độ tích tụ ruộng đất phải ở mức độ “hợp lý”.
- Các định hướng chính sách quảnlý đất nông nghiệp hiện nay
+ Chính phủ hy vọng tạo ra môi trường phù hợp cho việc tích tụ ruộng đất trong dài hạn, thông qua quá trình công nghiệp hóa nông thôn và mở rộng khu vực dịch vụ. Đồng thời, Chính phủ ta cũng đã đề ra mục tiêu giảm tỉ lệ lực lượng lao động nông nghiệp từ khoảng 70% xuống 50% vào năm nay 2010.24 Việc làm này có sự chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các nghành kinh tế khác. Chính phủ sẽ xúc tiến quá trình này bằng việc đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống ở khu vực nông thôn, mở rộng các làng nghề và tăng cường xuất khẩu lao động. Cơ hội việc làm tăng lên cho các vùng nông thôn sẽ khuyến khích một số nông dân có trình độ về khoa học kĩ thuật áp dụng trên chính đồng ruộng của mình tăng năng suất, giảm lao động, cơ giới hóa sản xuất.
+ Hiện nay, việc tích tụ ruộng đất có thể được tiến hành ở các vùng trung du, miền núi nơi có mật độ dân số thấp. Tích tụ ruộng đất là khó khăn ở đồng bằng sông Hồng, mặc dù công việc này có thể được tiến hành qua thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và dịch vụ. Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp tới các khu công nghiệp mới được thành lập và các làng nghề.
Một trong những nguyên nhân chính là các phát sinh trong quản lý hành chính:
các thủ tục hành chính rườm rà, không hiệu quả giữa các đơn vị quản lý, lệ phí và thuế cao. Một lý do khác là hầu hết các nông dân không cảm thấy họ cần có các giấy tờ hợp pháp (bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chỉ có các nông dân làm việc trong các trang trại sản xuất hàng hóa lớn và những
24http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=28364.Cập nhật[30/10/2010]
người sở hữu đất tại các khu vực đang đô thị hóa nhận thấy sự cần thiết của các giấy chứng nhận và các giấy tờ hợp pháp.
+ Luật đất đai năm 2003 cho phép tích tụ ruộng đất thông qua việc cho phép nông dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất của họ, trong khi đó các điều luật trước giới hạn rõ ràng mức trần của diện tích đất nông nghiệp. Ví dụ, Luật Đất đai năm 1993 quy định rằng mức tối đa của đất được phân chia theo quy định Nhà nước, đất mua bán hoặc có được thông qua trao đổi và đất thừa kế hoặc đất được tặng. Luật Đất đai năm 2003 không quy định các mức trần cho toàn bộ mà chỉ đề cập đến diện tích đất tối đa được cấp bởi Nhà nước. Trong khi Chính phủ cần xác định mỗi hộ nông dân có thể có bao nhiêu đất chuyển đổi còn với đất thừa kế thì không hạn chế. Do đó, Luật Đất đai năm 2003 tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tích tụ ruộng đất và sự phát triển sản xuất hàng hóa.