Tình hình thu thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THUẾ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 3: TƯƠNG LAI NÀO CHO THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.1 Tình hình thu thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay

3.1.1 Một số khó khăn và thuận lợi :

Thuế sử dụng đất nông nghiệp của nước ta hiện nay được tính cố định và nó hoàn toàn không phụ thuộc vào sản lượng. Đây là điều bất cập vì nếu được tính cố định thì nó sẽ gây ra hiện tượng không được công bằng mà theo hướng cào bằng, nó không linh hoạt trong quá trình thu thuế hàng năm của hộ nông dân . Mặc khác, tỉ lệ thuế trên sản lượng, chi phí trong quá trình thâm canh, năng suất và thu nhập điều khác nhau giữa các vùng. Bằng cách sử dụng các chỉ tiêu

như tổng thu, thu nhập (GM) và chi phí bằng tiền, ảnh hưởng của thuế đối với tình hình sản xuất của hộ nông dân có thể được làm sáng tỏ. Tổng thu được tính bằng sản lượng nhân với đơn giá. Thu nhập (GM) được tính bằng giá trị sản xuất của hộ nông dân trừ đi chi phí mua nguyên vật liệu, thuê máy móc và trả phí thuê đất tương ứng với thu nhập từ sản xuất của hộ nông dân).

Từ một nền kinh tế tập trung, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, song xã hội đòi hỏi cần phải ưu tiên giải quyết mà một trong số đó là vấn đề đất sản xuất nông nghiệp cho người nông dân.

Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam là ta là một nước nông nghiệp lấy diện tích sản xuất Lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, và tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23% nên vấn đề Thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc miễn thuế. Phần lớn người nông dân họ vẫn chưa đảm bảo được đời sống (trong số 23% hộ nghèo đa số là nông dân) so với mặt bằng chung của cả nước. Một ví dụ đơn giản là nếu một gia đình có bốn nhân khẩu canh tác một hecta đất, mỗi năm hai vụ Lúa thì lợi nhuận cao nhất cũng chỉ có từ 20 đến 22 triệu đồng, đây là số tiền quá nhỏ so với tất cả các chi phí của tất cả các thành viên trong gia đình đó.20

Thuế sử dụng đất nông nghiệp (áp dụng đối với cả thuế đất) ghi thu bằng thóc nhưng thu bằng tiền theo giá thóc của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng mùa vụ đã dẫn đến thiếu công bằng trong việc động viên thuế: Miền núi cao hơn miền xuôi (vì giá thóc thu thuế ở miền núi, trung du thường cao hơn ở vùng đồng bằng và miền xuôi), lúc thiên tai mất mùa phải nộp thuế nhiều hơn lúc mùa vụ bình thường (do giá thóc lúc mất mùa cao hơn lúc mùa vụ bình thường). Giá thóc trên thị trường ở các thời điểm khác nhau cũng gây khó khăn cho công tác thu thuế và không khuyến khích người dân nộp thuế sớm. Ngoài ra, có trường hợp cùng hạng đất có cùng định suất thuế, nhưng giá thóc giữa

20http://my.opera.com/minhphuongmondavia/archive/monthly/?day=20100602.Cập nhật[15/10/2010]

các địa phương khác nhau, nên việc quy định giá thóc thu của các địa phương khác nhau, tạo thêm sự bất bình đẳng trong chính sách thu.

Do những địa phương có những điều kiện địa lý, ranh giới khác nhau nên vấn đề thu thuế cũng để lại bất cập, như cùng một diện tích điều kiện như nhau nhưng mức thuế lại khác nhau. Giá Lúa để tính thuế được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Thành Phố quy định nên mỗi nơi mỗi khác. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh giá lúa 1200đ/kg trong khi đó ở Long An là 1500đ/kg, một số nơi khác là 1700đ/kg, điều này cũng thể hiện sự bất hợp lý là ở Thành Phố Hồ Chí Minh thu thế sử dụng đất nông nghiệp thấp hơn trong khi đất có giá trị hơn. Ở những vùng giáp ranh Thành Phố Hồ Chí Minh và Long An, nông dân có sự so sánh, bất bình về sự chênh lệnh này.21

Cán bộ thu thuế ở những địa phương vùng sâu vùng xa thường không có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, làm ảnh hưởng đế người dân tại đó tạo cơ hội cho bọn chống phá xúi giục dân chúng gây mất trật tự an ninh xã hội. Vì đa số những người nông dân thường là trình độ dân trí rất thấp họ rất nhẹ dạ cả tin, khi cán bộ thu thuế không làm đúng theo phận sự của mình thì họ phản ứng rất nhanh từ đó mà dễ bị kích động.

Một số quy định trong luật Thuế Sử Dụng Đất Nông Nghiệp khá phức tạp như việc phân chia hạng đất làm cho công tác quản lý thêm phức tạp, với việc quy định đơn vị thu là thóc là không khả quan mấy không thích hợp với tình hình phát triển xã hội như hiện nay.

3.1.2 Thu Thuế Sử Dụng Đất Nông Nghiệp hiện nay

Thuế sử Dụng Đất Nông Nghiệp so với nguồn thu ngân sách rất thấp mà lại mất cả bộ máy hành thu gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Theo số liệu mà ông Nguyễn Trọng Hạnh, cục phó cục thế Thành Phố Hồ Chí Minh đưa ra: số liệu năm 1999 cả nước thu 1700 tỉ đồng thuế sử dụng đất nông nghiệp, năm 2002 chỉ còn 1000 tỉ, lực lượng cán bộ nghành thu là 40 000

21 http://vietbao.vn/Xa-hoi/De-nghi-mien-thue-su-dung-dat-nong-nghiep/40022930/157.Cập nhật[17/10/2010]

người, trừ chi phí bộ máy hết 500 đến 600 tỉ còn lại đưa vào ngân sách là rất ít.22

Theo số liệu thống kê năm 1995, số dân nước ta là 73,962 triệu người, trong đó dân số nông nghiệp là 58,342 triệu người, chiếm 79,5% dân số cả nước. Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Việt nam là 6,985 triệu ha, bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 1400m2. Năm 2005 cả nước có 681.547 ha đất nông nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm 283.951 ha, đất lâm nghiệp chiếm 393.840 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 2.641 ha, đất làm muối chiếm 888 ha, còn lại đất nông nghiệp khác 227 ha.23

Từ những số liệu trên cho chúng ta thấy được tình hình sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi đó diện tích thì không tăng. Trong trường hợp này vai trò của Thuế Sử Dụng Đất Nông Nghiệp hầu như không quan trọng, trong khi đó lượng thuế thu hàng năm thì giảm xuống, bộ máy hành thu quá lớn chi phí cho bộ máy này chiếm hơn phân nữa tổng số thuế thu. Thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay không có đóng góp cho ngân sách nhà nước là bao nhiêu nên cần có hướng giải quyết sao cho thỏa đáng có lợi cho nhà Nước và lợi cho dân mà ở đây là người nông dân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THUẾ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)