Các cách xác lập, chấm dứt tư cách cổ đông trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 27 - 30)

Xác lập tư cách cổ đông sáng lập

Thứ nhất, tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì “cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào Bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Nhưng trước hết, một cá nhân hay tổ chức muốn trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần phải bảo đảm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, quyền mua cổ phần được quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp

Về số vốn phải góp, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh14.

Thứ hai, trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức cũng có thể trở thành cổ đông sáng lập thông qua hình thức phần vốn góp của cổ đông sáng lập khác. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phải thỏa mãn các điều kiện về thành lập, góp vốn và quản lý công ty cổ phần và việc chuyển nhượng phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Thứ ba, tư cách cổ đông sáng lập cũng có thể được xác lập trên cơ sở thừa kế cổ phần mà cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần đang nắm giữ. Tuy Luật Doanh nghiệp chưa có một một quy định nào đề cập cụ thể đến vấn đề này nhưng căn cứ theo các quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2005 thì cổ phiếu cũng là một dạng tài sản của cổ đông nên nó cũng sẽ được thừa kế khi cổ đông chết.

Xác lập tư cách cổ đông thường

Công ty cổ phần là hình thức công ty huy động vốn trên quy mô lớn và hiệu quả nhất. Việc đa dạng hóa các loại cổ phần trong công ty là một lợi thế của công ty trong

13 Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Trang 251.

14 Khoản 1 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005.

việc thu hút vốn đầu tư. Điều này lý giải vì sao trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ đông khác nhau. Pháp luật của ta quy định những đối tượng có quyền góp vốn rộng hơn so với đối tượng thành lập và quản lý công ty cổ phần.

Cổ đông phổ thông hình thành nếu một cá nhân hay tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì trong công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông và người sở hữu cổ phần này gọi là cổ đông phổ thông. Bên cạnh cổ phần phổ thông còn có cổ phần ưu đãi loại cổ phần này không bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Xác lập tư cách cổ đông từ trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi được coi là “ chứng khoán lai căng”, vừa là nợ cho vay vừa là vốn bỏ ra của người sở hữu. Với tính chất ấy, nó là một phương tiện hấp dẫn và hữu hiệu để công ty huy động vốn. Như là một loại chứng khoán nợ, trái phiếu chuyển đổi cho người cầm nó được ưu tiên lấy lãi và tài sản của công ty trước các cổ đông phổ thông. Nếu giá của cổ phiếu phổ thông tăng trên thị trường, người sở hữu có thể chọn cách chuyển nó sang cổ phiếu, lúc đó nó thành vốn góp. Như thế là họ sẽ có cơ hội hưởng lợi khi giá chứng khoán lên cao, mà vẫn có một sự an toàn nào đó của một người chủ nợ.

Trái phiếu chuyển đổi sẽ cho người nắm nó được đổi lấy cổ phiếu phổ thông theo một giá đã định sẵn. Công ty ghi giá chuyển đổi trong hợp đồng vay nợ. Giá này là giá của cổ phần phổ thông mà ở mức đó trái phiếu sẽ được đổi. Giá cũng được định ở một mức mà người nắm sẽ không có lợi về tiền bạc nếu họ đổi khi giá cổ phiếu chưa lên đến tỉ lệ chuyển đổi, thí dụ như hợp đồng quy định trái phiếu có mệnh giá 1000$ sẽ được chuyển đổi khi cổ phiếu phổ thông ở giá 40$. Như vậy trái phiếu kia sẽ đổi được 25 cổ phiếu.

Số cổ phiếu mà người sở hữu trái phiếu chuyển đổi nhận được khi đổi được ấn định bởi tỷ lệ chuyển đổi như thí dụ vừa nêu. Giá chuyển đổi sẽ phải giảm xuống khi có việc trả cổ tức bằng chứng khoán .

Luật của ta chỉ dự liệu một trường hợp chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.

Trên thực tế ở Việt Nam, khoảng năm 1995 Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh- REE ở thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành trái phiếu chuyển đổi và ba năm sau có một số chuyển đổi thành cổ phiếu.

Xác lập tư cách cổ đông thông qua các hành vi giao dịch khác

Ngoài các cách trên tư cách cổ đông còn được xác lập thông qua các hành vi giao dịch dân sự khác như: mua bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi, cầm cố, chia tài sản khi ly hôn…

Các giao dịch này phải hội đủ các điều kiện về thành lập, quản lý, góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp và Điều 10, Điều 11 Nghị định 139. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông15, thông tin sở hữu cổ phần của các chủ thể này được xác nhận trong sổ cổ đông, trường hợp cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó. Sau khi trở thành cổ đông của công ty cổ phần thì được kế thừa quyền và nghĩa vụ tài sản, nhân thân tương ứng với số cổ phiếu đang nắm giữ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

1.4.2. Chấm dứt tư cách cổ đông trong công ty cổ phần

Luật không dự liệu những trường hợp nào thì chấm dứt tư cách cổ đông trong công ty cổ phần nhưng căn cứ vào Điều 80 Luật Doanh nghiệp, chúng ta có thể suy ra tư cách cổ đông có thể bị chấm dứt nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như:

không thanh toán đủ số tiền mua cổ phần như đã cam kết; khi công ty giảm số vốn bằng cách giảm số cổ phần, cổ đông nào không có đủ số cổ phần cũ tối thiểu để đổi lấy một cổ phần mới mà không chịu đóng góp thêm. Riêng đối với cổ đông sáng lập, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 84 Luật Doanh nghiệp “ trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập sẽ huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận vốn góp đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp đủ số cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty”.

Tư cách cổ đông còn có thể chấm dứt theo ý chí của cổ đông trong một số trường hợp chấm dứt quyền sở hữu như: tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, trao đổi, cầm cố…Trường hợp cổ phần được tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi, cầm cố…: giao dịch đó phải thỏa mãn các điều kiện của một chủ thể có quyền đối với cổ phần mà họ nắm giữ, tư cách cổ đông sẽ chấm dứt trong số cổ phần mà họ đã thực hiện giao dịch.

Nếu cổ đông không may qua đời, cổ phần của họ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, tư cách cổ đông của họ cũng đồng thời chấm dứt.

Chấm dứt tư cách cổ đông trong một số trường hợp khách quan như: chuyển đổi công ty, giải thể công ty, phá sản…Công ty cổ phần về nguyên tắc có thể chuyển đổi thành một công ty dưới hình thức khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty cũng bắt buộc phải chuyển đổi khi số cổ đông dưới mức tối thiểu theo luật

15 Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005.

định. Công ty được chuyển đổi sẽ chấm sự tồn tại, cổ đông cũng vì thế mà chấm dứt tư cách trong công ty đó. Trong trường hợp công ty cổ phần giải thể hoặc phá sản, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí theo quy định của pháp luật. Cổ đông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty và tư cách cổ đông cũng đồng thời chấm dứt.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)