Quyền và nghĩa vụ của cổ đông thiểu số (cổ đông ít vốn)

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 55 - 59)

2.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi

2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông thiểu số (cổ đông ít vốn)

Chúng ta phân biệt cổ đông ít vốn khi nói đến tiền họ góp vốn; cổ đông chỉ là đa số hay thiểu số khi họ biểu quyết. Khi có họp Đại hội đồng cổ đông, bỏ phiếu quyết định thì các cổ đông mới được xếp vào đa số hay thiểu số. Khi mới vừa góp vốn thì làm sao có thể gọi là “thiểu số”?

Sự thiệt thòi của cổ đông ít vốn khi quyết định đã được luật công ty các nước phát triển đặt ra khá lâu. Luật của Mỹ cho phép các cổ đông được thưa ban lãnh đạo qua một loại tranh chấp gọi là : “ derivative action”. Luật của Pháp và Đức cũng có, nhưng theo một hình thức khác vì hệ thống Tòa án của họ khác với Mỹ. Tuy nhiên cổ đông ít khi thắng công ty.

Tại Nhật Bản, cổ đông có một cổ phần vẫn có quyền yêu cầu công ty khởi kiện truy cứu trách nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, và trong vòng 60 ngày, nếu công ty không khởi kiện thì cổ đông đó có quyền khởi kiện nhân danh công ty; cổ đông có quyền yêu cầu công ty đình chỉ tăng vốn thêm, nếu trái quy định của pháp luật, Bản Điều lệ, hoặc làm tổn hại đến lợi ích của cổ đông; cổ đông công ty mẹ có quyền đối với công ty con; chủ nợ có quyền sao chép Bản Điều lệ, sổ đăng ký cổ đông, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu liên quan nhưng phải trả phí.

Riêng cổ đông có 1% số cổ phiếu sẽ có các quyền sau: bổ sung nội dung chương trình họp Đại hội đồng cổ đông; cổ đông có hơn 3% số vốn liên tục trong 6 tháng, có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông; có quyền yêu cầu kiểm tra và sao chép sổ kế toán cùng các tài liệu khác dưới hình thức văn bản, tệp dữ liệu điện tử, yêu cầu Tòa án chỉ định kiểm soát viên điều tra về thực trạng tài sản nếu có nghi ngờ về vi phạm pháp luật, trái điều lệ hoặc các sai trái khác trong hoạt động kinh doanh và quản lý công ty.

Cổ đông nắm trên 3% số vốn trong 6 tháng, có quyền yêu cầu Tòa án bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị có sai lầm, hoặc vi phạm Bản Điều lệ.

Cổ đông với 10% sở hữu có quyền tiếp cận đến hầu như toàn bộ thông tin của công ty. Nhưng bầu dồn phiếu là tự nguyện, quy định trong Bản Điều lệ công ty.

72 ALAN B.MORISON, Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Trang 526.

Tại Trung Quốc, cổ đông sở hữu 10% tổng số cổ phần có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông sở hữu 3% tổng số cổ phần có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông sở hữu 1% có quyền yêu cầu Ban Kiểm soát đứng ra kiện thành viên Hội đồng quản trị, người quản lý cao cấp,nếu những người này vi phạm pháp luật, vi phạm Bản Điều lệ công ty và làm hại đến lợi ích của công ty, cổ đông; Hội đồng quản trị trong 30 ngày mà không khởi kiện thì cổ đông có yêu cầu coa quyền khởi kiện nhân danh công ty.

Trung Quốc cũng có quy định về nghĩa vụ của cổ đông, gồm: tuân thủ pháp luật, các quy định hành chính và Bản Điều lệ công ty; phải thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật; không được lạm dụng quyền của cổ đông để gây hại đến lợi ích của cổ đông hợp pháp khác; không được lạm dụng vị thế độc lập của pháp nhân để làm hại đến lợi ích của chủ nợ và trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, nếu có lạm dụng mà gây hại đến lợi ích của các cổ đông khác và công ty thì phải bồi thường, nếu lạm dụng đến vị thế độc lập của pháp nhân để gây hại đến lợi ích của chủ nợ thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Đi mạnh hơn nữa, cách đây gần 10 năm, các nước phát triển đặt ra Quy chế chỉ đạo công ty để đẩy mạnh việc bảo vệ này nhằm thúc đẩy các nhà đầu tư nhỏ mua chứng khoán trên thị trường.

Trước khi có quy chế đó, việc bảo vệ cổ đông ít vốn đã là vấn đề được đặt ra cho các công ty đa quốc gia khi họ đầu tư ở các nước khác mà trong đó các đối tác của họ- tại nước chủ nhà- thường có ít vốn hơn họ và trở thành thiểu số khi biểu quyết. Nếu không giải quyết sự thiệt thòi này thì các công ty đa quốc gia sẽ khó đầu tư được ở nước ngoài. Trong các liên doanh, bên có vốn nhiều (L) thường ép bên có vốn ít (N) qua các việc sau:

- Buộc công ty liên doanh (A) ký hợp đồng với một đơn vị mà họ làm chủ hay nắm đa số (B), theo các điều kiện mà nhờ đó mà có thể chuyển lời lãi của (A) sang (B).

- L tìm cách đẩy bên N ra khỏi liên doanh bằng cách áp dụng các điều khoản bất lợi như không chia cổ tức cho đến khi N phải bán vốn đi, hay làm giảm phần vốn của N bằng cách tăng vốn và bán cổ phần mới cho bạn bè mình.

- Nếu N góp vốn cho (A) bằng công nghệ , L có thể cho B, mà trong đó họ có vốn lớn, được sử dụng công nghệ của liên doanh.

- L không cho N được tham gia điều hành công ty liên doanh A, như thế là L làm cho N không thực hiện được mục tiêu kinh doanh của họ và làm giá trị góp vốn của họ bị giảm nếu có người mua.

Các cách làm ấy khiến cho việc bảo vệ cổ đông ít vốn trở nên cấp thiết hơn cho cả hai bên đi đầu tư và nhận đầu tư. Về phần các nước nhận đầu tư, họ đã đưa ra biện pháp. Thí dụ, luật đầu tư nước ngoài năm 1987 của ta bắt buộc phó giám đốc thứ nhất phải là người của bên Việt Nam, nếu bên nước ngoài làm giám đốc, và ngược lại.

Luật Doanh nghiệp 1999 chưa đưa ra nhiều cách bảo vệ cổ đông thiểu số như Luật Doanh nghiệp 2005 mà chúng ta đang xem xét:

Trong công ty cổ phần , “thiểu số” là nhóm sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Bản Điều lệ. Các tỷ lệ 10% hay 25% làm cho quyết định của các cổ đông đa số được chấp nhận dễ hay khó khi biểu quyết. Con số đó càng lớn thì họ quyết định càng khó vì phải kêu gọi người khác quyết định như mình73.

Theo quy định thì cổ đông thiểu số có các quyền sau đây:

- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát (nếu có).

Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của cổ đông nói chung và quyền lợi của cố đông thiểu số nói riêng vì nó quy định một khả năng gom nhóm của cổ đông để nâng cao quyền lực cho cổ đông, thực hiện quyền một cách tập thể. Bằng cách gom nhóm các cổ đông thiểu số có quyền đề cử, ứng cử người vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát góp tiếng nói về quản lý công ty và từ đó hạn chế sự lạm dụng quyền lực của những người quản lý công ty vì nơi nào tập trung nhiều quyền lực thì về khách quan nơi ấy đều dẫn đến nguy cơ lạm dụng quyền lực nhằm phương hại kẻ yếu.

- Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông.

Quyền này bảo đảm cho các cổ đông thiểu số tham gia vào việc quản lý công ty, là quyền của tất cả các cổ đông thỏa mãn hai điều kiện sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông và trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng, phạm vi quyền dừng lại trong một số trường hợp tiêu biểu như khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông. Biết là vậy nhưng thế nào là vi phạm nghiêm trọng thì Luật Doanh nghiệp không chỉ rõ, không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể vấn đề này, các cổ đông nhỏ có điều kiện để biết được mức độ vi phạm của Hội đồng quản trị không khi mà vấn đề minh bạch thông tin hiện nay vẫn còn ở mức độ mập mờ dẫn đến hai khả năng có thể xảy ra: cổ đông không dám thực hiện quyền của mình hoặc cổ đông triệu tập một cách tùy tiện. hơn nữa , với đặc điểm tự do chuyển nhượng, cổ phần luôn luôn được thay chủ, quy định thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng liệu có bảo đảm rằng các cổ đông thiểu số có đủ điều kiện để thực hiện quyền của họ, khó khăn hơn khi họ là những người xa lạ không biết nhau.

73 Nguyễn Ngọc Bích-Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005,NXB Tri Thức năm 2009, trang 149-152.

Tuy nhiên, với quy định này, dù thực tế có thực hiện được hay không thì khả năng gom góp của các cổ đông thiểu số vẫn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhằm ngăn chặn tình trạng cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ. Cũng với quy định tương tự như thế ở Thái Lan, Hàn Quốc,… ., các cổ đông thiểu số có thể tập hợp lại với nhau yêu cầu thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại nghiêm trọng về quyền lợi của công ty và của chính họ. Điều này nói lên rằng, bảo vệ cổ đông thiểu số là điều tất yếu và được pháp luật của hầu hết các nước quan tâm bởi vì họ cũng là chủ nhân một phần của doanh nghiệp, cũng là những người đóng góp tài chính vào công ty.

- Xem và trích lục sổ biên bản, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam cùng các báo cáo của Ban Kiểm soát.

- Yêu cầu Ban Kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết, yêu cầu phải bằng văn bản.

Quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.

- Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 6 tháng mà hội đồng mới chua được bầu thay thế.

Cổ đông thiểu số được quyền buộc công ty mua lại cổ phần nếu không đồng ý với quyết định của Đại hội đồng cổ đông 74.

74 Điều 90, Luật Doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)